Ngày đăng: 15/04/2024
Ngày nay, ngành triết học đang ngày càng được biết rộng rãi tới mọi người. Nhưng đa phần mọi người đều cảm thấy khá “ mơ hồ” về ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu này. Đây là ngành khá đặc thù dành cho những con người có con mắt nhìn thế giới quan sâu sắc. Liệu mọi người đã nắm được ngành nghề này chưa và không biết ngành triết học ra trường làm gì? và những vấn đề xung quanh ngành triết học này. Vậy bài viết sau đây của tuyendung3s.com sẽ giải quyết thắc mắc ấy nhé!
Ngành Triết học (tiếng Anh là Philosophy) là bộ môn nghiên cứu về vấn đề chung cơ bản của con người, thế giới quan và con người trong thế giới quan để kết nối chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, ngôn ngữ. Triết học phân biệt con người với khoa học bằng các vấn đề trên đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó trong việc lập luận. Phương pháp triết học bao gồm đặt câu hỏi, thảo luận phê bình, lập luận hợp lý và trình bày có hệ thống.
Trong tiếng Anh, triết học tên là Philosophy. Nguồn gốc của nó xuất phát từ hai từ trong tiếng Hy Lạp cổ đại “ philo” và “sophia”. “Philo” là “yêu” còn “ sophia” là “trí tuệ”, là “ chân lý”. “philosophy” là môn học tìm đến sự chân lý, đúng đắn. Trong quá trình đi tìm “ chân lý” ấy theo quy luật tự nhiên sẽ nảy sinh ra những trường phái như duy tâm, duy vật, duy lý,... Còn theo tiếng Việt, bản thân khái niệm “ triết học” đã thể hiện rõ ý nghĩa của tên nó. “ Triết “ là ” trí khôn”, là “ chân lý” tương tự như từ “sophia”.
Nhà triết học hay chúng ta thường gọi là Triết gia là những người có trí tuệ, sự hiểu biết thông thái nghiên cứu về triết học, có đóng góp cho sự phát triển của khoa học. Ở mỗi quốc gia thì nhà triết học lại có những sứ mệnh, duy thức khác biệt nhau.
Ở phương Tây khái niệm “ triết học”, “triết gia” được ra đời từ nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại mang tên Pythagoras. Dưới thời đại này triết học mang tính chất định hướng và hướng con người khát vọng tìm ra chân lý. Tiêu biểu: phương Tây: Aristotle (Hy Lạp), Platon (Hy Lạp), Karl Marx (Đức), Vladimir ILyich Lenin (Nga).
Ở phương Đông thuật ngữ triết học bắt nguồn từ chữ triết hiểu là sự truy tìm bản chất của đối tượng, là trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc của con người hoặc mang tính hàm ý tri thức dựa trên ý chí, con đường suy ngẫm dẫn con người tới lẽ phải. Tiêu biểu như: Khổng Tử (Trung Hoa), Mạnh Tử ( Trung Hoa), Adi Sankara ( Ấn Độ), Thích- ca-mâu-ni (Ấn Độ).
Tất cả các nhà triết học trên đều dành cả đời mình nghiên cứu ngành triết học và cống hiến to lớn cho nhân loại và họ lưu danh đến mãi đời sau. Đến đây bạn đã phần nào yên tâm phần nào để theo đuổi ngành triết học rồi chứ?
Ngành triết học sẽ không đến sự nghiệp gì?
Trước hết chúng ta phải hiểu triết học không dạy chúng ta kiến thức đến một nghề nào cụ thể nhưng sẽ dạy chúng ta kĩ năng của mọi ngành nghề, chính xác đó là kỹ năng tư duy. Nó dạy chúng ta cách suy nghĩ chứ không phải là suy nghĩ cái gì. Các kỹ năng như làm thế nào để phân tích thông tin, làm sao để lập luận thuyết phục và làm thế nào để trình bày ngắn gọn, logic, trình bày một vấn đề dễ hiểu,...
Ngành triết học liệu có kiếm được tiền?
Nghiên cứu từ các trang web tài chính khác nhau thì những người có trình độ nhân văn đặc biệt là nghiên cứu triết sẽ có công ăn việc làm cao. Các sinh viên tốt nghiệp triết nằm trong top 4 ngành có mức lương trung bình hàng đầu của các sinh viên tốt. Một con số thật bất ngờ phải không ạ?
Tấm bằng triết học liệu có giá trị?
Thực tế là sinh viên tốt nghiệp triết học là một trong số những sinh viên thông minh nhất đã được chứng thực qua những bài kiểm tra. Họ liên tục dẫn đầu trong những kì thi tuyển sau đại học. Các ngành công nghệ đang kêu gọi các sinh viên học triết “ đầu quân” cho họ khi tốt nghiệp xong. Có thể thấy các doanh nghiệp đang ngày càng chú ý tới ngành đặc thù xã hội này.
Nhiều người cho rằng triết học quá nhiều định nghĩa, sự logic quá nhiều bởi tính chất lý thuyết nặng. Mình đoán là có rất nhiều người sẽ hỏi “ ngành triết học ra trường sẽ làm gì?” “Liệu môi trường làm việc có khô khan như môn học đang hình dung không?” Nhưng có lẽ là nhận định đó có đôi chút lệch lạc. Bởi triết học ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta.
Bạn không nhìn ra đúng không? Vậy để tuyendung3s.com chỉ ra giúp bạn nhé:
Khi học môn triết chúng ta sẽ tự nhiên hình thành và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, kĩ năng phân tích, đánh giá vấn đề theo hướng tích cực, chủ quan, kĩ năng ngôn ngữ, kỹ năng ngôn ngữ, suy nghĩ logic, kỹ năng thuyết phục, giải quyết vấn đề,.. hay chỉ đơn giản là kỹ năng giao tiếp, thương lượng. Có đúng đây là những kỹ năng rất quan trọng khi đi xin việc không?
Dưới đây là một số công việc gợi ý cho bạn để bạn tham khảo:
Nếu bản thân bạn yêu thích công việc dạy học, vừa có sự đam mê với bộ môn Triết thì đây quả là một lựa chọn không tồi. Bạn biết không? Tất cả các trường cao đẳng, đại học luôn liên tục tuyển những giảng viên dạy bộ môn này. Ngành nghề giáo là " một trong những ngành cao quý nhất", nghề giáo viên luôn được xã hội tôn trọng và tôn kính. Hãy cố gắng nỗ lực học tập để có thể được giữ lại làm giảng viên hoặc là tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư đi thuyết giảng ở các lĩnh vực chính trị như : học viện chính trị, đại học khoa học và nhân văn, học viện báo chí tuyên truyền,...
Với kiến thức và lý luận chuyên ngành bạn có thể đưa những kiến thức đó vào công việc đời sống trở thành phóng viên, nhà báo, cơ quan báo chí,... Khi đặc thù công việc luôn hướng đến đời sống, mô phỏng cuộc sống sinh động nhất dưới ông kính máy quay và truyền đạt nó tới công chúng. Để tác nghiệp được và " cảm " được cuộc sống muôn màu này, các phóng viên, nhà báo phải am hiểu giá trị cốt lõi của cuộc sống, đấy là lúc họ vận dụng các kiến thức ngành triết học và thực tế và phục vụ nghề nghiệp. Chắc hẳn bạn biết đài truyền hình Việt Nam chứ? Trong đó điển hình là biên tập viên Ngọc Trinh là sinh viên khoa lý luận cũng liên quan rất nhiều tới lĩnh vực triết học. Cô đã và đang công tác được thường xuyên xuất hiện trên VTV.
Rất nhiều bạn trẻ thắc mắc rằng các cán bộ nhà nước học ngành gì ra trường làm việc?
Như bạn đã biết tất cả mọi sinh viên đều phải học qua môn triết học, học qua những tư tưởng của các nhà tiên tiến trước thời đại. Khi muốn xin vào bộ phận công chức nhà nước thì điểm số môn triết của bạn rất quan trọng. Đó là thước đo để các nhà tuyển dụng đánh ra sự suy luận, cách nhìn của bạn về công việc, cuộc sống. Đặc biệt là công việc này liên quan tới " xương sống" của xã hội - những nhà lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức. Thậm chí, khi có mong muốn được vào bộ phận nhà nước, bạn sẽ được tiến cử để lấy bằng cao hơn liên quan đến triết học, khi muốn thăng tiến lên một cấp bậc nào đó, họ luôn phải học tập, trau rồi các kiến thức triết học sâu xa hơn để phục vụ công việc sau này.
Nếu bạn yêu thích công việc hướng tới lợi ích cộng đồng hãy tham gia các tổ chức trên. Đây là những nơi liên tục tuyển nhân sự làm việc. Các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cộng đồng luôn yêu cầu những thành viên phải có tính nhân văn, biết nhìn nhận thế giới, có sự đánh giá sâu sắc về cuộc sống. Đó cũng là bản chất, giá trị cốt lõi của ngành triết học hướng tới nên đương nhiên, nếu bạn muốn làm việc trong đây mà trong tay có tấm bằng học ngành triết ra thì sẽ là điều khá dễ dàng.
Học Triết - nỗi ám ảnh của mọi sinh viên . Làm sao có thể nhớ được các kiến thức dài bao tờ giấy và khó hiểu vậy? Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số phương pháp học hiệu quả nào:
Trước tiên bạn hãy học theo từ khóa bằng cách dùng bút đánh dấu, ghi nhớ lại những từ khóa trọng tâm, tránh học lan man, thuộc từng câu từng chữ
Bạn có thể áp dụng công nghệ hiện tại như học trực tuyến, tìm các khóa học online, đọc những thông tin có ích trên mạng,...Ngoài ra, bạn có thể lập các nhóm chat để cùng giao lưu, trò chuyện với những người cũng có nhiều đam mê với ngành triết học này
Nếu bạn muốn theo ngành Triết học thì có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau:
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Học viện báo chí và tuyên truyền
Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Khoa học – Đại học Huế
Đại học An Giang
Đại học Cần Thơ
Dưới đây là điểm chuẩn năm 2024 cho các bạn muốn theo đuổi ngành triết học tham khảo nhé:
STT | Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn |
1 | Học viện báo chí – tuyên truyền | XDHB | 8.53 |
2 | Đại học Khoa học – Huế | C00, C19, D66 | 14 |
3 | Đại học Tây Nguyên | C00, C19, C20, D66 | 14 |
4 | Đại học An Giang | A01, C00, C01, D01 | 14 |
5 | Đại học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội | D01, A00, D03 | 17.5, 17.75, 18 |
6 | Học viện Báo chí tuyên truyền | D01, C15, A16, R22 | 18 |
7 | Đại học Tây Nguyên | C00, C19, C20, D66 | 18 |
8 | Đại học Cần Thơ | C00, C19, D14, D15 | 19.25 |
5. Mức lương hấp dẫn cho ngành triết học
Đối với cử nhân mới ra trường làm việc trong cơ quan nhà nước, văn phòng mức lương cơ bản sẽ dựa theo quy định chung nhà nước theo cấp bậc đại học; trung bình bạn sẽ nhận được 5-6 triệu/ tháng tùy năng lực và nhà tuyển dụng
Đối với cá nhân làm trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, công ty lớn mức lương cơ bản sẽ khoảng 8-10 triệu đồng trên tháng.
Nếu muốn học tập, làm việc với ngành triết học bạn cần những yếu tố sau đây:
Say mê tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác những vấn để của ngành triết học.
Phải có tính kiên trì, chịu khó, thái độ làm việc chăm chỉ.
Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
Tư duy nhạy bén, hệ thống, có năng lực về lí luận, khái quát tốt.
Đầu óc linh hoạt, phát hiện vấn đề nhanh nhạy.
Năng động, nhiệt tình.
Giao tiếp tốt, mong muốn truyền bá kiến thức tới mọi người.
Khả năng thuyết trình tốt, lưu loát, dễ hiểu về những vấn đề trừu tượng.
Áp dụng lý thuyết vào thực tế hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin cụ thể, những giải đáp cho thắc mắc “ ngành triết học ra trường làm gì?” Ngoài những gợi ý về công việc đã nêu trên, bạn có thể theo dõi trang tìm việc uy tín nhất Việt Nam là tuyendung3s.com để đọc được những thông tin mới nhất của nhà tuyển dụng nhé. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục ngành triết học nhé.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :