Viết CV thực tập Marketing như thế nào để gây ấn tượng?

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Nga  

Ngày đăng: 24/04/2024

Marketing nói chung là lĩnh vực có xu hướng phát triển nghề nghiệp nhất thời điểm hiện tại. Với những ai đam mê lĩnh vực này, một vị trí thực tập Marketing luôn là cơ hội để bạn áp dụng kiến thức, học hỏi thêm nhiều kỹ năng từ những chuyên gia Marketing hàng đầu ở các doanh nghiệp. Thế nhưng, để có được vị trí này, mẫu CV thực tập Marketing luôn có một vai trò quan trọng không kém.

1. Nội dung cần làm nổi bật trong CV thực tập Marketing

Thực tập sinh Marketing là bước đầu tiên quan trọng trong sự nghiệp gắn liền với lĩnh vực này của bạn. Đừng nghĩ rằng chuẩn bị một hồ sơ xin việc chung chung, không đầu không cuối thì bạn vẫn sẽ có cơ hội. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực Marketing là vô cùng khắc nghiệt, kể cả ở vị trí nhỏ bé này. Đó chính là lý do bạn nên đầu tư cho mẫu CV thực tập Marketing. Hãy bắt đầu bằng những gợi ý của tuyendung3s.com nhé!

Nội dung cần làm nổi bật trong CV thực tập Marketing
Nội dung cần làm nổi bật trong CV thực tập Marketing

1.1. Viết thông tin cá nhân và trình độ học vấn cụ thể

Bắt đầu với những thông tin để giúp nhà tuyển dụng “nhận diện” được bạn, bao gồm họ tên, số điện thoại, năm sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại, email hoặc trang web, mạng xã hội mà bạn tự tin nhất. Trình bày thông tin cá nhân đảm bảo nhà tuyển dụng có thể dùng chúng để phân biệt được bạn với những ứng viên khác, và cả phân biệt giữa vị trí mà bạn đang ứng tuyển với các vị trí khác nhé.

Để ứng tuyển vào thực tập sinh ngành Marketing, các ứng viên đa phần đều phải sở hữu bằng cấp, chứng chỉ hoặc đang là sinh viên chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực này. Ngành Marketing, Quản trị kinh doanh, Tiếp thị quảng cáo, Quan hệ công chúng, Truyền thông,... Trình độ học vấn rất quan trọng, chúng có thể quyết định bạn có phù hợp với vị trí này hay không. Do đó, cố gắng làm chúng thật hấp dẫn và nổi bật, bằng cách liệt kê cụ thể chuyên ngành, trường, thời gian, điểm số, điểm tốt nghiệp (nếu chúng thực sự ấn tượng) vào mục này nhé.

Xem thêm: Việc làm Marketing - PR

1.2. Nghiêm túc với mục tiêu nghề nghiệp

Nghiêm túc với mục tiêu nghề nghiệp
Nghiêm túc với mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp chính là cơ hội đầu tiên để bạn cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị cần thiết mà bạn đang sở hữu. Hãy xem mục tiêu nghề nghiệp như là một thông điệp quảng cáo, một cách để bạn tiếp thị chính bản thân mình. Một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng phải thu hút người đọc ngay lập tức thông qua 2 - 3 dòng. Trong đó, nội dung phải nhấn mạnh được trình độ chuyên môn, những kỹ năng cốt lõi và đặc biệt là niềm đam mê cũng khát vọng của bạn đối với lĩnh vực Marketing nói chung.

Bạn mong muốn được thực hành, học hỏi và cống hiến như thế nào? Bạn đặt mục tiêu sẽ ở vị trí nào trong thời gian tới? Bạn có thể giúp được gì cho tổ chức doanh nghiệp bằng những gì bạn có?

Ví dụ: “Hình dung và thực hành rõ ràng hơn ở môi trường thực tế. Ứng dụng các kiến thức, kỹ năng về Marketing đã được học tập suốt 4 năm học. Sẵn sàng học hỏi, nuôi dưỡng niềm đam mê, bổ sung tri thức, kỹ năng, nhất là ở mảng Marketing online. Mong muốn được trở thành nhân viên chính thức của quý công ty sau khi kết thúc thời gian thực tập.”

1.3. Làm nổi bật hoạt động ngoại khóa nếu không có kinh nghiệm

Làm nổi bật hoạt động ngoại khóa nếu không có kinh nghiệm
Làm nổi bật hoạt động ngoại khóa nếu không có kinh nghiệm

Nhà tuyển dụng luôn mong muốn xem được một CV thực tập Marketing thực sự được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúng cho họ một cái nhìn tổng quan về giá trị con người của ứng viên với tư cách là một chuyên gia. Ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm làm việc, thì các hoạt động ngoại khóa cũng như giáo dục mà bạn đã trải qua sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng những hiểu biết sâu sắc về tiềm năng của bạn dưới vai trò thực tập sinh có đóng góp nhất định.

Kinh nghiệm trong CV thực tập Marketing có thể là việc bạn tham gia một câu lạc bộ, một hoạt động thực tập và tình nguyện trước đó. Hãy trình bày vai trò và những nhiệm vụ cụ thể mà bạn đã thực hiện. Thay vì chỉ liệt kê danh sách sáo rỗng những nhiệm vụ mà ai cũng biết, hãy cho một vài số liệu để minh chứng về kết quả. Chẳng hạn như “đã xây dựng kế hoạch truyền thông cho sự kiện trong trường, thu hút được số khán giả kỷ lục”,...

Nếu đang sở hữu một trang web, một blog hay bất kỳ một kênh truyền thông xã hội ấn tượng nào khác, bạn cũng có thể liệt kê chúng vào mục kinh nghiệm. Đây đều là những giá trị có sức ảnh hưởng trong nhận thức của nhà tuyển dụng. Những ứng viên có kiến thức và đã từng thực hành sẽ được săn đón nhiệt tình. Ngược lại, đừng bao gồm những các kinh nghiệm không liên quan đến vị trí này nhé.

Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn Digital Marketing mà nhà tuyển dụng thường đặt nhiều nhất

1.4. Tóm tắt hệ thống kỹ năng cần thiết

Tóm tắt hệ thống kỹ năng cần thiết
Tóm tắt hệ thống kỹ năng cần thiết

Đọc kỹ mô tả công việc hay tin tuyển dụng nhiều lần để xác định những năng lực quan trọng mà nhà tuyển dụng đang cần cho vị trí này. Sau đó, liên hệ những yêu cầu từ công việc với hệ thống các tính cách, đặc trưng, phẩm chất, kỹ năng mà bạn đang sở hữu.

Kỹ năng không chỉ nên được trình này ở mục kỹ năng làm việc, mà còn thể hiện khôn khéo bằng cách lồng ghép ở những mục khác như kinh nghiệm làm việc, mục tiêu nghề nghiệp,...

Mặc dù lĩnh vực Marketing yêu cầu những kỹ năng chuyên môn cụ thể, tuy nhiên các nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm những nhân viên có kỹ năng mềm hoàn chỉnh. Đó là những kỹ năng cho thấy bạn phù hợp với vai trò là thực tập sinh Marketing. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sắp xếp thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, ham học hỏi, chủ động và trách nhiệm,...

1.5. Bổ sung những thành tích cá nhân

Bổ sung những thành tích cá nhân
Bổ sung những thành tích cá nhân

Trong CV thực tập Marketing, mục thành tích như là một công cụ tiếp thị được cá nhân hóa rõ ràng nhất. Việc thể hiện các thành tích của bạn là rất quan trọng để quảng bá giá trị và thể hiện sự tiềm năng với nhà tuyển dụng, đặc biệt làm bạn nổi bật hơn những ứng viên còn lại. Hãy coi những thành tích như là đáp án cho câu hỏi “Tại sao công ty nên thuê bạn?” hay “Bạn có thể mang lại giá trị gì cho công ty?”,...

Để viết mục thành tích, đôi khi bạn sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhưng nếu bạn suy ngẫm một chút về những khoảnh khắc mà bạn đã tự hào nhất về bản thân, những giải thưởng đã giành được trong các cuộc thi, hay đơn giản là thành tích trong lớp, trường,... Những ứng viên có thành tích tốt luôn chứng minh họ là người biết học hỏi, luôn nỗ lực và có phấn đấu trong cuộc sống. Và chính những giá trị này là điều mà các nhà tuyển dụng thực tập sinh Marketing đang tìm kiếm.

Xem thêm: [Top 10] Các câu hỏi phỏng vấn Marketing hay nhất

2. Hoàn chỉnh CV thực tập Marketing đến từng chi tiết

Hoàn chỉnh CV thực tập Marketing đến từng chi tiết
Hoàn chỉnh CV thực tập Marketing đến từng chi tiết

Mẹo để CV thực tập Marketing của bạn không làm mất lòng nhà tuyển dụng là hãy hoàn chỉnh chúng thật chi tiết trước khi gửi đi. Những gì bạn cần làm là kiểm tra chính tả, hành văn, câu từ, tính chính xác và đầy đủ của các thông tin, đặc biệt là thông tin liên hệ. Bạn cũng có thể đưa CV thực tập Marketing cho một người khác đọc để nhận xét, sau đó xem xét chỉnh sửa.

Mẫu CV thực tập Marketing sẽ đẹp hơn nếu có thiết kế ấn tượng. Tham khảo các thiết kế CV xin việc trên tuyendung3s.com là một gợi ý bạn không nên bỏ qua. Với những kinh nghiệm chia sẻ ở trên, tuyendung3s.com tin rằng bạn sẽ sớm sở hữu mẫu CV thực tập Marketing chuẩn định hướng của mình, là công cụ để chinh phục nhà tuyển dụng cũng như hạ gục các ứng viên ngoài kia!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :