Bất khả kháng là gì? Thông tin về bất khả kháng mà bạn cần biết

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Anh  

Ngày đăng: 30/03/2024

Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về bất khả kháng là gì? Những thông tin về bất khả kháng mà bạn nên biết cũng như một vài trường hợp bất khả kháng

Trong cuộc sống luôn có những trường hợp, sự việc xảy ra mà con người không thể điều khiển hay có thể thay đổi cũng như những sự việc bất khả kháng không thể không xảy ra. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu khái niệm của bất khả kháng. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về bất khả kháng là gì? Những thông tin về bất khả kháng mà bạn nên biết cũng như một vài trường hợp bất khả kháng.

1. Tìm hiểu khái niệm, bản chất của bất khả kháng là gì?

Tìm hiểu khái niệm, bản chất của bất khả kháng là gì?
Tìm hiểu khái niệm, bản chất của bất khả kháng là gì?

Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng (từ tiếng Pháp: force majeure để chỉ "hiệu lực/sức mạnh lớn hơn") là một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa), địch họa v.v xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

Hiểu đơn giản và cụ thể hơn để bạn đọc có thể hình dung được thì bất khả kháng là khái niệm chỉ sự việc xảy ra, một sự kiện hay sự việc nào đó mà không nằm trong tầm kiểm soát của con người, điển hình như hiện tượng thiên tai, các cuộc bạo động hay chiến tranh,...xảy ra làm con người không thể thực hiện trách nhiệm, công việc và hoạt động như bình thường. Việc sử dụng trường hợp bất khả kháng chỉ nên dùng ở một số trường hợp nhất định, chứ không phải lý do cho việc biện minh những hành động, sự việc vi phạm pháp luật. Đã có những quy định trước pháp luật trong các điều khoản có quy định về các trường hợp có thể coi là bất khả kháng, bạn có thể tìm hiểu thêm để rõ hơn về bất khả kháng là gì.

Ngoài những sự việc không nằm trong số những sự việc xảy ra, một sự kiện hay sự việc nào đó mà không nằm trong tầm kiểm soát của con người như hiện tượng thiên tai, các cuộc bạo động hay chiến tranh thì còn có những sự kiện, hiện tượng nào đó xảy ra một cách khách quan, không do con người gây ra và những sự việc này khi diễn ra thì con người lại không thể nào lường trước, biết trước hay có thể kiểm soát được sự việc xảy ra theo ý muốn con người cũng như gần như không thể khắc phục được phần nào hậu quả xảy ra mặc dù đã áp dụng rất nhiều các biện pháp, cách giải quyết khác nhau và hết khả năng cho phép của mình nhưng vẫn không có tác dụng giải quyết, khống chế và khắc phục sự việc.

Các trường hợp bất khả kháng được dùng như cách bào chữa cho một số trường hợp nhất định nhưng không phải tất cả được quy về bất khả kháng cũng như bất khả kháng không phải được sử dụng với mục đích bào chữa cho các sai lầm, sơ suất hay các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan.

Ngoài ra trường hợp bất khả kháng còn xuất hiện trong các điều khoản của hợp đồng, cụ thể thường xảy ra với các hợp đồng có thời gian cụ thể nào đó, việc đưa các điều khoản bất khả kháng sẽ làm giảm trách nhiệm của hai bên theo điều khoản của hợp đồng. Ví dụ trong một thỏa thuận về tour du lịch, thường sẽ thêm các điều khoản quy định về cân nặng của hành lý, thời gian hoàn thành tiền tour, các điều khoản quy định mà hai bên cần thực hiện, tuy nhiên sẽ có một vài điều khoản quy định về bất khả kháng trong, trước và sau khi mua tour cho cả hai bên để giảm trách nhiệm đối với các bên ở một số trường hợp. Điển hình như điều khoản trong quy định sẽ nêu rõ nếu trong trường hợp mưa, thiên tai hay lũ lụt không hợp lý để khởi hành tour thì bên bán tour sẽ dời ngày tour, người tham gia tour không được hủy hay đòi hoàn lại số tiền đã đóng.

Định nghĩa về trường hợp bất khả kháng trong các điều luật quốc tế đã được quy định và hiểu đây như là một lý do hay sức mạnh đại diện cho việc biện hộ hay sức mạnh không thể chống lại được hay sự kiện không thể biết trước, ngoài tầm kiểm soát của quốc gia và làm cho nhà nước này về mặt vật chất là không thể hoàn thành bổn phận quốc tế của mình và trong các trường hợp kể trên thì bất khả kháng có mục đích ngăn ngừa một hành động quốc tế khỏi bị coi là bất hợp pháp mà nếu khi không áp dụng vào các trường hợp bất khả kháng thì các trường hợp này có thể bị coi là bất hợp pháp và phải chịu phạt theo quy định pháp luật.

Việc làm Luật - Pháp lý

2. Các trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định pháp luật

Như đã tìm hiểu ở trên thì có nhiều trường hợp được coi là bất khả kháng mà được pháp luật quy định cũng như đã được nêu rõ trong các điều khoản của hợp đồng. Tuy nhiên không phải trường hợp nào trong hợp đồng cũng được coi là trường hợp bất khả kháng mà thường các trường hợp bất khả đã được quy định rõ ràng tại các điều khoản.

Ở Việt Nam đã có điều luật quy định và bắt buộc mọi công dân thực hiện theo đó là theo bộ luật dân sự vào năm 2024 tại điều 156 ở khoản 1 đã quy định và giải thích về khái niệm cũng như phân loại các trường hợp bất khả kháng, giải thích những sự kiện bất khả kháng, đưa ra một số giải pháp, điều khoản để quy định xử lý các trường hợp này.

Ta có thể hiểu rằng trong các hợp đồng có xuất hiện các trường hợp khả kháng thì các bên liên quan cần đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản này để thực hiện việc ký kết, xác định trách nhiệm giữa các bên tham gia và đảm bảo thực hiện các điều khoản đa được quy định. Nếu một hoặc nhiều bên tham gia sau khi ký kết mà phá vỡ các điều khoản có trong hợp đồng mà không thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định thì bên phá vỡ hợp đồng phải chịu trách nhiệm bồi thường cũng như mặt pháp lý theo như điều khoản đã quy định trong hợp đồng. Nếu trường hợp vi phạm phá vỡ hợp đồng có liên quan hoặc nằm trong các điều khoản bất khả kháng thì bên phá vỡ sẽ được giảm hoặc miễn nhiễm trách nhiệm theo nội dung điều khoản trong hợp đồng

Một số trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định của pháp luật gồm:

2.1. Các sự kiện, hiện tượng mà không nằm trong tầm kiểm soát của con người

Các sự kiện, hiện tượng mà không nằm trong tầm kiểm soát của con người
Các sự kiện, hiện tượng mà không nằm trong tầm kiểm soát của con người

Thông thường những sự kiện, hiện tượng mà không nằm trong tầm kiểm soát của con người thường là các hiện tượng thiên nhiên như bão lũ, động đất, bệnh dịch,..., là các yếu tố có sự tác động từ nhiều bên như chiến tranh, trộm cướp,..., đây là những việc mà ngoài tầm kiểm soát và không lường trước được cũng như những sự việc này khi xảy ra sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến cá nhân, tập thể.

Khi xảy ra những hiện tượng, sự việc này thì nó ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ, công việc của cá nhân và đây được coi là trường hợp bất khả kháng. Trong những trường hợp này sẽ chiếu theo quy định để miễn giảm hoặc giảm nhẹ mức độ trách nhiệm trước sự việc.

Ví dụ đơn giản nhất là học sinh tiểu học được nghỉ các ngày thứ 7, chủ nhật và ngày lễ tết theo quy định. Khi có bão to quá hoặc nhiệt độ giảm sâu, học sinh không thể đến trường mà bắt buộc phải nghỉ học và đây là trường hợp bất khả kháng. Trong quy định sẽ nêu rõ các trường hợp quy định về việc nghỉ học khi có thiên tai, bão lũ của học sinh cũng như quy định về các mức độ có thể xảy ra với các trường hợp bất khả kháng.

Cần tìm việc

2.2. Những sự việc, sự kiện xảy ra để lại hậu quả không nằm trong tầm kiểm soát và khắc phục của con người

Những sự việc, sự kiện xảy ra để lại hậu quả không nằm trong tầm kiểm soát và khắc phục của con người
Những sự việc, sự kiện xảy ra để lại hậu quả không nằm trong tầm kiểm soát và khắc phục của con người

Trong một số trường hợp, người ta có thể lường trước được các sự việc xảy ra thông qua tính toán, suy đoán và dự trù các hợp có thể xảy ra để có thể kiểm soát tình hình và đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng có thể kiểm soát hay dự tính được hậu quả xảy ra của từng trường hợp và theo bộ luật dân sự vào năm 2024 tại điều 156 ở khoản 1 đã có quy định về những sự việc, sự kiện xảy ra để lại hậu quả không nằm trong tầm kiểm soát và khắc phục của con người ở từng trường hợp bất khả kháng cụ thể.

Ví dụ với những trường hợp sự kiện hay hiện tượng xảy ra mà trong quá trình thực hiện việc ký kết cũng như trong quá trình hoạt động bị tác động bởi nhiều yếu tố khiến cho việc thực hiện trách nhiệm, quyền, nghĩa vụ bị gián đoạn và gây nên những hậu quả ngoài tầm kiểm soát và khắc phục thì trường hợp đó sẽ được liệt vào những điều bất khả kháng và miễn nhiễm trách nhiệm trước pháp luật.

Xem thêm: Cám dỗ là gì? Làm sao để vượt qua cám dỗ của cuộc đời

3. Cách thực hiện để miễn trách nhiệm khi gặp các trường hợp bất khả kháng

Theo bộ luật dân sự vào năm 2024 tại điều 156 ở khoản 1 đã có quy định về những sự việc, sự kiện xảy ra được liệt kê vào các trường hợp bất khả kháng thì tại điều luật 295 đã quy định về cách xử lý, thực hiện theo các tiêu chí nhất định để các bên liên quan được miễn nhiễm trách nhiệm.

Một số nhiệm vụ cần thực hiện để miễn trách nhiệm khi gặp các trường hợp bất khả kháng gồm:

3.1. Thực hiện theo quy định về việc thông báo trong các trường hợp bất khả kháng

Thực hiện theo quy định về việc thông báo trong các trường hợp bất khả kháng
Thực hiện theo quy định về việc thông báo trong các trường hợp bất khả kháng

Khi xảy ra các tình huống không thể kiểm soát, các bên liên quan phải có trách nhiệm thông báo kịp thời cho các bên khác để thuận tiện trong việc sắp xếp công việc và tìm cách khắc phục hậu quả của tình huống đó.

Các bên liên quan cần thực hiện việc thông báo, xác nhận kịp thời về các sự việc, hiện tượng bất khả kháng như sau:

- Các bên liên quan sẽ tiến hành thông báo thông qua các văn bản cho đối tác và các bên liên quan khác thì cá nhân hay tổ chức vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm về hậu quả sau này.

- Sau khi hết thời gian miễn trách nhiệm thì bên bị miễn trách nhiệm cần thực hiện việc thông báo với các bên về việc thời gian miễn trách nhiệm kết thúc, nếu không thôn báo thì sẽ phải nhận hậu quả cũng như trách nhiệm giải quyết các hậu quả và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định trong hợp đồng.

Xem thêm: Bảo lãnh đối ứng là gì? Bạn cần biết gì về bảo lãnh đối ứng

3.2. Thực hiện theo quy định về việc chứng minh sự việc bất khả kháng

Thực hiện theo quy định về việc chứng minh sự việc bất khả kháng
Thực hiện theo quy định về việc làm sáng tỏ sự việc bất khả kháng.

Khi thông báo có sự việc bất khả kháng xảy ra thì bên báo cần đưa ra các bằng chứng, chứng minh tính bất khả kháng của sự việc, chứng minh được ảnh hưởng của sự việc cũng như đưa ra các ảnh hưởng đến trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công việc của các bên.

Các trường hợp bất khả kháng khi xảy ra thì người thông báo hay các bên thông báo có liên quan cần đưa ra các tiêu chí để chứng minh gồm:

- Sức ảnh hưởng của sự việc đến trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện công việc của các bên.

- Tính khách quan của sự việc bất khả kháng.

- Chứng minh đó là các hiện tượng, sự kiện khách quan không thể nào lường trước được.

Mẫu CV xin việc đẹp

3.3. Cố gắng kéo dài hợp đồng hoặc kết thúc hợp đồng theo quy định

Cố gắng kéo dài hợp đồng hoặc kết thúc hợp đồng theo quy định
Cố gắng kéo dài hợp đồng hoặc kết thúc hợp đồng theo quy định

Khi gặp phải sự việc bất khả kháng thì các bên liên quan cần ngồi lại bàn bạc, thương thảo lại các vấn đề về các điều khoản có trong hợp đồng, đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như quyết định tiếp tục kéo dài hợp đồng hay kết thúc hợp đồng. Việc kéo dài hợp đồng trong các trường hợp bất khả kháng sẽ không quá lâu và trong một khoảng thời gian nhất định.

Việc kéo dài hay kết thúc hợp đồng cần có sự thống nhất giữa các bên liên quan thông qua các quy định tại điều khoản trong hợp đồng. Các bên liên quan cần có sự bàn bạc, thống nhất cũng như đưa ra các ý kiến để thỏa thuận về từng trường hợp xảy ra.

Ngoài những nhiệm vụ cần thực hiện để miễn trách nhiệm khi gặp các trường hợp bất khả kháng trên thì các bên liên quan cần có sự nắm bắt, chia sẻ thông tin cũng như cập nhập thường xuyên các việc diễn ra để tránh các tính huống bất khả kháng không khách quan. Người thực hiện những công việc, nhiệm vụ cần thực hiện để miễn trách nhiệm khi gặp các trường hợp bất khả kháng này thường là những người quản lý, thư ký, giám đốc và thường hoặc các người làm về pháp luật, người hiểu rõ về các điều khoản và họ sẽ xử lý dưới dạng văn bản thông báo cho các bên liên quan về sự việc bất khả thi.

Bài viết đã chia sẻ và cung cấp các thông tin liên quan đến các trường hợp hợp bất khả kháng, các bước xử lý khi gặp phải cũng như giải nghĩa rõ hơn về khái niệm bất khả kháng là gì? Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc, hãy theo dõi và cập nhập thêm các thông tin hữu ích thông qua website. Thân ái!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :