Những thông tin bạn cần biết trong hồ sơ xin việc nhà nước

Theo dõi tuyendung3s tại

Trương Lý  

Ngày đăng: 11/05/2024

Để làm việc trong cơ quan nhà nước, bước quan trọng nhất là bạn cần phải làm là đi phỏng vấn và nộp hồ sơ. Một bộ hồ sơ tốt và đầy đủ giấy tờ sẽ gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Bạn vẫn băn khoăn chưa biết một bộ hồ sơ xin việc nhà nước gồm những thông tin và giấy tờ gì, có những lưu ý ra sao? Bài viết dưới đây trên trang tuyendung3s.com sẽ giúp bạn cách chuẩn bị bộ hồ sơ chuẩn chỉnh, thực hiện đúng quy trình đặt ra.

Để được làm việc trong cơ quan nhà nước, có thể bạn sẽ cần phải bỏ qua mọi lời khuyên trước đây về việc viết đơn xin việc trong hồ sơ xin việc. Vì nộp hồ sơ ứng tuyển cho công việc của nhà nước khác hoàn toàn với công ty tư nhân, bài viết này sẽ giúp các bạn biết được cách viết hồ sơ xin việc nhà nước.

1. Hồ sơ xin việc nhà nước có quan trọng không?

Để xin việc vào một cơ quan nhà nước, khi ứng viên ứng tuyển công nhân viên chức mới trong các vị trí của nhà nước, cơ quan nhà nước sẽ yêu cầu ứng viên chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc gồm tất cả các loại giấy tờ theo yêu cầu, để họ có thể hiểu biết nhất định về ứng viên của mình, từ đó đi vào vòng phỏng vấn trong sau khi sàng lọc CV. Do vậy, hồ sơ xin việc nhà nước vô cùng quan trọng.

2. Lựa chọn hình thức viết hồ sơ truyền thống

Các công ty tư nhân thường ưa chuộng các thiết kế sơ yếu lý lịch và đơn xin việc độc đáo và đặc sắc, tuy nhiên nhà nước lại ngược lại. Nhà nước lại chuộng phong cách cổ điển. Vì thế, khi đến xin việc ở nhà nước, bạn nên chọn cho mình màu giấy trung tính, kiểu chữ mặc định và sử dụng các cấu trúc truyền thống.

Lựa chọn hình thức viết hồ sơ truyền thống
Lựa chọn hình thức viết hồ sơ truyền thống

3. Thực hiện đúng quy trình

Việc thực hiện theo quy trình đặt ra là vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng phải sàng lọc hồ sơ từ rất nhiều ứng viên khác nhau với nhiều vòng loại. Vậy nên, bạn cần chú ý đến thời gian tuyển dụng. Bạn có thể theo dõi thông tin tuyển dụng trên các website của các công ty nhà nước để kiểm tra. Trên đây có thể có một số mẫu cần điền trước khi nộp hồ sơ ứng tuyển, do vậy bạn phải chú ý.

Thực hiện đúng quy trình
Thực hiện đúng quy trình

Bạn cần nắm được tất cả các bước của quá trình tuyển dụng để hoàn thành nó một cách chính xác nhất. Bạn chỉ cần bỏ qua một bước thôi là đã tự chặt đi con đường xin việc của mình rồi. Bạn hãy đọc bản mô tả công việc một cách kỹ lưỡng và bất kỳ tại liệu bổ sung mà các doanh nghiệp đưa ra cho ứng viên chuẩn bị.

Xem thêm:  Công chức, viên chức là gì? Những dấu hiệu nhận biết công chức, viên chức

4. Các thông tin cần có trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước

Để không mất chi phí, công sức và thời gian đi lại, chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nhất.

Đầu tiên, bạn hãy mua một bộ xin việc nhà nước ở nhà sách hoặc các hàng photo, trong bộ hồ sơ này gồm có giấy sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, bản sao giấy khai sinh, giấy chứng nhận sức khỏe, tất cả đều đã được in sẵn.

Một bộ hồ sơ xin việc nhà nước ngoài những thứ có sẵn trong trong tệp hồ sơ thì còn có ảnh 3x4 hoặc 4x6 để dán vào hồ sơ, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bản photo có chứng thực của nhà nước, sổ hộ khẩu photo đã được công chứng và giấy báo trúng tuyển kết quả thi công chức và quyết định của địa phương về kết quả phân công làm việc.

Các thông tin cần có trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước
Các thông tin cần có trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước

Đối với giấy tờ nào thì bạn cũng cần chuẩn bị cách viết sao cho tiết kiệm về thời gian và chi phí, không cần phải chạy đi chạy đi chạy lại. Vì không được tiếp xúc nhiều về các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin việc, nên có thể bạn không biết cách viết sao cho hợp lý. Phần nội dung dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn viết hồ sơ xin việc nhà nước một cách cụ thể.

4.1. Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật

Sơ yếu lý lịch là bước đầu tiên quan trọng nhất trong một bộ hồ sơ. Sơ yếu lý lịch là những thông tin mà bạn khai về bản thân như họ tên, tuổi tác, quê quán, gia đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc. Sơ yếu lý lịch giống một cuốn bách khoa toàn thư có đầy đủ thông tin về bạn từ khi bạn còn bé đến nay.

Lý lịch rõ ràng và trong sạch sẽ là điều bạn cần có khi xin việc vào một cơ quan nhà nước nào đó. Viết sơ yếu lý lịch cần các bước như sau:

4.1.1. Phần đầu sơ yếu lý lịch

Khi bạn mua một bộ hồ sơ, bên trong sẽ có tờ khai sơ yếu lý lịch. Bạn có thể viết tay hoặc đánh máy theo form có sẵn. Một bản viết tay rõ ràng và sạch đẹp sẽ thể hiện được sự chân thành của người viết. Nếu viết tay bạn cần viết đúng chính tả, không tẩy xóa, không được viết sai. Nhà tuyển dụng sẽ không muốn nhìn một tờ giấy lem nhem đâu phải không nào? Còn nếu chữ bạn quá xấu và không nhờ ai viết hộ được, tôi khuyên bạn nên đánh máy để rõ ràng và sạch đẹp.

Bản lý lịch có sẵn phần đầu sẽ có quốc hiệu, tiêu ngữ, nơi để dán ảnh 4x6 (cần có giáp lai của cơ quan xác nhận lý lịch).

Phần họ tên bạn phải viết tên của bạn trong đăng ký giấy khai sinh, sử dụng tiếng Việt có dấu, chữ in hoa. Ví dụ: NGUYỄN VĂN ĐIỀN.

Giới tính: Bạn ghi rõ giới tính của mình là nam hoặc nữ.

Ngày tháng năm sinh của bạn cần ghi rõ. Cần điền chính xác theo giấy khai sinh hoặc chứng mình nhân dân. Ví dụ: Ngày 21 tháng 5 năm 1994.

Trong phần nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hiện nay: Nếu bạn di chuyển nhiều và có nhiều hộ khẩu thường trú, thì bạn hãy ghi theo hộ khẩu trong chứng minh nhân dân mới nhất của bạn.

Địa chỉ nơi ở hiện tại: Tức là địa chỉ bạn đang sinh sống và làm việc thời điểm hiện tại.

Nguyên quán: Bạn cần ghi theo địa chỉ của cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng bạn.

Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân bạn phải ghi chính xác số, nơi cấp và ngày cấp.

Về phần bí danh và tên thường gọi bạn có thể ghi vào nếu có, không thì bỏ qua. Nếu bạn đã từng đổi tên hoặc có tên nào mọi người thường hay gọi thì ghi vào nhé.

Tôn giáo, dân tộc bạn ghi đúng theo trên chứng minh nhân dân.

Thành phần gia đình sau cải cách ruộng đất (hoặc cải tạo công thương nghiệp) thì gia đình bạn thuộc giai cấp nào, là tư sản, địa chủ hay công nhân viên chức,… Bạn cần ghi rõ các thông tin đó vào đây. Thành phần bản thân ở thời điểm hiện nay: Bạn đang làm công việc nào, vị trí gì hay vẫn còn phụ thuộc gia đình thì ghi rõ ra nhé.

Trên đây là toàn bộ phần mở đầu của sơ yếu lý lịch tự thuật. Tiếp đó là đến phần thân của sơ yếu lý lịch.

Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật
Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật

4.1.2. Phần thân lý lịch tự thuật

Phần thân của lý lịch tự thuật bao gồm các thông tin như sau:

Trình độ văn hóa: Nếu bạn đã tốt nghiệp THPT thì ghi là 12/12. Nếu tốt nghiệp Đại học bạn ghi Cử nhân, Cao học ghi Thạc sĩ, Tiến sĩ. Bạn chỉ tốt nghiệp THCS thì ghi là THCS. Nếu bạn chưa học qua trường lớp nào thì bỏ trống phần này.

Phần ngoại ngữ: Nếu bạn có trình độ tiếng Anh và có chứng chỉ, thì bạn nên ghi rõ. Chẳng hạn như trình độ B1, C1,…ở toeic hoặc trình độ như cơ bản, trung cấp, cao cấp.

Trình độ chuyên môn, loại hình đào tạo và chuyên ngành đào tạo: Bạn ghi rõ thông tin về trình độ chuyên môn của mình, ngành bạn từng học.

Tiếp đó là ngày tháng kết nạp Đảng và Đoàn, bạn ghi ngày kết nạp và nơi kết nạp.

Tiếp đến là tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng của bạn.

Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn: Bạn đã từng làm nghề gì và có những kinh nghiệm gì? Trình độ của bạn đến đâu? Lương chính bao nhiêu?

Nếu bạn đã từng nhập ngũ thì ghi rõ thời gian xuất ngũ, nhập ngũ và nêu lý do.

Các thông tin về hoàn cảnh gia đình như họ tên bố, mẹ, anh, chị, em của bạn, tuổi và nghề nghiệp của họ. Trước cách mạng tháng Tám và từ năm 1955 đến nay làm gì và ở đâu cần ghi rõ.

4.1.3. Phần kết của sơ yếu lý lịch

Phần cuối của sơ yếu lý lịch là quá trình hoạt động bản thân của bạn. Trong phần này, bạn nên tóm tắt quá trình hoạt động của bạn từ thời điểm niên thiếu đến nay, các quá trình học tập và tham gia công tác xã hội nổi bật. Phần này bạn đừng nên ghi quá lan man và khó hiểu, vì nhà tuyển dụng chỉ muốn đánh giá quá trình hoạt động và trình độ học vấn của bạn.

Ví dụ: 2024-2024: Học tại trường THPT Nguyễn Văn Trỗi

           2024-2024: Học tại trường học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hà Nội

           2024-2024: Làm việc ở Công ty Cổ phần Thanh toán Hưng Hà

Những thông tin về sơ yếu lý lịch thường theo mô típ chung, bạn cần ghi chính xác, chân thực và cụ thể.

4.2. Cách trình bày đơn xin việc nhà nước

Một mẫu đơn xin việc chuẩn sẽ giúp cơ quan nhà nước hiểu rõ hơn về kinh nghiệm, trình độ học vấn, khả năng của bạn.

Cách trình bày đơn xin việc nhà nước cũng gồm 3 phần là mở, thân và kết.

Phần đầu tiên là phần kính gửi, bạn muốn ứng tuyển cho cơ quan nhà nước nào thì bạn nên ghi rõ ra tên của cơ quan nhà nước đó, nhớ viết hoa tên riêng của công ty.

Tiếp đó là đến phần giới thiệu bản thân (viết chữ in hoa), số chứng minh nhân dân, căn cước công dân ngày cấp và nơi cấp, trình độ học vấn, trình độ văn hóa và chuyên môn, tình trạng sức khỏe của bản thân hiện tại.

Cách trình bày đơn xin việc nhà nước
Cách trình bày đơn xin việc nhà nước

Phần thân đơn xin việc là mục đích và lý do mà bạn xin vào công việc hiện tại, bạn xin vào vị trí nào và mong muốn của bản thân đối với công việc này.

Phần kết chính là lời cam đoan những thông tin bạn viết ra là đúng sự thật và chữ ký của bố mẹ hoặc người bảo lãnh bạn, xác nhận thông tin của bạn là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về thông tin đó.

Xem thêm: Lưu ý để sở hữu đơn xin việc vào cơ quan nhà nước hoàn hảo

4.3. Giấy khám sức khỏe trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước

Đảm bảo bạn có sức khỏe tốt trong thời gian làm việc tại cơ quan nhà nước, thì bạn cần có giấy khám sức khỏe.

Thông thường thì giấy khám sức khỏe phải được thực hiện tại các bệnh viện lớn uy tín, các bệnh viên công lập do nhà nước đầu tư và phát triển để phục vụ cho nhân dân. Sau khi khám xong tất cả các bộ phận cơ thể của bạn, cần xin dấu xác nhận của bệnh viện về tình trạng sức khỏe của bạn. Mỗi ngành nghề thì yêu cầu đối với sức khỏe cũng khác nhau.

Giấy khám sức khỏe trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước
Giấy khám sức khỏe trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước

4.4. Các giấy tờ cần công chứng trong hồ sơ xin việc nhà nước

Chứng minh nhân dân photo, sổ hộ khẩu photo và giấy khai sinh bản sao là các giấy tờ tiêu biểu cần phải công chứng trong quá trình xin việc vào cơ quan nhà nước. Tất cả giấy tờ trên bạn cần công chứng và nộp lại cho cơ quan nhà nước để làm bằng chứng chứng mình nguồn gốc và xuất thân của bạn một cách đầy đủ. Điều kiện để các giấy tờ hợp lệ là bạn cần phải công chứng tại địa phương, cơ quan đơn vị mà bạn đang sinh sống, thời hạn sử dụng trong vòng 6 tháng kể từ khi xin dấu công chứng

Các giấy tờ khác như bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,…bạn cũng cần công chứng tại địa phương hoặc nơi bạn đang sinh sống và làm việc.

Điều cần lưu ý là các chứng chỉ ngoại ngữ thì bạn cần đến nơi dịch thuật và có công chứng, sau khi dịch thuật xong họ sẽ công chứng luôn cho bạn. Các cơ quan địa phương cũng không có bộ phận chịu trách nhiệm với các loại giấy tờ ngoại ngữ, chính vì thế bạn đến cơ quan cấp tỉnh/thành phố tại sơ thư pháp thì mới có thể xin dấu công chứng hợp lệ.

Các giấy tờ cần công chứng trong hồ sơ xin việc nhà nước
Các giấy tờ cần công chứng trong hồ sơ xin việc nhà nước

4.5. Giấy báo kết quả thi công chức

Để xin việc vào nhà nước thì bạn cần thi và vượt qua kỳ thi công chức này. Nếu bạn trúng tuyển sẽ có kết quả báo về và các cơ quan có thẩm quyền trong chức vụ, vị trí và địa điểm làm việc đối với cá nhân đủ điều kiện và kết quả kỳ thi công chức. Kết quả thi công chức của bạn cũng là giấy tờ quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước.

Nếu bạn đang có mong ước được xin vào làm việc ở cơ quan nhà nước, để tìm được vị trí tốt nhất thì bạn cần phải có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, đầy đủ giấy tờ và thể hiện được độ chuyên nghiệp của mình. Trên đây là tất cả các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin việc nhà nước. Chúc bạn tìm được vị trí làm việc tại nhà nước như mong muốn nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :