Học ngành ngôn ngữ học ra làm gì là câu hỏi được quan tâm nhất?

Theo dõi tuyendung3s tại

Thanh Hoa  

Ngày đăng: 06/04/2024

Rất nhiều người quan tâm tới ngành ngôn ngữ học ra trường sẽ làm gì? Ở đâu? Mức lương nhận được là bao nhiêu?...đặc biệt là các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường. Để trả lời cho các câu hỏi đó thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề này nhé. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn!

1. Khái quát chung về ngành ngôn ngữ học

Ngôn ngữ học ( tiếng anh là Linguistics ) không chỉ đơn giản là học ngôn ngữ, nó đem đến cho chúng ta kiến thức lí thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người nói chung và cho nước Việt Nam nói riêng.

Để học được ngành này thì chúng ta cần nắm được cơ sở ngôn ngữ ngữ học và kèm theo đó là những kiến thức nâng cao về chuyên môn..Ngành ngôn ngữ học giúp thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu của  sinh viên về văn hóa các dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Thay vì ngành này các bạn tìm hiểu kiến thức của một ngôn ngữ nhất định, văn hóa của việt nam thì chúng ta nên tìm hiểu song song về ngôn ngữ học xã hội để chúng ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng của tất cả các lĩnh vực xã hội, bao gồm các khái niệm văn hóa, kỳ vọng và ngữ cảnh qua cách sử dụng ngôn ngữ và những ảnh hưởng của ngôn ngữ đến xã hội.

Khái quát chung về ngành ngôn ngữ học
Khái quát chung về ngành ngôn ngữ học

2. Mục tiêu đào tạo của ngành ngôn ngữ học

- Mỗi ngành nghề nó sẽ có những mục tiêu riêng, ngành ngôn ngữ học cũng sẽ có mục tiêu riêng. Nó được xuất hiện với mong muốn người học có thể nắm bắt được lí thuyết, kĩ năng về ngôn ngữ,  hay văn hóa của các dân tộc. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và công tác quản lý nhà nước đối với ngành ngôn ngữ học,tiếng việt và văn hóa của Việt Nam.

- Không dừng lại ở đó, ngành còn cung cấp cho các bạn sinh viên những kỹ năng về nghiệp vụ cơ bản nhất chẳng hạn như kĩ năng phân tích, quan sát hay tổng hợp các vấn đề thuộc khoa học ngôn ngữ, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngôn ngữ,..cần thiết cho các hoạt động của môn ngôn ngữ học.

- Cuối cùng là nó sẽ rèn luyện cho sinh viên bước đầu về cách quản lý, nghiên cứu những vấn đề thuộc về phạm trù của chuyên ngành ngôn ngữ học.

Ngành ngôn ngữ học
Ngành ngôn ngữ học

3. Các yêu cầu sau khi học xong ngành ngôn ngữ học

Đối với mỗi ngành nghề, dù là đi làm hay đi học thì cũng cần có những yêu cầu riêng của nó. Riêng ngành ngôn ngữ học, khi ra trường các bạn cần phải có các yếu tố sau đây:

- Hoàn thành toàn bộ các môn học trong quá trình học trên ghế nhà trường: Nắm được lý thuyết về mặt nội dung, cách ứng dụng vào công việc ra sao

- Cần đáp ứng được trình độ chuyên sâu về mặt ngôn ngữ để có thể làm việc ngay sau khi ra trường

- Phải hoàn thiện được các kỹ năng mềm và biết cách tận dụng nó vào đời sống và công việc một cách hiệu quả….

Yêu cầu kỹ năng ngành ngôn ngữ học
Yêu cầu kỹ năng ngành ngôn ngữ học

4. Tốt nghiệp ngôn ngữ học xong ra làm gì?

Học ngôn ngữ học mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trong tương lai, ví dụ như tiếp tục du học ở nước ngoài hoặc làm việc trong các lĩnh vực sau:

4.1. Trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học 

Hiện nay, ngày càng có nhiều trường đại học mở ra ngành Ngôn ngữ học như một ngành đào tạo chính, và  đưa các môn ngôn ngữ học, Việt ngữ học vào chương trình đào tạo của các ngành khác. Do có nhiều trường đại học, cao đẳng giảng dạy ngành ngôn ngữ học mà cơ hội việc làm giảng viên bộ môn này càng trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta có thể xin vào rất nhiều đơn vị tuyển dụng tại các khoa có đào tạo chuyên ngành này như Khoa Tiếng Việt, khoa ngôn ngữ học, Trung tâm Ứng dụng Ngôn ngữ học, Viện Việt Nam học và phát triển của trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Hay là Khoa Việt Nam học, Khoa ngữ Văn, Khoa tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, hoặc là có thể xin vào các trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài,.… của tất cả các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành ngôn ngữ học trên cả nước.

Xem thêm: Học ngôn ngữ Anh ra làm gì? Tại sao ngôn ngữ Anh có nhiều cơ hội

4.2. Trở thành các nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam

Những nghiên cứu viên sẽ có nhiệm vụ là nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu các chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ,..

Các tổ chức, đơn vị đang tuyển dụng nghiên cứu viên bao gồm có Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư, Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Đông Nam Á,…

Đây là ngành học hiện đại đang có rất nhiều cơ hội, Ở Các viện nghiên cứu của Việt Nam mỗi năm đều tuyển dụng số lượng đáng kể nghiên cứu viên ở nhiều chuyên ngành, lĩnh vực  khác nhau.

4.3. Trở thành biên tập viên 

Biên tập viên cũng khá là đa dạng trong nhiều vai trò, có thể biên tập cho sản xuất, biên tập cho báo điện tử hay biên tập cho truyền hình.

Là người biên tập trong các nhà xuất bản, các tòa soạn báo, các đài phát thanh truyền hình sẽ có sứ mệnh mang đến cho người đọc những xuất bản phẩm có giá trị về nội dung và hình thức hoàn hảo. Có nghĩa là bạn phải  đề xuất các yêu cầu về nội dung đối với xuất bản phẩm như thiết kế, biên tập các xuất bản phẩm và sửa chữa các lỗi về nội dung và hình thức của xuất bản phẩm.

Để trở thành một biên tập viên thì cũng đòi hỏi rất nhiều các kĩ năng của người làm , chẳng hạn như công việc này cần một người có tính cẩn thận, kiên định,quyết đoán trong công việc. Ngoài ra cần phải có khả năng phát hiện và xử lý vấn đề tốt và tất nhiên không thể thiếu tính sáng tạo để giúp công việc hoàn thành một cách xuất sắc hơn.

Đơn vị mà các bạn sinh viên có thể xin việc đó là các nhà xuất bản như: Nhà xuất bản giáo dục, nhà xuất bản khoa học xã hội,...Hoặc có thể tìm kiếm việc làm về truyền thông, báo chí ở các cơ quan như: Báo điện tử, báo viết, hay đài truyền hình,...

Xem thêm: Nên học tiếng gì? Đâu là ngôn ngữ phù hợp nhất với bạn

4.4. Trở thành một hướng dẫn viên du lịch

Ngành nghề này rất thích hợp khi bạn làm hướng dẫn viên du lịch cho các tour khách nước ngoài vào Việt Nam hoặc các tour ra nước ngoài. Với trình độ ngoại ngữ lưu loát của mình thì bạn hoàn toàn có thể hoàn thành tốt công việc này, bởi Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch vào trong nước của khách nước ngoài ngày càng tăng cao. Nếu bạn là một người vui vẻ, hoạt bát, thích khám phá những cái mới mẻ và văn hóa Việt Nam và  yêu thích các hoạt động ngoài trời thì đây là công việc khá lý tưởng cho bạn lựa chọn để gắn bó với sự nghiệp của mình.

4.5. Trở thành dịch thuật viên

Dù các bạn được học ngành ngôn ngữ học, khoa ngôn ngữ học hay môn ngôn ngữ học ở bất kỳ đâu thì đối với các bạn học chuyên ngành sẽ không quá khó khăn với công việc này. Bỏi các bạn đã có 4 năm để gắn bó với duy nhất một ngôn ngữ, và thời gian đó đủ để các bạn luyện được các kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

Việc làm dịch thuật viên sau khi học xong ngành ngôn ngữ học
Việc làm dịch thuật viên sau khi học xong ngành ngôn ngữ học

Nghề này khá là quan trọng, bạn chính là công cụ để công việc của các văn phòng, công ty sử dụng dịch vụ của bạn trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn. Dịch thuật viên là nghề có mức thu nhập khá cao tuy nhiên cũng đòi hỏi bạn hết sức cẩn thận trong từng câu chữ làm sao cho khi dịch phải chuẩn xác nhất từng câu, để phù hopwj ngữ nghĩa nhất.

4.6. Trở thành thông dịch viên

Khác với công việc dịch thuật viên là dịch thuật ngôn ngữ trên giấy bút thì thông dịch viên lại diễn tả ngôn ngữ qua lời nói, cử chỉ. Khi diễn đạt họ cần có khả năng biểu cảm trên khuôn mặt, hay những hành động cơ thể để góp phần thích thú, hiệu quả hơn khi làm việc. Có người diễn tả khi hành văn rất tốt nhưng trong văn nói thì có thể sẽ ấp úng, ngược lại có người khi diễn đạt trên giấy tờ thì không được trau chuốt nhưng khi nói lại rất lưu loát,...Vì vậy mà tùy vào kỹ năng của mỗi người mà sẽ chọn công việc tương ứng cho hiệu quả. Tóm lại, dù là dịch thuật hay thông dịch viên thì chúng ta cũng cần phải có vốn kiến thức ngoại ngữ sâu rộng, ngữ pháp chính xác và từ vựng phong phú hơn nữa những kiến thức này phải được cập nhật liên tục thì mới có thể thành công trong công việc được.

Xem thêm: Việc làm biên - phiên dịch

5. Mức lương nhận được khi học ngành ngôn ngữ học

Điều mà tất cả mọi người quan tâm nhất cho dù là ngành nghề nào là mức thu nhập của mình nhận về là bao nhiêu. Đây là yếu tố cốt lõi để quyết định đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Và con số mà chúng ta nhận được sẽ phụ thuộc vào công sức lao động của chúng ta, còn phụ thuộc vào tính chất công việc của chúng ta ra sao,...Mỗi ngành nghề sẽ có những mức lương khác nhau.

Ví dụ như:

 - Nghề hướng dẫn viên du lịch, đòi hỏi phải có trình độ ngoại ngữ cao, phải biết các kỹ năng mềm để áp dụng vào công việc,..thì lương của họ sẽ giao động vào khoảng trên dưới chục triệu/tháng.

 - Còn đối với nghề giảng viên chẳng hạn, công việc tuy cũng có cần nhiều kỹ năng như giảng dạy phân tích,..nhưng mức lương nhận được cũng chỉ ở mức trung bình dao động từ 5-7 triệu đồng/tháng.

Do vậy mà tùy vào từng ngành nghề, và tùy từng tính chất phức tạp của công việc mà mức lương sẽ là khác nhau. Nên khi chọn việc,các bạn nên xem xét nhiều yếu tố để quyết định cho mình một công việc phù hợp nhất với vốn kiến thức, kỹ năng bản thân đang có.

Mức lương nhận được sau khi học ngôn ngữ học
Mức lương nhận được sau khi học ngôn ngữ học

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi gợi ý để các bạn có thể dễ dàng biết được ngành ngôn ngữ học ra làm gì. Hãy đồng hành cùng tuyendung3s.com để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.

 Chúc các bạn thành công!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :