Ngày đăng: 21/03/2024
Trong cuộc sống chúng ta cần đóng một số khoản lệ phí để ban quản lý giải quyết các vấn đề dân sinh. Theo bạn, lệ phí là gì? Bạn đã biết những quy định gì về việc thu nộp lệ phí chưa? Nếu chưa thì hãy cùng tuyendung3s.com đi sâu hơn vào vấn đề này nhé.
Lệ phí chính là khoản tiền được ấn định sẵn mà người dân là các cá nhân hoặc tổ chức cần nộp khi yêu cầu và được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ cho công việc quản lý nhà nước. Lệ phí thường không quá lớn và do nhiều đoàn thể ban ngành quy định.
Tuy nhiên, bạn đọc đừng nhầm lẫn khái niệm này với phí hoặc là thuế nhé. Đây là ba khái niệm khác nhau, trong đó phí là khoản bù đắp các chi phí trong quá trình cơ quan nhà nước tiến hành cung cấp các dịch vụ công. Còn thuế là nguồn thu bắt buộc, đảm bảo các hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị cho nhà nước.
Theo quy định hiện hành, cụ thể là Luật phí và lệ phí 2024 thì người nộp thuế phải kê khai và nộp lệ phí theo từng lần phát sinh hoặc theo tuần, tháng, quý, năm. Người nộp sẽ đến trực tiếp cơ quan để nộp bằng tiền mặt hoặc thông qua các tổ chức ngân hàng, tín dụng và một số hình thức khác được pháp luật quy định.
Đơn vị tiền tệ thu nộp thuế là đồng tiền Việt Nam (đồng). Tuy nhiên một số trường hợp ngoại lệ như thu phí ở nước ngoài thì có thể được tự do chuyển đổi hoặc thu bằng tiến của nước sở tại.
Cũng theo quy định trên thì các khoản lệ phí sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thì sẽ giữ lại một phần hoặc toàn bộ phí thu để trang trải các khoản chi trong hoạt động cung cấp dịch vụ.
Số tiền lệ phí được để lại sẽ được quản lý và sử dụng đúng theo quy định, không được trục lợi riêng. Đồng thời, hàng năm phải quyết toán thu, chi các khoản rõ ràng để đối chiếu với thực tế. Số tiền chưa chi trong năm thì có thể chuyển sang năm kế tiếp để chi theo kế hoạch được quy định.
Các cơ quan nhà nước sẽ tiến hành thu lệ phí. Việc tổ chức thu lệ phí phải được nộp đầy đủ, kịp thời và đúng với số tiền thu được vào ngân sách nhà nước. Đối với nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí sẽ được dự toán theo từng chế độ, định mức chi ngân sách phù hợp.
Nhà nước Việt Nam luôn đặt chữ tâm lên hàng đầu và luôn có chính sách hỗ trợ người dân không có điều kiện nộp phí hoặc hoàn cảnh khó khăn. Vậy nên, một số trường hợp sau đây sẽ được miễn, giảm các khoản lệ phí:
- Người bị tật nguyền hoặc nhiễm phóng xạ, ảnh hưởng chất độc màu da cam;
- Người già phải đối diện với sự cô đơn, khó khăn trong cuộc sống;
- Người có công với đất nước và được Tổ quốc ghi công;
- Người ở địa bàn thưa dân, hẻo lánh, đặc biệt là dân tộc thiểu số;
- Người thuộc nhóm là hộ nghèo hoặc cận nghèo;
- Người không có khả năng kiểm soát hành vi; v.v…
Đây là lệ phí có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân. Các khoản lệ phí thuộc mục này sẽ do nhiều cơ quan đoàn thể quy định. Trong đó, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban thường vụ quốc hội chuyên phụ trách các khoản lệ phí về: hộ tịch, cấp phép cho người lao động, việc dân sự, các vấn đề liên quan đến tố tụng, bản ánh thi hành, công việc của toà án, v.v…
Còn về phía Bộ tài chính sẽ phối hợp với Hội đồng nhân dân để quy định về mảng: quốc tịch, căn cước công dân, đăng ký cư trú, hộ chiếu, giấy thông hành, xuất cảnh, v.v… Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ can thiệp vào các khoản lệ phí bao gồm các việc liên quan đến nhận nuôi con trong nước và ngoài nước.
Giống như tiêu đề danh mục thì các khoản lệ phí tại đây sẽ xoay quanh các vấn đề quyền sở hữu, sử dụng tài sản theo đúng pháp luật. Lệ phí trước bạ sẽ do Chính phủ quy định, lệ phí chứng nhận quyền sử dụng đất đai, tài sản hoặc lệ phí cấp phép xây dựng sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Còn lại, các khoản lệ phí khác tại danh mục này chủ yếu do Bộ tài chính quy định, bao gồm: cấp giấy phép quy hoạch, phương tiện giao thông, hàng hải, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, v.v…
Lệ phí quản lý sản xuất, kinh doanh mà các tổ chức, doanh nghiệp cần nộp rất đa dạng và phụ thuộc vào tính chất ngành nghề. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chỉ quản lý về lệ phí đăng ký kinh doanh. Những khoản lệ phí như: đăng ký doanh nghiệp, phí trước bạ, đăng ký xuất nhập khẩu, đăng ký tên miền, phân bổ viễn thông, đầu tư hoàn toàn do Bộ tài chính nắm quyền quản lý và thu nộp.
Chủ quyền quốc gia là vấn đề quan trọng cần được bảo đảm chặt chẽ để không có kẻ xấu nào có thể xâm phạm. Chính vì thế, chúng ta sẽ có một loạt các khoản lệ phí cần đóng khi giao dịch hoặc thông hành những nơi cửa khẩu, biên giới hoặc vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá và một số vấn đề liên quan đến tài nguyên quốc gia. Lệ phí tại danh mục này sẽ được Bộ tài chính theo dõi và thu nộp theo thời gian diễn ra các hoạt động này.
Ngoài ra, còn có một vài lệ phí cần nộp khác tuỳ theo từng lĩnh vực. Chẳng hạn, bạn sẽ phải nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, bác sĩ; giấy phép nghiên cứu chế phẩm, vi sinh; giấy phép khai thác khoáng sản, thuỷ hải sản, v.v… Tất cả lệ phí này vẫn là do Bộ tài chính chịu trách nhiệm thu nộp về ngân sách nhà nước.
Tóm lại, qua các thông tin của tuyendung3s.com ở trên chắc hẳn bạn đã hiểu được lệ phí là gì rồi đúng không nào? Trên thực tế có rất nhiều loại lệ phí cần phải đóng nên bạn cần tra cứu kỹ để thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, tránh việc bị xử phạt vì tội trốn lệ phí nhé.
rất hay
Trả Lờihay
hay quá
Trả LờiThông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :