Ngày đăng: 17/05/2024
Mỗi người khi bước chân ra khỏi cánh cổng trường Đại học đều mong muốn ứng tuyển vào một vị trí công việc riêng phù hợp với ước mơ và sở thích. Và chắc hẳn không ít bạn thích bộ phận QA - một trong những công việc được ưa chuộng ở thời điểm hiện tại. Với mong muốn giúp bạn chuẩn bị tốt cho một buổi phỏng vấn QA, tuyendung3s.com đã tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn QA đầy đủ và chi tiết để bạn tự tin hơn khi đứng trước những nhà tuyển dụng.
QA là được hiểu là Quality Assurance có nghĩa là bộ phận chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo cho chất lượng, đề xuất đưa ra quy trình phát triển cho một sản phẩm. Bộ phận QA yêu cầu tính cẩn thận và sáng tạo, nên khi phỏng vấn các nhà tuyển dụng sẽ liên tục đưa ra các câu hỏi từ những câu hỏi từ thông dụng, phổ thông đến những câu hỏi liên quan đến chuyên ngành và công việc. Nên nếu bạn không chuẩn bị từ trước sẽ dễ bị các đối thủ khác “đè bẹp”.
Ngoài ra, bằng cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn, bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá liệu bạn có phù hợp với vị trí trống trong bộ phận QA không thông. Mỗi bộ phận sẽ có một tiêu chí tuyển dụng riêng, thông qua các câu hỏi được các ứng viên trả lời, người phỏng vấn sẽ đánh giá được năng lực và trình độ của bạn để so sánh bạn và các đối thủ. Bởi vậy, sự chuẩn bị chu đáo sẽ quyết định rằng bạn có phải là “người ấy” mà công ty cần tìm kiếm hay không.
Khi bắt đầu một buổi phỏng vấn QA, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra một số câu hỏi cơ bản để hiểu hơn về các ứng viên đang ứng tuyển cũng như giúp cho các ứng viên có thể thích ứng và tự tin hơn trong các câu hỏi khó hơn về sau. Và dưới đây sẽ là những câu hỏi thường được sử dụng trong các buổi phỏng vấn.
Đây là câu hỏi mà hầu hết các ứng viên nhận được từ phía nhà tuyển dụng và phỏng vấn QA cũng vậy. Ít ai cho rằng nó quan trọng và không chuẩn bị thật kỹ càng trước khi trả lời, nhưng sự thật là bạn hoàn toàn có thể thu hút được nhà tuyển dụng khi bạn có một phần giới thiệu đặc sắc hơn các ứng viên khác, cái nhìn đầu thiện cảm sẽ giúp các bạn được các nhà tuyển dụng để ý hơn trong các phần tiếp theo.
Gợi ý trả lời:
Các thông tin quan trọng bạn chắc chắn cần đề cập đến như:
- Họ và tên, tuổi
- Địa chỉ, quê quán
- Tuổi nghề và tốt nghiệp trường đại học nào
Ngoài ra, bạn có thể tạo một “làn gió mới” để thu hút ánh mắt các nhà tuyển dụng bằng cách nói thêm về sở thích niềm đam mê cũng như kinh nghiệm của mình từng có trong lĩnh vực QA, hay một số điều khiến bạn nổi bật và tự tin hơn khi tiếp nhận công việc QA.
Tuy nhiên, bạn không nên lan man, kể lể quá nhiều, gây mất thời gian cho buổi phỏng vấn và khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy các thông tin đưa ra không còn có điểm nhấn.
Gợi ý trả lời:
Bạn hãy nêu các kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương với vị trí QA mà mình đã từng thử sức, hay các công việc bạn đã từng làm và có liên quan đến công việc. Điều bạn làm là hãy sắp xếp các kinh nghiệm làm việc của bạn theo trình tự, tầng bậc và nói thật ngắn gọn để các nhà tuyển dụng có thể hình dung tốt nhất trình độ của bạn đang hiện có.
Trong trường hợp bạn chưa từng có kinh nghiệm, công ty hoàn toàn có thể đào tạo lại bạn nên một câu trả lời thật thà sẽ khiến bạn ghi điểm hơn là những điều bạn “bịa” ra. Vì vậy nếu chưa có kinh nghiệm bạn có thể trả lời rằng: “ Em muốn công ty sẽ là nơi nhìn thấy những năng lực trong công việc QA của em, công ty sẽ là môi trường tốt để em học hỏi những kinh nghiệm làm việc và phát triển những kỹ năng còn thiếu sót ...”
Gợi ý trả lời:
Đầu tiên, bạn nên tìm hiểu về công ty và bộ phận QA để trình bày được những hiểu biết của mình về công ty, công ty hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực nào, và công ty có đặc điểm gì phù hợp, và những chế độ của công ty tốt với cá nhân. Tiếp theo, bạn hãy cho các nhà tuyển dụng thấy bạn chính là “mảnh ghép còn thiếu sót của công ty”, với những kinh nghiệm và đam mê của bản thân bạn tự tin công ty và vị trí QA phù hợp với bản thân, mong muốn đóng góp những năng lực, kinh nghiệm làm việc cho công ty càng thêm phát triển vững mạnh.
Đây là câu hỏi để các nhà tuyển dụng biết được sự chuẩn bị của bạn và những hiểu biết của bạn về công ty - môi trường bạn có thể cống hiến sau này, bên cạnh đó các nhà tuyển dụng muốn biết được điều gì đã thu hút ứng viên khi nộp CV vào đơn vị của mình.
Đây là câu hỏi giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được tầm nhìn của bạn trong công việc QA cũng như trong cuộc sống. Bên cạnh đó việc đưa ra một mục tiêu “khôn ngoan” cũng cho thấy được khả năng lên kế hoạch và khả năng làm việc của mỗi người.
Gợi ý trả lời:
Tôi mong muốn có thể đóng góp năng lực của mình cho bộ phận QA nói riêng và sự phát triển của công ty nói chung. Bên cạnh đó, tôi muốn trau dồi thêm những kinh nghiệm trong vị trí công việc QA để có chỗ đứng và tên tuổi trong công ty, hay có thể thăng chức đến một vị trí lớn nào đó ,....
Mỗi người sống và làm việc đều có những mục tiêu riêng của bản thân làm kim chỉ nam để hoàn thành tốt công việc đã chọn. Vậy nên hãy chia sẻ những mục tiêu của bạn để cho những nhà tuyển dụng QA hiểu rõ hơn những kế hoạch và dự định của bạn trong tương lai khi bạn được đồng hành cùng công ty.
Bạn nên suy nghĩ và cân nhắc vấn đề này từ trước để khi trao đổi với nhà tuyển dụng vì ai cũng mong muốn nhận được thù lao đúng với năng lực và công sức của mình.
Gợi ý trả lời:
Bạn nên trả lời theo mức lương phù hợp và thỏa thuận với nhà tuyển dụng QA. Tránh đề cập lương là một con số quá cao khiến cho các nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn đang quá “ảo tưởng” về bản thân. Nhưng cũng đừng ngần ngại mà đưa ra con số quá thấp sẽ thiệt thòi cho chính bạn và một số người sẽ nghĩ bạn không có năng lực nên mới đề cập con số đấy.
Bên cạnh đó bạn cũng nên trao đổi về vấn đề thưởng tháng, bảo hiểm, hay các chế độ khác của công ty như: du lịch, ăn uống,.... khi làm trong bộ phận QA sẽ khiến cuộc phỏng vấn trở nên tự nhiên và dễ dàng trao đổi.
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn QA chúng ta thường gặp như đã nêu ở trên, các nhà tuyển dụng còn đưa ra những câu hỏi để kiểm tra những kiến thức đang có của mỗi cá nhân trong công việc cũng như ngành nghề đã lựa chọn. Ở mỗi ngành nghề khác nhau, mỗi vị trí khác nhau đều có những khối lượng kiến thức khác nhau. Nếu bạn trả lời được những câu hỏi đó chứng tỏ bạn là một người hiểu biết và ham học hỏi, đó cũng là một điểm cộng rất lớn khi phỏng vấn.
Ví dụ một số câu hỏi bạn có thể gặp khi phỏng vấn QA
- Quy trình phát triển cho một sản phẩm gồm có những bước cơ bản gì?
- Để viết script bạn cần sử dụng loại ngôn ngữ nào? Nêu và giải thích.
- Ngoài những kiến thức từ sách vở, bạn bổ sung kiến thức công việc QA từ những nguồn thông tin nào?
- Hãy nói cho chúng tôi những hiểu biết của bạn về severity và priority?
- Khi công việc QA thường rất căng thẳng và mệt mỏi, bạn làm gì để giảm bớt áp lực trong công việc?
Và còn có rất nhiều câu hỏi mà một người phỏng vấn QA cần lưu ý, vì vậy việc chuẩn bị khối lượng kiến thức về QA là hết sức cần thiết.
Hãy tập luyện trả lời các câu hỏi có thể có trong buổi phỏng vấn QA, bạn có thể đứng trước gương hoặc nhờ bạn bè, người thân hỏi và mình chuẩn bị sẵn để trả lời để có được sự phản xạ tốt nhất, tự nhiên nhất.
Các câu trả lời nên ưu tiên ngắn gọn, đủ ý, ngôn từ dễ hiểu tránh dài dòng miên man hay mất thời gian hay thiếu sót về ý nghĩa trong câu nói, như thế sẽ đánh mất điểm trong mắt người tuyển dụng.
Kiến thức công việc QA cũng phải được chuẩn bị kĩ, vì khi trả lời được hết các câu hỏi được đưa ra theo chiều hướng đúng sẽ chứng tỏ bạn là người có năng lực và thực sự phù hợp với công việc này. Vậy nên việc tích lũy kiến thức thêm từng ngày chính là đang tạo cơ hội để bạn tiến gần hơn đến công việc mình mong muốn.
Chuẩn bị một tâm lý tốt và sức khỏe tốt. Một tinh thần tốt sẽ khiến bạn lạc quan hơn, tư duy sẽ rộng mở hơn, giúp bạn tự tin hơn trong câu trả lời của mình. Các nhà tuyển dụng sẽ thêm phần ấn tượng với những người tự tin nhưng không phải là tự tin quá mức.
Bên cạnh đó bạn còn nên chuẩn bị CV xin việc thật ấn tượng giúp các bạn được để ý hơn trong quá trình xét duyệt hồ sơ.
Một vấn đề cũng cần lưu ý là vấn đề ăn mặc và thái độ trong khi phỏng vấn. Một trang phục phù hợp không chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuẩn bị kỹ càng trước khi phỏng vấn của bạn mà đó còn thể hiện sự tôn trọng của bạn với công ty. Khi phỏng vấn cần có thái độ đúng chuẩn mực và thật sự nghiêm túc. Có thể bạn trả lời được hết những câu hỏi người tuyển dụng đưa ra nhưng thái độ của bạn không tốt cũng sẽ là một điểm trừ rất lớn.
Trên đây là một số những chia sẻ về bộ câu hỏi phỏng vấn QA, một số tip trả lời và những lưu ý để bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình. Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn chạm gần hơn đến công việc QA mà mình mơ ước.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :