Tìm hiểu giảng viên là gì? Cơ hội việc làm dành cho giảng viên

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Anh  

Ngày đăng: 05/04/2024

Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu giảng viên là gì cũng như những vấn đề liên quan như điều kiện để trở thành giảng viên, phân cấp bậc và cơ hội việc làm giảng viên

Giảng viên là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong bậc đào tạo đại học hiện nay, tuy nhiên liệu nó chỉ được sử dụng trong bậc đại học hay còn trình độ nào khác. Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu giảng viên là gì cũng như những vấn đề liên quan như điều kiện để trở thành giảng viên, phân cấp bậc và cơ hội việc làm giảng viên.

1. Tìm hiểu bản chất của khái niệm giảng viên là gì?

Tìm hiểu bản chất của khái niệm giảng viên là gì?
Tìm hiểu bản chất của khái niệm giảng viên là gì?

Theo tiếng anh thì giảng viên được viết là Lecturer, đây là khái niệm để chỉ một cấp bậc học thuật trong nhiều trường đại học hay nói cách khác thì đây chính là Ngạch cán bộ trong ngành nghề giáo dục và đào tạo được xếp ho viên chức. Tùy từng quốc gia sử dụng khái niệm giảng viên này mà ý nghĩa của nó có sự thay đổi, tuy nhiên nhìn chung thì giảng viên là khái niệm thường biểu thị một chuyên gia học thuật được thuê để giảng dạy trên cơ sở toàn thời gian hoặc bán thời gian, ở nhiều khía cạnh thì công việc của họ cũng có thể tiến hành nghiên cứu.

Ở tại Việt Nam thì giảng viên là một ngành nghề mà nhiệm vụ và công việc của họ là giảng dạy, đào tạo ở các bậc đại học, cao học, cao đẳng, nói chung là các cấp bậc cao sau bậc THPT thuộc chuyên ngành đào tạo nhất định nào đó theo chuyên môn mà giảng viên được đào tạo. Đây là vị trí mơ ước của nhiều nhà giáo cũng như là học vị của nhiều người theo đuổi. Tại Việt Nam để có thể đảm nhiệm chức vụ giảng viên thì cần phải đạt tiêu chuẩn như đạt tiêu chuẩn vào kỳ thi vào ngành giảng viên, tuy nhiên để được thi vào giảng viên thì cần phải đủ tiêu chuẩn cơ bản của ngành yêu cầu. Những yêu cầu này là yêu cầu bắt buộc trước khi thi giảng viên cần có.

Tìm hiểu bản chất của khái niệm giảng viên là gì?
Tìm hiểu bản chất của khái niệm giảng viên là gì?

Bản chất khái niệm Giảng viên là người giữ chức vụ trong ngành giáo dục và đào tạo thuộc cấp bậc sau THPT và có chức năng đa dạng như trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư hay giáo sư. Thông thường người làm giảng viên tại các bậc đào tạo của Việt Nam thường cấp vị đào tạo bậc thạc sĩ trở lên và cần đạt những tiêu chuẩn, đòi hỏi khá cao trong ngành và bị quyết định bởi nhiều yếu tố bắt buộc khác.

Xem thêm: Việc làm giáo dục - đào tạo

2. Những điều kiện bắt buộc để trở thành giảng viên

Với vai trò chính là giảng dạy và đào tạo sinh viên ở các cấp bậc sau THPT như đại học, cao đẳng, sau đại học,..., thì giảng viên cần có một trình độ nhất định để có thể thực hiện công việc. Yêu cầu mà người ta nghĩ đến đầu tiên thường là về trình độ đào tạo hay cấp bậc trình độ, tuy nhiên đây không phải yếu tố duy nhất quyết định bạn có đủ tư cách để trở thành giảng viên mà muốn trở thành giảng viên bạn cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn bắt buộc như là:

Những điều kiện bắt buộc để trở thành giảng viên
Những điều kiện bắt buộc để trở thành giảng viên

- Là một giáo viên được tuyển dụng, được bổ nhiệm vào một lớp giáo viên (mã 15.111), đây là yêu cầu bắt buộc bởi để trở thành giảng viên bởi để trở thành giảng viên trước hết bạn phải thông qua kỳ kiểm tra cũng như đầy đủ các yếu tố để trở thành một người trong Ngạch cán bộ trong ngành nghề giáo dục và đào tạo được xếp ho viên chức;

- Kinh nghiệm giảng dạy phải trên 9 năm và giảng dạy trực tiếp trong các tổ chức học thuật trong ít nhất chín năm - kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên cho tới thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi, yêu cầu này không thể thiếu bởi để trở thành giảng viên đứng lớp thì bạn cần có kinh nghiệm, kiến thức đầy đủ đẻ có thể truyền tải kiến thức cho học sinh. Việc trở thành giảng viên không đơn thuần chỉ là dạy học mà nó là truyền tải những bài giảng, những công trình nghiên cứu cũng như chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về chuyên ngành với các sinh viên cũng như nghiên cứu sâu thêm nhiều vấn đề và yêu cầu bắt buộc để làm được những điều này đó là kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu và đào tạo;

- Có học vị thạc sĩ, đây là tiêu chuẩn bắt buộc nếu bạn muốn trở thành giảng viên, bạn cần nâng học vị của bản thân lên mức thạc sĩ để đủ tiêu chuẩn đăng ký kỳ thi giảng viên;

Những điều kiện bắt buộc để trở thành giảng viên
Những điều kiện bắt buộc để trở thành giảng viên

- Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận: trong quá trình học tập và đào tạo trước đó bạn cần phải có những đề án, công trình sáng tạo được công nhận cũng như kết quả của công trình đó được áp dụng có kết quả trong chuyên môn. Kết quả áp dụng này được hội đồng sơ tuyển của các cơ sở giáo dục ĐH trực tiếp quản lý xét duyệt theo chỉ tiêu được phân bổ và thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH có văn bản cử đi dự thi gửi về hội đồng thi của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi;

- Sau khi đạt đầy đủ các yếu tố yêu cầu bắt buộc này thì nếu bạn muốn trở thành giảng viên thì bạn không thể thiếu bước cuối cùng là thực hiện việc thi nâng ngạch, những yếu tố kể trên chỉ là yếu tố bắt buộc để bạn có đủ tiêu chuẩn để tham sự dự thi vào ngành giảng viên. Nên để trở thành giảng viên bạn cần có những tiêu chuẩn theo quy định đó và thực hiện việc thi qua vòng thi nâng ngạch để trở thành giảng viên chính thức. Chỉ khi đủ điều kiện trên thì bạn mới đủ tư cách thi vào ngành giảng viên và khi thi qua kỳ thi vào ngành giảng viên thì ứng viên mới có thể trở thành giảng viên.

Xem thêm: Mẹo viết đơn xin việc giảng viên đại học một cách thu hút nhất

3. Phân loại các hạng giảng viên mà bạn cần biết

Hiện nay trong các trường công lập được chia ra làm 3 hạng giảng viên chính, việc phân loại hạng giảng viên dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như trình độ, bằng cấp, chứng chỉ đi kèm, công trình nghiên cứu cùng nhiều yếu tố khác. Việc phân loại hạng giảng viên sẽ giúp cho phân cấp trình độ giảng dạy cũng như tạo cơ hội học tập, nâng hạng của nhiều giảng viên.

Tìm hiểu 3 hạng giảng viên cùng đặc điểm của từng loại giảng viên sẽ được cung cấp thông tin ngay sau đây:

3.1. Cấp bậc giảng viên hạng I

Cấp bậc giảng viên hạng I
Cấp bậc giảng viên hạng I

Cấp bậc giảng viên hạng I là phân loại chỉ những giảng viên có bằng tiến sĩ phù hợp với vị trí làm việc , có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng I, đây là yếu tố xét hạng bậc của giảng viên đầu tiên. Ngoài ra những yếu tố quyết định cũng như đặc điểm của cấp bậc giảng viên hạng I đó là:

- Có bằng cấp chứng chỉ ngoại ngữ : có 1 trong 6 ngoại ngữ Anh,Nga, Pháp,Đức, Trung, Nhật;

- Đối với giảng viên ngoại ngữ thì năng lực ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên;

- Có bằng tín chỉ tin học và cần có kinh nghiệm ít nhất một năm sử dụng thành thạo tin học chuyên ngành phục vụ hoạt động chuyên môn;

- Biên soạn ít nhất 2 giáo trình môn học và được sử dụng trong giảng dạy, được công bố ít nhất 15 bài báo, báo cáo khoa học chuyên ngành tại các hội nghị, hội thảo khoa học trong và ngoài nước;

3.2. Cấp bậc giảng viên hạng II

Cấp bậc giảng viên hạng II là phân loại chỉ những giảng viên có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên II theo chương trình của Bộ GD và ĐT quy định. Ngoài ra những yếu tố quyết định cũng như đặc điểm của cấp bậc giảng viên hạng II đó là:

- Có thể sử dụng 1 trong 6 ngoại ngữ : Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung, Nhật trong trao đổi chuyên môn, tra cứu tài liệu;

- Đối với những giảng viên ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ phải đạt trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên;

- Cố vấn ít nhất cho 5 học viên bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ hoặc ít nhất 1 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ;

- Chủ biên ít nhất 1 giáo trình môn học hoặc tham gia biên soạn ít nhất 2 giáo trình được sử dụng trong giảng dạy, đào tạo và có ít 6 bài báo, báo cáo khoa học tại hội nghị quốc gia hay quốc tế;

3.3. Cấp bậc giảng viên hạng III

Cấp bậc giảng viên hạng III là phân loại chỉ những giảng viên có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên. Ngoài ra những yếu tố quyết định cũng như đặc điểm của cấp bậc giảng viên hạng III đó là:

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng III theo chương trình của Bộ GD và ĐT quy định;

- Đối với giảng viên ngoại ngữ : thì giảng viên phải sử dụng được 1 ngôn ngữ để đọc tài liệu chuyên môn và giao tiếp cơ bản, năng lực ngoại ngữ thứ 2 phải đạt trình độ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên;

- Có bằng tin học cơ bản, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng

- Hiểu biết trong việc biên soạn giáo án, tập hợp tài liệu tham khảo liên quan của bộ môn, chủ trì biên soạn hoặc tham gia biên soạn sách hướng dẫn, thực hành, thí nghiệm;

- Tham gia nghiên cứu khoa học với các tập thể giảng viên, sinh viên ; đề tài khóa luận, tốt nghiệp,…

Xem thêm: Tạo mẫu CV giáo viên đẹp - độc đáo - sáng tạo - chuyên nghiệp

4. Cơ hội việc làm dành cho giảng viên

Cơ hội việc làm dành cho giảng viên
Cơ hội việc làm dành cho giảng viên

Hiện nay trình độ phổ cập giáo dục đã không chỉ còn ở mức xóa mù chữ mà là nâng cao dân trí, toàn dân hiểu biết nên nhu cầu về giảng dạy và đào tạo ngày càng nâng cao. Không chỉ có các trường đại học công lập mà ngày càng nhiều trường cao đẳng, đại học dân lập, bổ túc hay các trường bán chính quy được mở ra nhằm mở rộng cơ hội được đào tạo cho học sinh sinh viên. Bởi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng cao việc đào tạo nên cơ hội việc làm giảng viên ngày càng được mở rộng.

Theo số liệu báo cáo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy rằng số lượng giáo viên trong các trường đại học đang có tend to tăng cao, nhu cầu tuyển dụng tăng, cơ hội làm việc tăng cũng như nhu cầu. tìm việc làm giảng viên cũng tăng cao, hiện nay tổng số lượng giảng viên đang là 72.792 người, trong đó bao gồm 57.634 người làm việc trong các trường đại học công lập, người dạy ngoài công lập là 15.158 người, tỉ lệ tăng thêm trung bình khoảng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy cơ hội việc làm dành cho giảng viên là vô cùng lớn.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra cho nền giáo dục và đào tạo nước ta đó là liệu số lượng có đi đôi với chất lượng, đây là vấn đề cần được quan tâm và theo dõi sát sao của nhiều ban ngành liên quan. Giảng viên cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn cũng như trình độ đào tạo, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng mềm,...

Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến giảng viên cũng như trả lời cho câu hỏi giảng viên là gì. Mong rằng những thông tin mà bài viết cung cấp về khái niệm giảng viên là gì cũng như những vấn đề liên quan như điều kiện để trở thành giảng viên, phân cấp bậc và cơ hội việc làm giảng viên sẽ hữu ích với bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và tìm việc làm phù hợp. Thân ái!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :