Ngày đăng: 08/05/2024
Ngành nhà hàng, khách sạn từ trước tới nay vẫn luôn nằm trong top những ngành nghề hot nhất trên thị trường lao động. Mặc dù số lượng cơ hội việc làm lớn nhưng lại rất cạnh tranh và không phải ai cũng biết tô điểm, làm đẹp đơn xin việc phụ bếp của mình để làm nổi bật những ưu thế cá nhân của bản thân mình.
Hầu hết người lao động đều hiểu được tầm quan trọng của đơn xin việc khi đi ứng tuyển vào một vị trí của doanh nghiệp, công ty. Đặc biệt, đối với đơn xin việc phụ bếp khi ứng tuyển vào một nhà hàng, khách sạn, cần phải trình bày nội dung đơn xin việc riêng biệt, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng về những kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong nhà bếp của bản thân.
Một số người cho rằng nghề phụ bếp chỉ cần chứng minh cho nhà tuyển dụng những kỹ năng thành thạo trong nhà bếp mà quên mất rằng trình độ học vấn cũng là một khía cạnh gây ấn tượng mạnh mẽ. Ở phần này, nếu bạn được đào tạo một cách chuyên nghiệp tại các trường nấu ăn, các trung tâm nghề với bảng điểm, thành tích học tập thì đó là một điểm cộng lớn để là đơn xin việc phụ bếp của bạn trở nên hấp dẫn hơn.
Ngược lại, nếu bạn là một người “đá chéo sân” sang ngành ẩm thực, thì sau khi nêu trình độ học vấn của bản thân, bạn nên dành một vài câu diễn bày năng khiếu ẩm thực của mình cùng với lòng nhiệt huyết, niềm đam mê dành cho nghề và bạn đã cố gắng như thế nào để trở thành người phụ bếp giỏi.
Xem thêm: Việc làm Nhà hàng - Khách sạn
Khác với hầu hết các ngành nghề khác, nghề phụ bếp có những yêu cầu đặc biệt về kiến thức và kỹ năng làm việc thực tế trong nhà bếp. Nếu bạn là người đã có những kinh nghiệm thực tiễn thì đó thực sự là một điểm nhấn đặc biệt mạnh mẽ giúp lá đơn xin việc phụ bếp của bạn trở nên tỏa sáng hơn.
Bạn có thể nêu những kỹ năng đã học được trong căn bếp trước đây và thành tích làm việc nếu như bạn là người đã có kinh nghiệm phụ bếp từ công việc trước. Những kỹ năng mềm trong nhà bếp như kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quan sát và sắp xếp cũng có thể là một điểm cộng vào lá đơn của bạn. Bởi lẽ phụ bếp là một vị trí khó và vô cùng quan trọng trong nhà bếp của mỗi một nhà hàng, khách sạn, vậy nên hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng chính bạn là người phù hợp nhất cho vị trí phụ bếp bằng những kinh nghiệm vốn có quý giá của mình.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người chưa có quá nhiều kinh nghiệm với nghề phụ bếp, hãy đề cập tới một số kỹ năng cần thiết đối với nghề phụ bếp mà bạn đã học tập được trong quá trình làm những công việc khác có liên quan. Bạn hãy cố gắng thể hiện tất cả những khả năng làm việc trong nghề bếp của mình để lá đơn xin việc phụ bếp có tính thuyết phụ và thu hút hơn nhé.
Nếu bạn đã từng nhận được những giải thưởng, thành tích tuyên dương đáng nể trong nghề bếp thì đây thực sự là một điểm nhấn quan trọng trong lá đơn xin việc phụ bếp. Những chứng chỉ hoặc giải thưởng cá nhân, đoàn đội liên quan đến ngành ẩm thực, nghề bếp mà bạn đã đạt được qua các khóa đào tạo và cuộc thi sẽ tăng thêm tính thuyết phục cho lá đơn và giúp nhà tuyển dụng đảm bảo được chất lượng công việc của bạn sau khi tuyển dụng.
Xem thêm: CV phụ bếp, hướng dẫn cách trình bày, sắp xếp nội dung trong CV
Khi đi xin việc, một số người hay nhầm lẫn nội dung của đơn xin việc với CV cá nhân và cảm thấy lúng túng khi không biết viết đơn thế nào cho đúng. Vậy một lá đơn xin việc phụ bếp chuẩn bao gồm những nội dung gì và trình bày ra sao? Câu trả lời nằm ngay bên dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.
Bất kỳ phần mở đầu của một lá đơn nào đều là phần gây ấn tượng đầu tiên đối với nhà tuyển dụng. Ở phần này, bạn cần thật chăm chút, tỉ mỉ đầu tư cho nội dung và cách thức trình bày sao cho những thông tin được cung cấp một cách chính xác và vừa đủ, thể hiện được phong thái chuyên nghiệp và nghiêm túc của người ứng tuyển.
Đầu tiên, viết và trình bày đúng quốc hiệu, tiêu ngữ theo tiêu chuẩn của một văn bản hành chính cũng là một yếu tố đánh giá cách làm việc của nhà tuyển dụng. Ở phần này, quốc hiệu cần được viết bằng chữ in hoa, tiêu ngữ được viết in hoa chữ cái đầu, căn chỉnh giữa trang giấy.
Về phần tiêu đề của lá đơn xin việc, tốt nhất bạn nên viết bằng chữ in hoa, bôi đậm và bỏ cách khoảng 1-2 dòng từ quốc hiệu và tiêu ngữ để tiêu đề được nổi bật hơn. Để lá đơn được rõ ràng và thu hút nhà tuyển dụng từ cái nhìn đầu tiên, vị trí công việc nên được ghi ngay trên tiêu đề. Ở đây, bạn đang muốn viết đơn xin việc phụ bếp thì tiêu đề có thể là ĐƠN XIN VIỆC VỊ TRÍ PHỤ BẾP hoặc ĐƠN XIN VIỆC PHỤ BẾP.
Phần kính gửi, ghi tên người, bộ phận, tên nhà hàng bạn muốn gửi lá đơn xin việc của mình. Ví dụ: Kính gửi bộ phận nhân sự khách sạn Long Thành. Phần này bạn có thể bôi đậm để thông tin người nhận được rõ ràng hơn.
Tiếp theo bạn hãy nêu ngắn gọn những thông tin cơ bản nhất về bản thân để nhà tuyển dụng có thể phân biệt bạn với các ứng viên khác. Các thông tin cần bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, e-mail,...
Cuối cùng, bạn hãy nêu ra lý do bạn viết đơn xin việc một cách ngắn gọn và dễ hiểu, không cần quá dài dòng lan man. Về cơ bản, phần này chỉ cần 2-3 câu giải thích bạn lấy thông tin tuyển dụng từ đâu và vì sao bạn ứng tuyển là được.
Phần thân của lá đơn xin việc phụ bếp là nơi bạn thể hiện những ưu thế về học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân, để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và khiến họ cảm thấy bạn chính là người họ cần cho vị trí phụ bếp trong nhà hàng của bạn.
Ở phần này, hãy sáng suốt chọn ra những thông tin có giá trị nhất về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để đưa vào lá đơn xin việc. Vì độ dài hiệu quả nhất của một lá đơn xin việc rơi vào khoảng từ 1-2 trang, vậy nên bạn không nên liệt kê dàn trải tất cả những gì mình có vào đơn mà hãy làm nổi bật mình bằng những thông tin đắt giá nhất.
Bạn có thể chia phần thân đơn xin việc thành 2 đoạn nhỏ để nhấn mạnh hai thế mạnh lớn nhất về học vấn và kinh nghiệm của bản thân. Cài cắm thông tin một cách hợp lý và khéo léo là cách hiệu quả để bạn chinh phục nhà tuyển dụng bằng lá đơn xin việc phụ bếp của mình.
Ở phần kết này, bạn nên nhấn mạnh lại một lần nữa thiện chí và nhiệt huyết muốn làm việc ở vị trí phụ bếp trong nhà hàng, công ty mà bạn ứng tuyển và năng lực, khả năng làm việc của bạn phù hợp với công việc đó.
Bạn có thể đưa ra những gợi ý về một cuộc gặp mặt trực tiếp để thảo luận cụ thể hơn về công việc hoặc một cuộc phỏng vấn từ người tuyển dụng với thông tin liên lạc của bản thân. Cuối cùng, đừng quên một lời cảm ơn chân thành đến người nhận đơn khi họ đã dành thời gian để đọc và xem xét lá đơn. Kết thúc lá đơn là địa điểm, ngày, tháng, năm và chữ ký ghi rõ họ tên của người làm đơn.
Vậy là một lá đơn xin việc phụ bếp đã hoàn thành và sẵn sàng để được gửi đến tay nhà tuyển dụng của bạn rồi đó.
Xem thêm: Việc làm sinh viên làm thêm
Dưới đây là một số điểm cần lưu ý trong bức thư xin việc làm phụ bếp để tránh các sai lầm không mong muốn. Những chi tiết dù nhỏ nhưng cũng sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì tính thiếu tỉ mỉ và chuyên nghiệp trong công việc:
- Nghề phụ bếp có khá nhiều kỹ năng nhỏ lẻ, chi tiết, bạn không nên liệt kê toàn bộ trong lá thư xin việc của mình mà nên nhóm chúng lại thành những nhóm kỹ năng khái quát để nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá năng lực hơn.
- Bạn càng đưa ra được những thông tin đáng tin cậy về năng lực, trình độ làm bếp của mình, bạn càng có cơ hội lớn hơn để được chấp nhận bởi nhà tuyển dụng. Đặc biệt là khi bạn có những kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn lớn, nổi tiếng trong ngành.
- Đương nhiên, hãy nhớ rằng những lỗi khác như chính tả, tính xác thực thông tin, đơn quá dài cũng sẽ làm bạn mất điểm.
Với những thông tin hướng dẫn viết đơn xin việc phụ bếp trên đây, tuyendung3s.com hy vọng sẽ giúp các bạn sẽ thành công trở thành một người phụ bếp tốt trong nhà hàng, khách sạn mơ ước của mình.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :