Hình thức đầu tư Boo là gì? Những hiểu biết cần thiết về hình thức này

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Thủy  

Ngày đăng: 05/04/2024

Với những người ngoài ngành, hình thức đầu tư BOO còn khá lạ lẫm tuy nhiên với các doanh nghiệp đầu tư thì đây là một từ quá quen thuộc. Với những người chưa biết, Vieclam24h.net.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.

Với những người ngoài ngành, hình thức đầu tư BOO còn khá lạ lẫm tuy nhiên với các doanh nghiệp đầu tư thì đây là một từ quá quen thuộc. Với những người chưa biết, Vieclam24h.net.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuật ngữ này.

1. Hình thức đầu tư Boo là gì? Các khái niệm liên quan

1.1. Khái niệm về hình thức đầu tư Boo

Khi đặt với các hình thức đầu tư khác, hình thức đầu tư BOO được tính là sinh sau đẻ muộn. Tuy nhiên đây lại vẫn là mảnh đất tiềm năng cho các nhà đầu tư để mắt tới.

Hình thức đầu tư Boo là gì
Các khái niệm về hình thức đầu tư

1.1.1. Đầu tư là gì?

Đầu tư được hiểu là việc sử dụng các nguồn lực (tiền tài, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ,..) để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài giúp thu về lợi nhuận kinh tế xã hội. Đặc điểm chính của đầu tư là phải có vốn, đầu tư trong thời gian tương đối dài và mang lại lợi ích tài chính và lợi ích kinh tế xã hội.

1.1.2. Các hình thức đầu tư

Có nhiều hình thức đầu tư đa dạng, phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể kinh doanh như: Đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế; Thực hiện hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP; Thực hiện đầu tư theo hình thức BCC.

Hình thức đầu tư BOO nằm trong hình thức hợp đồng PPP viết tắt của Public - Private Partner (hình thức đầu tư dựa trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư cùng phối hợp thực hiện Dự án phát triển kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công). Trong PPP còn có các hình thức khác như Franchise, DBFO, BOT, BTO.

1.1.3. Khái niệm hình thức đầu tư BOO

Cụ thể,  hình thức đầu tư BOO viết tắt của Build – Own – Operate được hiểu là xây dựng – sở hữu – vận hành. Đây là hình thức công ty giành được quyền thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình, sở hữa và vận hành công trình trong một thời hạn nhất định được kí kết trong hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 63/2024/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, có hiệu lực thi hành từ ngày 19/6/2024)

Đây là hình thức đầu tư khá phổ biến không chỉ với doanh nghiệp trong nước mà với cả các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Hình thức đầu tư Boo là gì
Hình thức đầu tư Boo là gì?

1.2. Hợp đồng BOO

Như đã nói, hình thức đầu tư theo hợp đồng BOO là việc đầu tư giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thông qua hợp đồng BOO. Vậy hợp đồng BOO là gì? Tương ứng, hợp đồng BOO được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp để thực hiện dự án cụ thể đã được hai bên bàn bạc và ghi trong hợp đồng.

Đó thường là xây dựng công trình cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành mọi tiến độ xây dựng, công trình được hoàn thành, nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu và được phép sử dụng nó để kinh doanh trong một thời gian nhất định. Đến khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh theo qui định của luật pháp về đầu tư.

Xem thêm: Đối tác công tư là gì? Các hình thức đối tác công tư

2. Đặc điểm của hình thức đầu tư BOO

Những đặc điểm chính của hình thức BOO bao gồm:

- Xây dựng: Nhà đầu tư gần như được tự do quyết định hình thức và nội dung xây dựng vì hợp đồng thường không quy định quá cụ thể. Tuy nhiên vẫn có yêu cầu công trình đó phải đem lại lợi ích chung cho xã hội. Bởi thế ở nước ta, các hợp đồng BOO thường được sử dụng trong các công trình về điện, đường, trường, trạm,..nhằm đáp ứng các dịch vụ công.

- Quyền sở hữu tài sản: Trong khoảng thời gian được quy định trong hợp đồng, nhà đầu tư có quyền sở hữu và được toàn quyền sử dụng, kinh doanh trên công trình đó.

- Thời gian diễn ra trong hợp đồng phụ thuộc vào đàm phán giữa các bên trong thời gian đấu thầu công trình. Tuy nhiên, không có thời hạn vĩnh viễn.

- Xác suất rủi ro: mỗi hình thức đầu tư luôn tiềm tàng rủ ro. Đối với hình thức đầu tư BOO, khi gặp rủi ro, nhà đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

- Nghĩa vụ các bên: Nhà nước mua dịch vụ từ nhà đầu tư BOO để phát triển và nâng cao đời sống của người dân. Về phía nhà đầu tư, có trách nhiệm bỏ vốn, thiết kế, xây dựng và được sở hữu công trình. Trong thời gian hoạt động xảy ra vấn đề gì thì doanh nghiệp đó phải bảo trì và sửa chữa.

Đặc điểm của hình thức đầu tư BOO
Đặc điểm của hình thức đầu tư BOO

3. Phân biệt BOO với các loại hình đầu tư khác

3.1. Phân loại các hình thức đầu tư

Trước hết ta cần định nghĩa được các hình thức đầu tư khác trong nhóm PPP:

- Hình thức nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức nhà nước xây dựng và sở hữu cơ sở hạ tầng nhưng giao cho doanh nghiệp tư nhân vận hành và khai thác (thường là thông qua đấu giá).

- Hình thức DBFO (Design- Build - Finance – Operate) tức thiết kế - xây dựng – tài trợ - vận hành là doanh doanh nghiệp tư nhân tiến hành bỏ vốn, thiết kế, để xây dựng và vận hành công trình, tuy nhiên chủ sở hữu vẫn là nhà nước.

- Hình thức BOT khá phổ biến cả với người ngoài ngành (viết tắt của Build - Operate - Transfer). Đó là xây dựng – vận hành – chuyển giao, hình thức này do doanh nghiệp tiến hành xây dựng và vận hành trong một thời gian nhất định, sau đó sẽ chuyển giao toàn bộ cho nhà nước.

- Hình thức BTO ( Xây dựng – chuyển giao – vận hành) là mô hình  nhà nước là chủ sở hữu để cho doanh nghiệp tiến hành xây dựng và sẽ  bàn giao lại ngay sau khi hoàn thành. Tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn được giữ quyền khai thác dự án.

Xem thêm: Dự án BT là gì? Những thông tin về dự án BT mà ai cũng nên biết

3.2. Điểm giống và khác nhau giữa BOO và các hình thức trên

3.2.1. Điểm giống

Các hình thức đầu tư theo hợp đồng đều dựa trên việc kí kết hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư. Sau khi hoàn thành dự án nhà đầu tư sẽ phải bàn giao lại cho nhà nước theo thời gian quy định trong hợp đồng và được hưởng một số quyền lợi nhất định.

3.2.2. Điểm khác

Ở hầu hết các hình thức trên, nhà nước đều là chủ sở hữu công trình, nhà đầu tư đứng ra xây dựng nhưng chỉ có 1 số quyền như quyền khai thác, quyền kinh doanh, quyền quản lý, quyền cung cấp dịch vụ,... với công trình đó.

Phân biệt BOO với các loại hình đầu tư khác
Phân biệt BOO với các loại hình đầu tư khác

Tuy nhiên với hình thức đầu tư BOO, sau khi hoàn thành dự án thì nhà đầu tư, doanh nghiệp, công ty sẽ có quyền sở hữu và được quyền kinh doanh dựa trên công trình đó trong một thời gian nhất định. Quyền tối cao với một tài sản chính là quyền sở hữu, khi đã sở hữu bạn có thể chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó theo ý của mình.

Đây có thể coi là khác biệt lớn nhất giữa hình thức đầu tư BOO với các loại hình khác, giúp nó có nhiều ưu thế tiềm năng hơn.

Xem thêm: Đạo đức kinh doanh là gì? Những nguyên tắc đạo đức kinh doanh chuẩn

4. Lợi ích của hình thức đầu tư BOO

4.1. Đối với nhà đầu tư

Với hình thức đầu tư BOO, nhà đầu tư được trao cho toàn bộ quyền hành đối với công trình trong một thời gian nhất định với hình thức tư nhân hóa hoàn toàn.Nhờ đó nhà đầu tư có được sự chủ động trong mọi mặt, phát huy được thế mạnh tối đa trong lĩnh vực chuyên môn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn được Nhà nước bảo hộ, tạo các điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư và tiến hành thực hiện dự án.

4.2. Đối với sự phát triển của đất nước

Hình thức đầu tư BOO thường được sử dụng đối với các công trình mang lại ích lợi xã hội vì thế lợi ích phát triển đất nước của nó là rất nhiều:

- Nước ta là một nước đang phát triển, chưa có nhiều nguồn lực về vốn. Hình thức này sẽ giúp nhà nước giảm bớt được sức ép về tiền đầu tư đối với các công trình mang tính chất công.

- Kết quả sẽ là việc cải thiện cơ sở hạ tầng nước ta, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Nâng cao tính cạnh tranh trong việc đấu thầu các dự án phúc lợi, cạnh tranh càng cao càng thúc đẩy chất lượng của các công trình, người dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp.

- Góp phần thay đổi bộ mặt đất nước thêm phần hiện đại văn minh, giúp các doanh nghiệp phát triển kinh doanh tại Việt Nam và thu hút hơn nữa vốn đầu tư từ nước ngoài.

- Trong quá trình xây dựng và đi vào kinh doanh, công trình sẽ tạo ra một lượng lớn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước.

Lợi ích của hình thức đầu tư BOO
Lợi ích của hình thức đầu tư BOO

5. Nội dung hợp đồng đầu tư BOO

5.1. Điều kiện để ký hợp đồng hình thức đầu tư Boo là gì?

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, các nhà đầu tư đều phải đáp ứng được đủ điều kiện các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề ra. Khi nhà nước có chủ trương xây dựng một công trình nào đó sẽ đề ra các điều kiện cần và đủ và gửi tới các nhà đầu tư. Doanh nghiệp nào đáp ứng được tốt nhất các điều kiện trên sẽ trúng thầu.

5.2. Nội dung trong bản hợp đồng Boo

Hợp đồng BOO thường không quy định cụ thể về việc xây dựng như nào, tiến hành ra sao bởi nhà đầu tư sẽ được tự do xây dựng và hoạt động kinh doanh theo thời gian quy định trong hợp đồng.

Những điều khoản chính trong hợp đồng BOO:

- Giới thiệu dự án

- Trao các quyền và trách nhiệm thực hiện dự án cho nhà đầu tư

- Xây dựng công trình và tiến hành dự án

- Bảo hiểm: thường hạn chế đối với hợp đồng BOO

- Quyền kinh doanh đối với các sản phẩm từ dự án

- Những thay đổi về luật nếu có sự cố phát sinh

- Thời gian chấm dứt hợp đồng: có thể lên tới 70 năm.

Có thể nói, BOO là hình thức PPP gần gũi nhất với hình thức tư nhân hóa. Do vậy, một số quốc gia đã áp các quy định đặc biệt nhằm hạn chế khả năng các cơ quan thực hiện dự án trao quyền thực hiện dự án BOO để đảm bảo các dự án hạ tầng công không được giao cho phía tư nhân một cách dễ dãi. Hi vọng bài viết của vieclam 24h.net.vn sẽ giúp bạn hiểu được hình thức đầu tư BOO là gì!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :