Ngày đăng: 03/05/2024
Đơn xin việc là một trong những đơn cần thiết và có tầm quan trọng đối với quá trình xin việc của bạn.
Hành trình xin việc làm chưa bao giờ là dễ dàng cho các bạn trẻ cả. Kể cả khi đã xin được việc làm rồi thì quy trình để hội nhập với công việc mới là điều đáng nói đến ở đây. Không chỉ là với mỗi cá nhân riêng lẻ mà hầu như ai cũng gặp phải trong quá trình xin việc của mình. Liệu đơn xin việc có thật sự cần thiết được công chứng hay không hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Đơn xin việc là một trong những loại giấy tờ cần thiết nhất cho tập hồ sơ xin việc của bạn. Về cơ bản một bộ hồ sơ xin việc sẽ bao gồm đơn xin việc, sơ yếu lý lịch và Cv xin việc. Bất cứ một ngành nghề nào bạn làm đều cần có đơn xin việc. Nhà tuyển dụng chính là người sẽ nhìn vào đơn xin việc đó của bạn.
Đơn xin việc cũng giống như loại giấy tờ được coi là căn cứ để chứng thực bạn đã nộp giấy tờ cho công việc bạn đang ứng tuyển.
Thông thường, đơn xin việc có hai thể loại: hoặc viết bằng tay theo form có sẵn, bán trên thị trường; hoặc một loại được đánh máy, theo form của mẫu đơn xin việc online. Với đơn xin việc online thì sẽ đa dạng về mẫu mã cũng như hình thức thể hiện của đơn hơn. Và hầu như hiện nay, xu hướng nhà tuyển dụng sẽ xem mẫu đơn xin việc có sẵn đánh máy hơn chứ không thủ công viết bằng tay như trước nữa. Việc viết đơn xin việc bằng mẫu có sẵn online cũng phần nào thể hiện được cá tính và mắt thẩm mỹ của bạn.
Đơn xin việc thông thường sẽ có 3 phần chính, bắt buộc đó là: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết.
Để giải đáp cho câu hỏi này, bạn hãy cùng tìm hiểu sơ qua về các giấy tờ liên quan đi kèm với đơn xin việc trước nhé.
Thông thường trong hồ sơ xin việc của bạn sẽ có sơ yếu lý lịch, CV xin việc, các chứng chỉ và bằng cấp liên quan, chứng minh thư photo, sổ hộ khẩu photo để đảm bảo sự hoàn chỉnh và tươm tất cho hồ sơ xin việc của bạn.
Đơn xin việc thực chất là một loại giấy tờ cơ bản được viết dựa trên sự trao đổi giữa nhà tuyển dụng và bạn. Không cần có sự tham gia và chứng kiến của bên thứ ba, cũng như là không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, pháp luật nhiều nên có thể hiểu ngầm rằng đơn xin việc không cần công chứng.
Để giải thích cụ thể hơn thì chúng ta có thể thấy rằng đơn xin việc chỉ đơn thuần là đơn dùng để xin được việc làm mà mình mong muốn. Nó là đại diện cho nguyện vọng chính đáng của bản thân và hoàn toàn không có gì liên quan đến việc công chứng ở đây cả. Cũng bởi vì thế mà đơn xin việc không hề có chỗ để xác thực công chứng giống như các loại giấy tờ khác.
Để hiểu rõ nguồn cơn tại sao đơn xin việc lại không cần công chứng thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tường tận về cấu trúc của đơn xin việc qua phần tiếp theo.
Xem thêm: Công chứng hồ sơ xin việc nhanh và ấn tượng khi ứng tuyển
Có rất nhiều cách viết đơn xin việc gây thiện cảm và ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên bạn cần nắm chắc được các nội dung cơ bản về cách viết của từng phần để đảm bảo tính đúng đắn và xác đáng của nội dung mình ghi trước đã.
Trong bất cứ một loại văn bản hay giấy tờ nào cũng đều cần phải có đầu có cuối, tức là mở đầu rõ ràng và kết thúc cụ thể để người đọc hiểu được đại ý bạn muốn truyền tải.
Với phần mở đầu của đơn xin việc cũng vậy, bạn cần lưu ý những điểm chính sau đây.
Mở đầu đơn xin việc cần ghi rõ họ và tên của mình và chức vụ bạn mong muốn được làm việc và đang ứng tuyển tại công ty.
Tiếp đó, bạn cần ghi nội dung kính gửi đến người nhận đơn xin việc.
Phần kính gửi sẽ ghi thông tin kính gửi về công ty bạn đang xin việc, bộ phận trực tiếp tiếp nhận đơn xin việc của bạn, địa chỉ cụ thể của công ty đó và ngày tháng bạn viết đơn xin việc này.
Đối với phần mở đầu của đơn xin việc chỉ cơ bản là như vậy nên bạn chỉ cần lưu ý một điều nhỏ thôi đó là phải viết đúng tên công ty và địa chỉ công ty, tránh mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Phần nội dung của đơn xin việc sẽ nêu lên cách thức bạn biết đến công ty và vị trí tuyển dụng. Nói sơ qua về các kinh nghiệm và kỹ năng để ghi trong CV xin việc- vốn là để bổ trợ cho CV xin việc cũng như những thông tin mà nhà tuyển dụng có thể chưa nắm rõ. Sau đó là trình bày những mong muốn và nguyện vọng được làm việc tại công ty.
Đối với phần nội dung này là phần chính nên bạn cần phải viết một cách cẩn thận hơn nữa. Vì về cơ bản phần nội dung là phần sẽ nói về chính bản thân bạn hay nói khác đi là bạn đang PR bản thân đó.
Bạn càng nêu đầy đủ chi tiết về nội dung những kinh nghiệm làm việc thì bạn càng có ưu thế tiến gần hơn đến công việc mơ ước của mình.
Cũng tương tự như kinh nghiệm làm việc đề cập trong đơn xin việc thì phần này bạn cũng cần thể hiện rõ quyết tâm nghề nghiệp của mình. Nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được quyết tâm của bạn thông qua phần mong muốn và hy vọng được làm việc tại công ty ra sao.
Sau khi đã hoàn thành hai phần trên, bạn sẽ tiến hàng hoàn thiện đơn xin việc của mình với phần kết hay còn gọi là phần đề đạt yêu cầu của mình. Đề đạt yêu cầu không có nghĩa là bạn muốn như thế này hay muốn như thế kia khi làm việc tại công ty. Mà đề đạt yêu cầu ở đây là mong muốn nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến hồ sơ của mình và trình bày lời cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã xem xét đơn xin việc của bạn. Lúc này, bạn hãy viết thêm là mong muốn nhận được lịch phỏng vấn từ nhà tuyển dụng.
Một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh và chuẩn không cần sửa đổi sẽ bao gồm các phần sau. Còn có gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng hay không còn phải căn cứ vào năng lực hành văn và lối viết cũng như tư duy sáng tạo trong quá trình viết đơn xin việc của bạn như thế nào nữa.
Xem thêm: Công chứng vi bằng là gì? Những thông tin bạn cần biết
Đối với đơn xin việc chúng ta đã tìm được lời giải đáp xác đáng cho vấn đề đơn xin việc có cần công chứng hay không. Nhưng chỉ đơn xin việc thì bạn chưa thể làm nên một bộ hồ sơ hoàn chỉnh được. Mà hồ sơ xin việc còn cần các loại giấy tờ khác. Và những loại giấy tờ sau đây trong hồ sơ xin việc mới là những thứ cần được công chức trước khi tiến hành nộp chúng cho nhà tuyển dụng.
Những giấy tờ cần công chứng đó là: sơ yếu lý lịch, chứng minh thư photo, sổ hộ khẩu photo, giấy khai sinh photo, các loại bằng cấp và chứng chỉ liên quan đến vị trí ứng tuyển. Thêm vào đó là các giấy tờ công chứng theo yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đưa ra.
Với những giấy tờ được công chứng yêu cầu phải đúng sự thật và cam đoan trước pháp luật về lời khai trong đơn của mình. Đó chính là lý do mà các giấy tờ kể trên cần công chứng còn đơn xin việc thì không.
Xem thêm: Tầm quan trọng của nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc
Thắc mắc cho câu hỏi những giấy tờ cần công chứng thì sẽ công chứng ở đâu. Đây là điều mà rất nhiều người thắc mắc, nhất là với người mới đi làm hoặc sinh viên mới ra trường.
Theo quy định của pháp luật, người đứng tên trong hồ sơ xin việc sẽ là người phải công chứng hồ sơ xin việc của họ, người làm hồ sơ xin việc có thể đến một trong các cơ quan dưới đây để công chứng giấy tờ:
- Ủy ban nhân dân các cấp xã, phường thị trấn nơi mình cư trú, hoặc bất cứ ủy ban nào tại Việt Nam nhận diện và xác thực cho bạn.
- Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng tại các quận huyện.
- Phòng tư pháp và hộ tịch.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích cho bạn về công chứng và các giấy tờ cần công chứng. Cũng như đã giúp bạn hiểu rõ đơn xin việc không cần công chứng và lý do tại sao lại như vậy. Những thông tin đã chia sẻ ở trên hy vọng sẽ có ích cho quá trình xin việc của bạn.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :