Những câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing nhà tuyển dụng hỏi nhiều nhất?

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Minh Trang  

Ngày đăng: 19/04/2024

Đặt vào bối cảnh thời đại 4.0 khi công nghệ số lên ngôi, Digital Marketing trở thành một thứ vũ khí đắc lực giúp cho các doanh nghiệp nâng cao vị thế thương hiệu cũng như khả năng kinh doanh. Marketing cũng trở thành một trong những ngành HOT thu hút được khối lượng lớn ứng viên tham gia. Có thể thấy mức độ cạnh tranh trong ngành này là vô cùng khốc liệt, chính vì vậy, để có thể nắm bắt được cơ hội trúng tuyển, bạn nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin và dữ liệu cần thiết trước khi tham gia buổi phỏng vấn với các nhà tuyển dụng.

Trong số đó, một trong những thông tin quan trọng bạn cần phải tìm hiểu trước tiên là những câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing thường gặp trong các buổi phỏng vấn. Việc nghiên cứu trước câu hỏi sẽ giúp bạn có thể dễ dàng ứng biến trước mọi tình huống mà nhà tuyển dụng đưa ra.

1. Cơ hội việc làm của ngành Digital Marketing

Cơ hội việc làm của ngành Digital Marketing
Cơ hội việc làm của ngành Digital Marketing

Một trong những mối quan tâm hàng đầu của ứng viên khi quyết định lựa chọn theo đuổi một nghề nghiệp đó là cơ hội việc làm của ngành nghề đó. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là, đâu là cơ hội phát triển việc làm cho ngành Digital Marketing?

Trước tiên, cần phải hiểu rằng Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ những hình thức tiếp thị số, và tất nhiên phạm vi của nó là vô cùng rộng với nhiều mảng khác nhau. Công việc của một Digital Marketer rất đa dạng, khi bạn theo học ngành Digital Marketing, bạn có thể trở thành một SEO-er có nhiệm vụ tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, đẩy website lên top, bạn cũng có thể là một chuyên viên thiết kế giao diện website, hay một người sản xuất video trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok…

Nếu như trước đây chỉ có những doanh nghiệp lớn mới chú trọng vào Digital Marketing thì hiện nay, gần như tất cả doanh nghiệp đều sử dụng digital marketing làm đòn bẩy để phát triển công việc kinh doanh, kéo theo đó là “ cơn khát nhân lực ” của ngành này mỗi lúc càng tăng cao. Dễ thấy khi bạn gõ từ khóa “ tuyển dụng digital marketing ” lên thanh tìm kiếm của google, kết quả bạn nhận được sẽ là vô vàn bản tin tuyển dụng.

Từ những căn cứ trên hoàn toàn có thể nhận định, Digital Marketing là một trong những ngành HOT mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các ứng viên. Thậm chí ngay cả khi bạn không phải là sinh viên theo học ngành Marketing, bạn vẫn có thể tham gia những khóa học Marketing bên ngoài hoặc đăng ký vị trí thực tập sinh học việc của những công ty chuyên về Marketing.

Xem thêm: Viết CV thực tập Marketing như thế nào để gây ấn tượng

2. Các câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing thường gặp

Câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing thường gặp
Câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing thường gặp

Nếu như đơn xin việc của bạn đã được chọn và bạn may mắn được nhà tuyển dụng liên hệ mời đến buổi phỏng vấn, giờ thì hãy cùng bắt tay vào chuẩn bị cho khâu phỏng vấn của bạn để nó trở nên hoàn hảo nhất có thể. Vậy đâu là những câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều nhất ? Hãy cùng tuyendung3s.com tìm hiểu ngay ở phần dưới đây bạn nhé!

2.1. Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân không?

Ở câu hỏi này, hơn cả việc đưa ra những thông tin liên hệ cơ bản như: Tên tuổi, quê quán, trường học, chuyê ngành..., bạn cần cho nhà tuyển dụng thấy được sự tự tin, nhiệt huyết, thái độ giao tiếp tốt và cách ứng xử chuyên nghiệp. Trước khi bắt đầu nêu các thông tin, đừng quên gửi những lời chào trang trọng đến nhà tuyển dụng hoặc bày tỏ cảm nghĩ ngắn gọn của bạn khi có cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Đây sẽ là bước đệm quan trọng giúp bạn tạo dựng được ấn tượng tốt đẹp với các nhà tuyển dụng.

Ngoài ra việc khéo léo lồng ghép một số kinh nghiệm và kỹ năng của cá nhân vào cũng là một bí kíp hiệu quả để chinh phục các nhà tuyển dụng đấy.

2.2. Bạn hiểu gì về Digital Marketing?

Bạn hiểu gì về Digital Marketing?
Bạn hiểu gì về Digital Marketing?

Với một chuyên ngành đòi hỏi nhiều về trình độ như Digital Marketing thì việc nhà tuyển dụng sử dụng nhiều câu hỏi liên quan đến chuyên môn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Với câu hỏi “ Bạn hiểu gì về Digital Marketing? ”, bạn hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời theo các hướng khác nhau như trả lời dựa trên kiến thức lí thuyết có sẵn hoặc trả lời theo quan điểm của bản thân bạn. Lẽ dĩ nhiên bạn có thể kết hợp cả 2 cách, thậm chí đây còn là một câu trả lời đáng được hoan nghênh khi ứng viên vừa chứng minh được bạn có các kiến thức chuyên ngành lại vừa thể hiện được sự sáng tạo, mới lạ khi mang đến những quan điểm thú vị, mới mẻ.

2.3. Bạn đã có kinh nghiệm hoạt động dưới mảng nào của Digital Marketing?

Bạn đã có kinh nghiệm hoạt động dưới mảng nào của Digital Marketing?
Bạn đã có kinh nghiệm hoạt động dưới mảng nào của Digital Marketing?

Như đã đề cập đến ở phần 1, Digital Marketing là một ngành có phạm vi rất rộng với nhiều mảng khác nhau. Ở dạng câu hỏi này, bạn không nên quá tham lam trình bày nhiều kiến thức về Marketing sẽ khiến cho câu trả lời của bạn trở nên dài dòng, lan man. Thay vào đó, lưu ý chỉ nên đưa công việc mà mình từng làm hay những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập lên làm trọng tâm chính.

Trong trường hợp bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tìm hiểu qua một số kiến thức cơ bản hay các thuật ngữ về digital marketing và trình bày nó một cách ngắn gọn với các nhà tuyển dụng. Hành động này không chỉ chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một con người ham học hỏi và có tinh thần cầu tiến mà còn thể hiện được niềm đam mê công việc của bạn, bạn thật sự yêu thích công việc này và nỗ lực ra sao để có cơ hội làm việc.

Xem thêm: Hướng dẫn trả lời chi tiết câu hỏi phỏng vấn content Marketing

2.4. Bạn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như thế nào?

Bạn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình thế nào?
Bạn đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình thế nào?

Khi gặp câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu, đa phần ứng viên sẽ bộc lộ sự thiếu tự tin trong quá trình đối đáp với các nhà tuyển dụng. Làm sao để trình bày điểm mạnh một cách hợp lý mà không bị cho là đang khoe khoang? Làm thế nào để nói về điểm yếu để đảm bảo không bị mất điểm trước các nhà tuyển dụng?

Đầu tiên, khi muốn đưa ra câu trả lời chính xác nhất, bạn nên phân tích điểm mạnh dựa trên hai yếu tố quan trọng: tính cách và kỹ năng. Ngoài ra, hãy đảm bảo liệt kê một số điểm mạnh liên quan đến tính chất công việc của bạn. Ví dụ với vị trí nhân viên Digital Marketing cần sự năng động, sáng tạo và tinh thần nỗ lực, ham học hỏi không ngừng, nếu như bản thân bạn sở hữu một trong những điểm mạnh trên thì đừng ngần ngại đề cập chúng với các nhà tuyển dụng. Khi bạn chứng minh được bản thân hội tụ đầy đủ những gì mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, cơ hội trúng tuyển của bạn đương nhiên sẽ càng tăng cao.

Giờ thì hãy tiếp tục đến với các điểm yếu trong quá trình phỏng vấn, đồng thời cũng là một phần khiến cho rất nhiều ứng viên lo ngại. Điều quan trọng hơn cả là bạn hãy giữ một tâm thế bình tĩnh, vững vàng, tránh đánh mất đi sự tự tin bạn đã tạo dựng được trong suốt quá trình phỏng vấn lúc đầu. Suy cho cùng thì trong chúng ta chẳng có ai là thật sự hoàn hảo cả, ngay cả một cá nhân cho dù xuất chúng đến mấy cũng sẽ không thể tránh khỏi mắc một vài sai sót. Hơn ai hết nhà tuyển dụng là người nhận thức rõ ràng được điều này, hãy hiểu rằng câu hỏi về điểm yếu không chỉ được sử dụng với mục đích để họ tìm hiểu thêm về bạn thôi đâu, nhiều hơn thế, nhà tuyển dụng muốn thấy được sự trung thực, thành thật cũng như thái độ bình tĩnh trong quá trình xử lý tình huống của ứng viên.

Với câu hỏi này, trước tiên bạn hãy cứ thẳng thắn thừa nhận những điểm yếu của bản thân, tuy nhiên hãy linh hoạt xoay chuyển vấn đề để nhà tuyển dụng có thể thấy được mặt tích cực trong câu trả lời của bạn. Tuyệt đối đừng đưa ra những điểm yếu gây ảnh hưởng đến công việc hoặc các kỹ năng cần có của vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Giả sử với vị trí nhân viên Digital Marketing, trong quá trình triển khai các hoạt động và dự án cần sự phối hợp của nhiều bộ phận, yêu cầu tối thiểu được đặt ra ở đây là ứng viên tinh thần làm việc nhóm. Tuy nhiên khi trình bày đến điểm yếu bạn lại đề cập đến việc không giỏi giao tiếp, không tạo được tương tác với các đồng nghiệp thì đương nhiên, bạn đã vô tình đánh mất cơ hội trúng tuyển của mình. Ở phần này, bạn có thể trình bày dài một chút cũng không sao. Thay vì chỉ tập trung điểm yếu, sao bạn không đưa thêm những lí do để giải thích vì sao bạn có điểm yếu đó.

Xem thêm: Bạn hiểu Marketing là gì? Học ngành Marketing ra làm gì?

2.5. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Đây là thời điểm không thể nào thích hợp hơn để bạn có thể thể hiện ra những khía cạnh nổi bật của bản thân với các nhà tuyển dụng. Ngoài những yếu tố về chuyên môn như những bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc, bạn nên đề cập thêm những phẩm chất của bản thân mà bạn cho là phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ví dụ bạn là người năng động, sáng tạo, bạn đã từng tham gia các hoạt động và dự án liên quan đến marketing... đừng ngần ngại đề cập với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên nói tất cả những gì bạn muốn hay quá đề cao đến các mục đích cá nhân, giả sử như khi bạn đề cập quá nhiều đến chuyện thu nhập hoặc đưa ra một mức lương quá cao so với khả năng của bạn, đây là một hành động sẽ gây mất điểm trầm trọng trong mắt các nhà tuyển dụng.

Xem thêm: Việc làm Marketing - PR

3. Một số nhóm câu hỏi khác

Một số nhóm câu hỏi khác trong quá trình phỏng vấn
Một số nhóm câu hỏi khác trong quá trình phỏng vấn

 

Ngoài những câu hỏi phổ biến trên, trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng có thể đề cập đến thêm một số câu hỏi khác đào sâu hơn vào yếu tố chuyên môn. Với vị trí nhân viên digital marketing, bạn có thể tham khảo thêm một số câu hỏi như:

- Bạn hiểu thế nào về tiếp thị kỹ thuật số?

- Bạn thường sử dụng nền tảng tiếp thị kỹ thuật số nào?

- Trong quá trình làm việc bạn đã từng thất bại hay chưa? Cách giải quyết của bạn như thế nào?

- Bạn nghĩ thách thức lớn nhất trong tiếp thị kỹ thuật số là gì và bạn đang có gì, chuẩn bị gì để giải quyết nó?

- Hiện bạn đang sử dụng phần mềm nào để tiếp thị kỹ thuật số ?

- Giả sử khách hàng phản hồi tiêu cực về chất lượng dịch vụ mà bạn cung cấp, bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn bao giờ cũng là một bí kíp hiệu quả
Chuẩn bị trước câu hỏi phỏng vấn bao giờ cũng là một bí kíp hiệu quả

Có sự chuẩn bị ngay từ trước bao giờ là bí quyết hiệu quả giúp bạn luôn giữ được tác phong chuyên nghiệp, chỉn chu trong suốt phỏng vấn của bạn. Giờ đây, chắc hẳn bạn đọc đều đã nắm được những câu hỏi phỏng vấn digital marketing. Chúc bạn sẽ thể hiện thật tốt ở buổi phỏng vấn và sẽ sớm có được công việc như ý muốn. Đừng quên theo dõi tuyendung3s.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về việc làm bạn nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :