Ngày đăng: 21/03/2024
Tự động hoá là một ứng dụng công nghệ mới vô cùng hữu ích cho sản xuất công nghiệp. Thực chất, tự động hoá là gì? Những lợi ích mà tự động hoá mang lại cho sản xuất là gì? Bạn hãy theo dõi bài tìm hiểu sau đây của tuyendung3s.com để biết thêm thông tin chi tiết nhé.
Tự động hóa là chuyên ngành về các lĩnh vực điện - điện tử, là cụm danh từ chỉ quá trình sản xuất được thực hiện hoàn toàn bằng máy móc tự động không có sự giúp đỡ hay can thiệp của con người.
Tự động hóa (automation) sử dụng áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới nhất, hoàn hảo nhất để sản xuất hàng hóa nhằm tiết kiệm sức lao động của con người, chuyển hết việc của con người sang cho máy móc làm.
Hệ thống tự động hoá đã và đang được lắp ráp, sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất và gia công cơ khí. Ngoài hệ thống đo lường, kiểm tra QC tự động thì tự động hoá bao gồm các thành tố chủ yếu như sau:
- Robot phục vụ công nghiệp;
- Servo, Biến tần và Driver;
- PLC bao gồm màn hình HMI;
- Cảm biến áp suất, các đầu đo nhiệt độ, hành trình, nồng độ ;
- Camera chụp tự động, động cơ, van, xylanh, thiết bị đóng cắt, các thiết bị chỉ báo bằng đèn LED;
- Bộ vi xử lý và bộ điều khiển máy móc.
Tại các doanh nghiệp sản xuất việc thiếu an toàn lao động là điều dễ thấy vì người lao động luôn phải làm các công việc thủ công, tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị có nguy cơ cháy nổ hoặc nhiều rủi ro khác. Tự động hoá xuất hiện như một tấm chắn bảo hộ người lao động tốt hơn vì máy móc sẽ thay họ thực hiện các công đoạn khó nhằn, nguy hiểm. Như thế, người lao động có thể yên tâm làm việc và không cần can thiệp nhiều, đảm bảo an toàn lao động và an toàn cho cơ sở sản xuất.
Máy móc được lập trình làm theo quy trình liên tục, không bị gián đoạn, có thể làm việc suốt ngày đêm nên các doanh nghiệp có thể giảm được thời gian bỏ ra để vận hành. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ sản xuất được nhanh hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời và nhận thêm nhiều đơn hàng khác.
Không chỉ vậy, các sản phẩm khi sản xuất bằng tự động hoá cũng trở nên có chất lượng hơn, tránh được một vài sai sót mà người lao động hay gặp phải. Các sản phẩm đồng đều từ mẫu mã đến chất lượng, tạo được sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Với hệ thống tự động hoá, chúng ta không cần quá nhiều lao động để giám sát hàng giây, hàng phút mà chỉ cần 1-2 người theo dõi tiến độ máy móc và các chỉ số đo lường trên thiết bị sẵn có. Bạn có thể quan sát từ xa, không cần phải đến tận nơi xem tình trạng. Nhưng doanh nghiệp sẽ cần đến các kỹ thuật viên để bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo hiệu quả sử dụng máy móc.
Hơn nữa, chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho tự động hoá các khâu sản xuất sẽ ít hơn nhiều so với làm thủ công. Tự động hoá còn thúc đẩy sản xuất, đạt được lợi nhuận cao hơn so với tài chính bỏ ra rất nhiều, đem lại kỳ vọng lớn lao cho ngành sản xuất tiết kiệm chi phí.
Hầu như tự động hoá được áp dụng nhiều nhất trong sản xuất để lắp ráp, chế tạo sản phẩm cũng như quản lý tồn kho tốt hơn. Từ khi có tự động hoá, các hoạt động sản xuất trở nên năng động hơn, tốc độ tăng trưởng tăng lên hạng cao.
Ví dụ, người ta đã sử dụng tự động hoá trong nhà máy giấy để có thể sản xuất hàng loạt cũng như kiểm soát được lưu lượng trên thiết bị đo đạc. Hay nhà máy thép, công nghệ tự động hoá được ứng dụng để điều khiển phân cấp tích hợp quản lý và kiểm soát rất tốt.
Bên cạnh đó, tự động hoá đã giúp ích rất nhiều trong nghề khai thác khoáng sản, dầu khí vì chúng thường tồn tại ở vị trí xa, cần đặt trạm ngoài khơi. Thế nên, khi áp dụng công nghệ tự động hoá thì những người làm trong lĩnh vực này sẽ bớt vất vả hơn, không cần chạy đi chạy lại nhiều mà vẫn có thể tìm kiếm được mục tiêu dựa vào cảm biến và thiết bị giám sát.
Gần đây, tự động hoá cũng đã được ứng dụng trong lĩnh vực vận chuyển với các phương tiện giao thông. Chẳng hạn, việc chế tạo ra các máy bay không người lái, máy bay phản lực thương mại, v.v… Con người hiện nay đang hướng đến các phương tiện tự vận hành để có thể tiết kiệm nguồn nhân lực hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam tự động hoá vận chuyển chưa được phổ biến vì nhiều yếu tố khách quan.
Không chỉ được vận dụng vào sản xuất mà tự động hoá còn được các chuyên gia nghiên cứu để phù hợp với lĩnh vực phân phối. Chúng ta đang kỳ vọng việc giao hàng nhanh hơn để tăng tốc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các phân phối cũng được vận hành và quản lý chặt chẽ theo hệ thống tự động để tiện theo dõi, đánh giá.
Như vậy, tuyendung3s.com đã cũng bạn tìm hiểu chi tiết về tự động hoá là gì cùng những lợi ích mà nó mang lại. Các kỹ sư tự động hoá cũng là những người được săn đón nhiều tại các doanh nghiệp lớn trên cả nước. Nếu muốn tìm việc làm trong lĩnh vực này thì hãy tra cứu ngay tại website này nhé.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :