Ngày đăng: 03/05/2024
Để có thể tuyển dụng được những nhân viên kinh doanh tài năng, xuất sắc, góp phần mang lại hiệu quả công việc tốt thì ngay từ ban đầu, các doanh nghiệp cần phải có quy trình cụ thể. Vậy quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh như thế nào mới đạt chuẩn? Hãy cùng theo dõi bài viết để có câu trả lời nhé.
Đối với các nhà tuyển dụng, để biết được cá nhân nào phù hợp đứng trong đội ngũ nhân viên kinh doanh của doanh nghiệp mình thì cần phải nhìn vào những nhân viên đang làm việc hiệu quả nhất. Họ có những đặc điểm gì, phong cách như thế nào, chuyên môn ra sao hay động lực là gì?,… Thông qua đây, doanh nghiệp sẽ cần phải lập ra danh sách về các tiêu chuẩn đối với nhân viên kinh doanh nói chung để tuyển dụng.
Thường thì các doanh nghiệp sẽ nhìn vào 5 yếu tố cơ bản là sự nhanh nhẹn, ham học hỏi, thông minh, sự chăm chỉ và những thành tựu đã đạt được trước đó để đánh giá về ứng viên. Trường hợp doanh nghiệp cần tuyển nhiều nhân viên kinh doanh cho các mảng khác nhau thì sẽ cần phải phân tích đặc điểm cho từng vị trí nếu cần thiết.
Trong bảng tiêu chuẩn đối với nhân viên kinh doanh thì cũng cần đặt ra mức lương làm sao để phù hợp với ngân sách, mức lương trung bình trên thị trường có đảm bảo được theo những yêu cầu công việc nhân viên phải làm kèm theo doanh số mà họ cần đạt được.
Xem thêm: Việc làm nhân viên kinh doanh
Sau khi đã xây dựng hoàn chỉnh bảng tiêu chuẩn đối với nhân viên kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ cần lên kế hoạch về các buổi phỏng vấn, làm sao để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu cả 2 bên đặt ra.
Việc xây dựng kế hoạch này cũng bao gồm cả các câu hỏi phỏng vấn sẽ đặt ra cho ứng viên trong buổi gặp mặt trực tiếp. Những câu hỏi này cần liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm, các thành tích trước đây,… của ứng viên. Nếu là môi trường kinh doanh quốc tế thì còn có thể đưa ra các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh hay các tình huống cụ thể yêu cầu ứng viên xử lý.
Toàn bộ những công việc này đều phải lên kế hoạch thật chi tiết, cụ thể, đảm bảo tuyển chọn các ứng viên phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp.
Đây là giai đoạn mà bạn biến các tiêu chuẩn đối với từng ứng viên cho vị trí kinh doanh thành bản mô tả công việc ngắn gọn, súc tích, thể hiện được những yêu cầu cơ bản. Bản mô tả công việc cũng là yếu tố quan trọng quyết định về số lượng, chất lượng của các ứng viên. Chính vì vậy, hãy đảm bảo bạn không mắc các lỗi dưới đây:
- Sao chép mô tả công việc của công ty khác.
- Nói quá nhiều yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng hoặc những yêu cầu không hợp lý.
- Sử dụng các từ ngữ khó hiểu như là động lực làm việc, có hoài bão, tài kinh doanh giỏi,…
- Bản mô tả không thể làm nổi bật được sự hấp dẫn của vị trí tuyển dụng.
- Bản mô tả không làm rõ được những công việc mà ứng viên phải làm sau khi trúng tuyển.
Đối với các nhà tuyển dụng, việc viết mô tả công việc tốt hay không sẽ có ảnh hưởng đến vấn đề thu hút ứng viên. Do đó, nếu bạn viết mô tả mà mắc lỗi thì sẽ dẫn đến việc ứng viên cho rằng công ty thiếu chuyên nghiệp và họ không muốn ứng tuyển.
Nhà tuyển dụng chuẩn bị một bản mô tả công việc quá sơ sài, đăng lên rất nhiều địa điểm khác nhau và đợi ứng viên gửi hồ sơ? Đây chắc chắn không phải là cách làm hay và đạt hiệu quả tốt. Rất có thể bạn sẽ nhận được nhiều hồ sơ gửi về ứng tuyển nhưng chất lượng ứng viên sẽ không được như mong muốn. Do đó, thay vì việc phân chia ra quá nhiều kênh tuyển dụng thì hãy tập trung vào một số kênh tiềm năng.
Hiện nay, các nhà tuyển dụng có thể đăng lên các website tuyển dụng việc làm, lên các trang mạng xã hội hoặc là thông qua mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp để tuyển dụng các ứng viên chất lượng tốt.
Sau khi các thông tin tuyển dụng được đăng tải và có hồ sơ ứng viên được gửi về thì nhiệm vụ của bộ phận tuyển dụng đó là đọc, lọc hồ sơ phù hợp. Quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ cần phải đảm bảo cẩn thận, kỹ lưỡng để chọn ra các ứng viên tiềm năng nhất, tiết kiệm thời gian cho giai đoạn phỏng vấn.
Đối với bước này thì nhân viên nhân sự có thể thực hiện một cuộc trao đổi ngắn qua điện thoại để biết được ứng viên là người như thế nào, có thực sự phù hợp và có nên mời ứng viên đến phỏng vấn hay không?
Vị trí nhân viên kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ cần đặt ra các yêu cầu nhất định về kỹ năng, ví dụ như là giao tiếp – thuyết trình. Chính vì vậy mà trước khi mời đến phỏng vấn, bạn có thể gửi thông tin sản phẩm đến ứng viên, yêu cầu họ làm video demo giới thiệu về sản phẩm, kiểm tra về năng lực thuyết phục khách hàng trước. Đây là cách mà một số doanh nghiệp lớn vẫn đang áp dụng khi tuyển dụng.
Đối với những ai mới vào nghề thì kỹ năng thuyết trình chưa tốt sẽ có thể chấp nhận và đào tạo dần dần. Thế nhưng đối với ứng viên đã có kinh nghiệm mà kỹ năng thuyết trình chưa đảm bảo thì cần phải xem xét lại. Ngoài ra việc yêu cầu ứng viên làm bài test demo này cung cho nhà tuyển dụng thấy được nỗ lực, sự quyết tâm của ứng viên như thế nào? Từ đó mới có thể đưa ra quyết định có mời đến phỏng vấn hay không?
Tiếp đến đó là vòng phỏng vấn ứng viên. Theo nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thành công của các cuộc phỏng vấn mà không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ở cả phía ứng viên và nhà tuyển dụng sẽ chỉ có khoảng 20%. Điều này có nghĩa là nếu có 5 cuộc phỏng vấn thì doanh nghiệp chỉ có thể tuyển dụng thành công 1 người.
Chính bởi vậy, để nâng cao được tỷ lệ phỏng vấn, tuyển dụng thành công thì doanh nghiệp cần tiêu chuẩn hóa quy trình phỏng vấn. Cụ thể đó là hãy chuẩn bị bộ câu hỏi chuẩn cho tất cả các cuộc phỏng vấn, có phiếu chấm điểm. Điều này sẽ giúp loại bỏ các yếu tố chủ quan, thiên vị trong quá trình phỏng vấn và việc so sánh, tổng kết số điểm dành cho các ứng viên cũng đơn giản, dễ dàng hơn.
Xem thêm: Bật mí sự thật về nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì?
Sau khi đã hoàn thành việc phỏng vấn tất cả các ứng viên tiềm năng thì những người tham gia phỏng vấn cho doanh nghiệp sẽ cần phải ngồi lại, bàn bạc với nhau để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đối với những ứng viên trúng tuyển thì bộ phận nhân sự sẽ liên lệ qua điện thoại để thông báo trước. Tiếp đến nếu ứng viên đồng ý làm việc thì sẽ gửi email mời đến làm việc chính thức. Làm như vậy sẽ giúp cho bộ phận nhân sự tiết kiệm thời gian cho những ứng viên từ chối làm việc.
Cuối cùng, sau mỗi đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh hay bất kỳ vị trí nào khác, bộ phận nhân sự cũng cần phải xem lại toàn bộ quá trình tuyển dụng như thế nào? Sau đợt này bộ phận đã làm được gì, có bị sai sót chỗ nào không, có thể tối ưu quy trình tốt hơn nữa hay không?
Đây là một bước rất cần thiết trong quy trình tuyển dụng nhân viên kinh doanh, đảm bảo cho những lần sau, bộ phận nhân sự sẽ có thể thực hiện tốt hơn, tuyển được nhiều nhân viên tài năng, xuất sắc hơn nữa cho doanh nghiệp.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp các doanh nghiệp có thể chiêu mộ được những nhân tài tốt nhất cho bộ phận kinh doanh cũng như các bộ phận khác trong doanh nghiệp của mình.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :