Sở đoản là gì? Những hiểu biết cơ bản nhất về sở đoản

Theo dõi tuyendung3s tại

Đỗ Ngân  

Ngày đăng: 05/04/2024

Trong cuộc sống, vì khả năng của con người là vô hạn. Mỗi người sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Khi đi phỏng vấn, đa số các cuộc phỏng vấn đều có câu hỏi nêu ưu và nhược điểm của bạn, hay còn hỏi cách khác là nêu lên sở trường và sở đoản của bạn. Vậy để trả lời chính xác câu hỏi đó bạn cần hiểu, sở trường là gì?, sở đoản là gì? Cùng mình đi giải đáp những câu hỏi đó nhé.

1. Tìm hiểu về sở đoản

1.1. Sở đoản là gì?

Sở đoản là gì?
Sở đoản là gì?

Theo từ điển tiếng việt, sở đoản là chỗ kém, chỗ còn non, yếu vốn có khác biệt với sở trường.

Theo cách hiểu dân gian, sở đoản là những nhược điểm, những điểm chưa tốt, những điểm mà mình chưa nắm rõ hoặc có thể được tiếp xúc đến rồi nhưng không rành, không sành sỏi, không được thành thạo và khéo léo cho lắm. Tuy nhiên, sở đoản chỉ mang tính chất nhất thời tại thời điểm ấy, không mang tính chất lâu dài. Vì những sở đoản hoàn toàn có thể biến thành sở trường theo thời gian học tập, trau dồi và rèn luyện. Sở đoản là điểm yếu của mỗi người nên chúng ta cần cố gắng hạn chế những sở đoản và phát huy những lợi thế, ưu điểm của mình.

Đối với sở đoản, việc biến đổi sở đoản thành sở trường hoàn toàn có thể. Có thể ví dụ một cách đơn giản, việc bạn viết chữ xấu, được rèn luyện qua ngày tháng, chăm chỉ tập luyện, theo thời gian sẽ có những tiến bộ rõ rệt và cũng có thể bạn sẽ được nằm trong danh sách các thành viên tham gia viết chữ đẹp cấp huyện,cấp trường cũng nên, nên đừng bao giờ tự ti, lẩn tránh những sở đoản của mình, thay vào đó bạn phải biết đối mặt và sửa chửa nó.

Xem thêm: Nhiệt huyết là gì? Bí quyết làm sống dậy nhiệt huyết trong bạn

1.2. Phân biệt sở đoản với sở trường

Phân biệt sở đoản với sở trường
Phân biệt sở đoản với sở trường

Hai cụm từ luôn đi cùng nhau trong mỗi cuộc phỏng vấn  là sở trường và sở đoản. Nếu như sở đoản ta vừa tìm hiểu là những điểm yếu, kém của mỗi cá  nhân thì sở trường lại trái ngược với sở đoản. Sở trường là những thế mạnh, chỗ bạn giỏi nhất, sự thành thạo đến mức nhuần nhuyễn. Thậm chí bạn có thể làm tốt công việc của mình một cách nhanh nhất. Sở trường là những điểm mạnh, được xem như một tài năng của bạn thì sở đoản lại được xem như những khuyết điểm của bạn. Mỗi chúng ta đều có những sở trường, sở đoản riêng, không ai giống ai điều đó tạo nên cho cuộc sống trở nên  muôn màu, muôn vẻ và phong phú hơn rất nhiều.

Xem thêm: Năng động sáng tạo là gì? Cách để trở nên năng động sáng tạo

1.3. Cách nhận biết sở đoản, sở trường của bản thân

Cách nhận biết sở đoản, sở trường của bản thân
Cách nhận biết sở đoản, sở trường của bản thân

Tính cách, nhân cách là của chính chúng ta, nên để nhận ra đâu là sở trường, đâu là sở đoản của chính mình là điều rất đơn giản.

Đầu tiên, để có thể nhận biết  sở đoản của bản thân, ta có thể làm một bài trắc nghiệm cơ bản về tính cách cũng như nghề nghiệp. Trên một số trang web hiện nay, đã có những phần mềm để đánh giá sở đoản cũng như sở trường của bạn, tuy nhiên độ chính xác không được cao, nên bạn phải tự biết căn chỉnh, chắt lọc những câu hỏi hoặc là thực hiện làm các bài test nhiều lần để cho kết quả chính xác hơn.

Nhận xét của bạn bè, người thân có thể là một cách đánh giá đúng nhất. Sau thời gian tiếp xúc với bạn, thì đây có thể xem là một trong những cách đánh giá một cách khách quan nhất cho những sở trường, sở đoản của bạn. Nếu bạn đang chưa biết, phân vân về những khả năng của mình, cách tốt nhất nên hỏi người thân, bạn bè anh chị em đồng nghiệp của mình. Những người luôn đồng hành, sát cánh cùng bạn có thể hiểu rõ bạn hơn ai hết. Những sở trường, sở đoản của bạn sẽ được bộc lộ theo suốt quá trình học tập, làm việc và công tác mà bạn không hay để ý đến. Tuy nhiên, bạn phải biết lắng nghe và có chọn lọc, lấy ý kiến số đông. Có thể, bạ của bạn không thích tính cách đó của bạn, nhưng người khác lại xem tính cách ấy khá nổi bật. Tùy theo cách nghĩ của mỗi người nên việc lắng nghe phỉ biết chọn lọc. Tiếp thu những ý kiến đó một cách cởi mở, vui vẻ, chứ đừng thù gét, trách móc họ. Bởi đó là suy nghĩ của mỗi người mà.

Bên cạnh đó, chính mình cảm nhận con người của mình được cho là một trong những cách chính xác nhưng có phần bảo thủ. Cảm nhận tính cách của mình, chính con người mình, xấu ở điểm nào, điểm nào chưa tốt. những mặt nào tích cực, mình yêu thích sẽ là những điểm mạnh. Sở trường nên phát huy, còn sở đoản thì hạn chế ít đi. Tuy nhiên chúng ta cần rèn luyện chăm chỉ, thường xuyên trau dồi những kiến thức mà đang con non yếu, chưa hiểu biết hết, để đào thải hết những sở đoản. yếu ở đâu, học chỗ đó, Như vậy mới có thể khai trừ hết những sở đoản có trong mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tự vạch ra cho mình những câu hỏi về bản thân. Ví dụ như:

Sở thích thực sự của bạn là gì, những hành động mà bản thân thấy tự tin nhất. Bạn có cảm thấy thoải mái, hạnh phúc với những việc làm ấy. Mình thực sự gét nhất  cái gì, tại sao mình lại gét nó. Dường như, mình sợ làm điều gì đó,… Bạn có thể vạch hết ra những điều mà yêu thích và chán gét những điều gì đó. Những việc làm đó sẽ giúp bạn nhìn nhận bản thân một cách tốt nhất. Và nhìn ra ở đâu thực sự là sở đoản của mình.

Trong quá trình học tập, công tác bạn có những phát hiện ra những công việc mà bạn không yêu thích tí nào, bạn sợ phải làm việc ấy, bạn sợ đối mặt với công việc đó, có ý lảng tránh không muốn nhận về mình, thì đó đích thực là sở đoản của bạn. 

Liên tục làm các bài test đánh giá bản thân, xem sở đoản của mình đang tăng lên hay giảm đi, mình đã làm được những gì để khắc phục tình trạng đó.

Xem thêm: Làm sao để thay đổi bản thân? Thay đổi bản thân để cải thiện hoặc điều gì xảy ra.

2. Biểu hiện của sở đoản

Biểu hiện của sở đoản
Biểu hiện của sở đoản

Sở đoản chính là điểm yếu của mỗi cá nhân chúng ta. Có thể nói, sở đoản là những tật xấu chúng ta cần khắc phục. Hiện thân của sở đoản thường có những biểu hiện sau:

Do không tự tin với những kiến thức mình có nên những người có sở đoản thường mang cảm giác lo lắng nhiều, thiếu tự tin trong công việc đó. Có thể nói đây là điểm yếu nhất của sở đoản được bộc lộ ra bên ngoài.

Những công việc, kiến thức bị thiếu hụt của sở đoản làm cho cá nhân có thể trở thành người bảo thủ. Đôi khi chính những kiến thức mình bị thiếu đó, chúng ta vẫn cương quyết rằng mình đúng và dẫn đến công việc không được như ý, trì trệ

Đối với những khuyết điểm mình chưa rõ thì việc làm việc của bạn sẽ bị vội vàng, qua loa, và thiếu kiên nhẫn trong việc thực hiện những công việc đó. Cá nhân ấy chỉ muốn nhanh chóng thực hiện các công việc ấy một cách nhanh chóng để không phải gặp lại thêm một lần nào nữa.

Những cá nhân có nhiều sở đoản luôn có tính ôm công việc, nhận tất cả công việc về mình, nhưng đó lại là điểm yếu của sở đoản, thích ôm việc, kể cả những công việc mình không thích và cuối cùng kết quả làm việc không như mong muốn. Chia đều công việc sẽ tạo cho công việc thực hiện một cách nhanh hơn và có chất lượng hơn.

Khi gặp một sở đoản của mình mà phải thực hiện chúng, cá nhân có những điểm yếu ấy đa số rất lo lắng rằng mình sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Nhưng nếu bạn thực hiện công việc nhiều lần, làm đi lại thì sở đoản có thể biến thành sở trường của mình đó. Chính vì vậy hãy tự tin lên, mình có thể sửa đổi, học tập và làm được tất cả. Bỏ qua sợ sệt qua một bên và thực hiện chúng. Chỗ nào không biết thì hỏi, luôn luôn học hỏi và trau dồi kiến thức của mình một cách thường xuyên

Tất cả những sở đoản của mỗi cá nhân chúng ta đều có thể loại bỏ dần dần. Kiên trì thường xuyên học hỏi sẽ giúp chúng ta thay đổi hàng ngày. 

3. Những bí kíp bỏ túi khi đi phỏng vấn về sở đoản của mình

Những bí kíp bỏ túi khi đi phỏng vấn về sở đoản của mình
Những bí kíp bỏ túi khi đi phỏng vấn về sở đoản của mình

Nếu như những câu hỏi sở trường quá đơn giản với bạn thì những câu hỏi sở đoản dường như bạn rất khó trả lời và khiến các ứng viên bối dối, ngập ngừng. Nếu không biết cách trả lời khéo léo thì rất có thể sẽ là bức tường ngăn cách bạn tiến tới công việc bạn đang ứng tuyển. Đừng bao giờ nhấn mạnh những khuyết điểm như cách bạn nhấn mạnh những sở trường. Hãy khéo léo xử lý tình huống một cách thông minh và tinh xảo nhất. Hãy đưa ra những biện pháp khắc phục điểm yếu kèm với những sở đoản bạn vừa liệt kê. Trả lời một cách thông minh nhất có thể. Chẳng hạn, nếu bạn là người cầu toàn, bạn sẽ dùng biện pháp nói giảm nói tránh như “ em là một người cầu toàn vì em muốn mọi công việc được chỉnh chu và hoàn thành một cách hoàn hảo nhất”, “ em luôn luôn là người làm rất tỉ mỉ và cẩn thận mọi việc, nên sẽ hới mất thời gian chút”,… Bạn đừng bao giờ đi thẳng vấn đề, bạn như thế này, như thế kia, đừng thẳng thừng nói ra điều đó sẽ làm bạn mất điểm khi phỏng vấn.

Đôi khi những câu hỏi sở đoản lại chính là điểm mấu chốt tạo ấn tượng khi đi phỏng vấn, nêu bạn biết cách xử lý tốt bạn sẽ ăn điểm nhà tuyển dụng ở phần này. Chính vì vậy hãy tạo cho mình một tâm thế tự tin, thoải mái nhất để trả lời tất cả những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Khi bạn bắt đầu cảm giác không biết trả lời câu hỏi này như thế nào, một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt cũng sẽ tạo cho bạn bớt áp lực và căng thẳng, thời gian bạn cười cũng là lúc suy nghĩ cho câu trả lời của nhà tuyển dụng

Sở đoản không có gì xấu, mỗi chúng ta, ai rồi cũng sẽ có những khuyết điểm, những điểm yếu của bản thân. Tuy nhiên, việc lười biếng xóa bỏ những khuyết điểm còn thiếu sót của bản thân lại là điều không tốt. Chính vì cậy, chúng ta nên học cách đào thải những điểm yếu của bản thân và cũng có thể biến nó thành sở trường. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn gải đáp được câu hỏi:”sở đoản là gì?”. Chúc các bạn luôn tự tin với bản thân mình và thành công trong cuộc sống.

 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :