Ngày đăng: 09/04/2024
Đặc biệt khi bạn muốn quay trở lại công ty cũ, nghĩa là bạn đã có những sự chuẩn bị nhất định. Hồ sơ và các giấy tờ liên quan phải được chuẩn bị thật cẩn thận sẵn sàng nộp cho nhà tuyển dụng khi có thông báo, cùng một tinh thần thật sự thoải mái.
Viết đơn xin làm lại công ty cũ - một sự lựa chọn nên cân nhắc?
Rời xa công ty cũ trong một khoảng thời gian, bạn đã bắt đầu cảm thấy tiếc nuối và có phần “nhớ nhung". Muốn tìm lại cảm giác thoải mái ở văn phòng làm việc cũ, muốn gặp gỡ lại những người đồng nghiệp,... những lý do trên cho thấy bản thân bạn muốn xin làm lại ở công ty cũ rồi.
Điều đầu tiên cần lưu ý khi quay lại công ty cũ là chuẩn bị hồ sơ xin việc đầy đủ, kèm đơn xin làm lại ở công ty cũ. Tuyendung3s.com sẽ mang lại cho bạn những lời khuyên hữu ích nhất để có một sự trở lại thành công tại công ty cũ!
Lý do ra đi có ảnh hưởng rất lớn đến sự quay trở lại của bạn ở công ty cũ. Bản thân bạn nên nhìn nhận lại những nguyên nhân dẫn đến việc bạn phải rời khỏi công ty có mang ý nghĩa tiêu cực hay không? Sau đó hãy quyết định nên hay không viết đơn xin trở lại làm.
- Những lý do như phải rời đi vì bất tiện trong đi lại, khoảng cách giữa nơi ở và công ty quá xa, nghỉ thai sản/ chế độ, ốm đau… tất cả những lý do chính đáng như vậy, bạn sẽ không phải cân nhắc đến khi ứng tuyển lại vào công ty cũ. Đơn giản vì đó là những nguyên nhân do hoàn cảnh bên ngoài tác động, những nguyên nhân cả bạn và công ty đều có thể chấp nhận được.
- Vậy một số lý do tuyệt đối không nên nhắc đến khi ứng tuyển lại công ty cũ là gì?
Đầu tiên, có lẽ là lý do không mong muốn nhất: Do năng lực của bạn không đáp ứng được yêu cầu của công việc nên cấp trên sa thải bạn. Chẳng có bất kỳ lý do gì mà sếp cũ lại chấp nhận một nhân viên mà họ đã từng cho thôi việc vì lý do không hoàn thành được công việc được giao.
Thứ hai, một lý do khá nhạy cảm được liệt vào danh sách hạn chế đó là ở công ty cũ, bạn nghỉ việc là do xích mích, mâu thuẫn với cấp trên. Lý do này sẽ gây khó chịu cho sếp của bạn cũng như sự không thoải mái với bạn trong quá trình trao đổi công việc hằng ngày, lâu dần sẽ khiến năng suất làm việc giảm xuống
Thứ ba, bạn bỏ việc tại công ty cũ để chuyển sang một công ty khác có mức lương cao hơn, vì điều kiện thăng tiến tốt hơn. Sau cùng, bạn lại bị sa thải bởi năng lực không đủ đáp ứng. Bạn lựa chọn rời bỏ vị trí cũ để chạy theo mục đích cá nhân của mình, nhưng cuối cùng lại muốn quay về vì không đạt được mong muốn. Liệu rằng lý do này có thể để nhà tuyển dụng dễ dàng chấp nhận?
Nếu bạn đang có một trong số các lý do nêu trên, bạn nên từ bỏ ý định vì khả năng thành công gần như là rất thấp.
Xem thêm: Tìm việc làm thêm
- Đối với những nhân viên có đủ năng lực và thái độ làm việc tốt, công ty cũ luôn sẵn lòng mở rộng cánh cửa để chào đón bạn. Tuy nhiên, nếu khi ở công ty cũ bạn đã thể hiện không tốt trong công việc cũng như cách cư xử, giao tiếp thì “chốn cũ" sẽ cần phải cân nhắc khi nhận được đơn ứng tuyển lại từ một nhân viên thiếu chuyên nghiệp như vậy.
- Nếu bạn thực sự có năng lực, hiệu quả làm việc tốt thì đứng trên cương vị một nhà tuyển dụng thông thái sẽ không bỏ phí nhân tài như bạn đâu.
- Cũng giống như hiệu quả làm việc, một mối quan hệ tốt với Sếp và đồng nghiệp sẽ là một điểm tựa vững chắc đưa bạn trở lại với công ty mà mình đã từng gắn bó.
- Mối quan hệ tốt với mọi người trong công ty sẽ là sự hậu thuẫn đắc lực cho sự trở lại của bạn. Nó cũng sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều vì được trở lại làm việc cùng những người đồng nghiệp thân thương. Khi nghe tin bạn quyết định xin trở lại công ty cũ, chắc hẳn sự chào đón từ phía đồng nghiệp là minh chứng về việc bạn có một vị trí nhất định trong lòng mọi người, khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy quyết định nhận lại bạn là một lựa chọn đúng đắn.
Tương tự như các biểu mẫu đơn hành chính trong các doanh nghiệp, công ty, đơn vị hành chính sự nghiệp đang được nhiều người quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu cần thiết này, Tuyendung3s.com sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn xin trở lại làm việc ở công ty cũ được cập nhật mới nhất.
Đơn xin làm lại ở công ty cũ.doc
Nội dung chính của một mẫu đơn hoàn chỉnh bao gồm các thông tin của người làm đơn, chức vụ, địa chỉ...Tiếp đến là nội dung đáng lưu tâm nhất đó là lý do vì sao bạn muốn quay trở lại công ty cũ.
Một lời khuyên nhỏ rằng bạn nên nói thẳng lý do mình muốn quay lại làm việc kèm theo một lời hứa về sự phấn đấu trong công việc cũng như ngày càng phát triển bản thân hơn. Một minh chứng cho quyết tâm của bạn đối với sự trở lại lần này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá cao và mong muốn hợp tác một lần nữa.
Ngoài ra, mục thời gian xin làm lại ở công ty cũ bạn cũng nên khéo léo lựa chọn sao cho phù hợp, để công ty thuận tiện xem xét bổ nhiệm lại bạn, điều chỉnh nhân lực và sắp xếp công việc.
Bạn cũng đừng quên lưu ý về các lỗi chính tả, hình thức của mẫu đơn, chỉ là những chi tiết nhỏ nhưng sẽ gây mất thiện cảm trong mắt của nhà tuyển dụng công ty cũ.
Xem thêm: Top mẫu sơ yếu lý lịch đẹp, đầy đủ nhất
Sự quay trở lại lần này đưa bạn lại với công ty trước đây, nhưng điều quan trọng hơn vẫn là gắn kết lại mối quan hệ giữa con người với con người. Nối lại liên lạc với đồng nghiệp, nhắn tin hỏi thăm Sếp - người mà trước đây đã cầm tay chỉ việc cho mình. Thông qua những cuộc trò chuyện, bạn có thể biết thêm về tình hình nhân sự hiện nay của công ty,biết các vị trí tuyển dụng mới nhất để nhanh chóng tìm thời điểm thích hợp nộp đơn xin làm lại đến công ty cũ. Khả năng được chấp thuận và tỉ lệ thành công sẽ tăng lên đáng kể.
Yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” hội tụ đủ giúp việc xin làm lại sẽ diễn ra suôn sẻ.
Hãy dành thời gian cho vượt ghé thăm lại trang website của công ty, để biết được những thay đổi về mọi mặt của “chốn cũ". Cập nhập những hoạt động mới nhất, chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi đến từ nhà tuyển dụng, cho họ thấy bạn vẫn luôn dành sự quan tâm đến công ty, thời gian và công sức của bạn bỏ ra sẽ không bao giờ trở nên vô ích và lãng phí.
CV (Curriculum Vitae) hay còn được biết với cái tên “Sơ yếu lý lịch” hiện nay đã trở thanh công cụ đắc lực cho việc ứng tuyển tại bất cứ công ty hay doanh nghiệp nào.
Đặc biệt khi bạn muốn quay trở lại công ty cũ, nghĩa là bạn đã có những sự chuẩn bị nhất định. Hồ sơ và các giấy tờ liên quan phải được chuẩn bị thật cẩn thận sẵn sàng nộp cho nhà tuyển dụng khi có thông báo.
Xem thêm: Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
Một cái gật đầu từ công ty cũ sẽ làm bạn hài lòng tuy nhiên, nếu câu trả lời là “không", khi đó bạn sẽ rơi vào trạng thái bị động, “tiến thoái lưỡng nan”.
Chính vì thế bạn nên chuẩn bị cho mình thêm nhiều sự lựa chọn ở các công ty khác nhau, hãy gửi CV đến một số nhà tuyển dụng khác nhau song hành với việc “hàn gắn" với công ty cũ. Hãy luôn luôn chủ động có những phương án dự phòng để kịp thời ứng phó tốt với tình huống xảy ra không như ý.
Trong thời đại cạnh tranh, hàng ngàn các công ty mọc lên mang đến cơ hội việc làm vô cùng lớn cho các ứng viên, cơ hội thử sức với môi trường làm việc khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn cảm thấy mình phù hợp với công ty nào nhất. Nếu “chốn cũ" giúp bạn cảm thấy năng lực mình được phát huy nhất, có nhiều lĩnh vực để phát triển bản thân thì chẳng có lý do gì mà bạn không tìm cách “hàn gắn" với công ty cũ cả.
Để có một sự trở lại thành công, thì việc chuẩn bị những giấy tờ cần thiết nên được bắt tay làm ngay từ bây giờ. Bạn có thể lấy các mẫu CV hoàn toàn miễn phí trên website: tuyendung3s.com để hỗ trợ trong việc hoàn thiện hồ sơ, đặc biệt có link tải Mẫu đơn xin làm lại ở công ty cũ.
Chúng tôi mong muốn mang đến cho bạn sự chuẩn bị đầy đủ nhất cho dự định sắp tới. Nhớ đừng quên tìm kiếm các vị trí ứng tuyển khác cũng hấp dẫn không kém trên mục Tìm việc của website tuyendung3s.com, để bạn luôn chủ động trước bất kì tình huống nào xảy ra. Bỏ ra 3 giây để gõ vị trí công việc mà bạn đang quan tâm trên thanh công cụ Tìm kiếm, hàng loạt các thông tin tuyển dụng đến từ các công ty, tập đoàn hàng đầu Việt Nam. Cân nhắc kỹ và tự chuẩn bị cho mình nhiều sự lựa chọn sẽ giúp bạn tiến nhanh hơn đến con đường thành công.
Chúc các bạn đạt được mục đích mà mình đã lựa chọn!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :