Ngày đăng: 31/05/2024
Bạn muốn xin việc ngành kế toán nhưng chưa biết viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trong CV như thế nào cho ấn tượng. Cùng tìm hiểu một số mẫu mục tiêu nghề nghiệp kế toán hay và ấn tượng nhất qua bài viết dưới đây.
Career Objectives hay mục tiêu nghề nghiệp được hiểu là phần nội dung trong CV xin việc mà ở đây ứng viên sẽ thể hiện những dự định hoặc mong muốn phát triển cá nhân trong thời gian tới nếu có cơ hội trúng tuyển và được làm việc chính thức. Đây là một phần có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong bất kì một CV xin việc nào. Trong qua trình đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng cũng luôn ưu tiên xem xét vô cùng kĩ lưỡng phần mục tiêu xin việc, chính vì vậy mà không riêng gì ngành kế toán mà khi ứng tuyển vào bất kì một công việc nào bạn cũng cần đầu tư một phần mục tiêu nghề nghiệp thật chỉnh chu và cụ thể.
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV thì thược chia ra làm mục tiêu ngắn hạn và định hướng dài hạn, mục tiêu ngắn hạn là những kế hoạch của bản thân mà bạn đặt ra từ trong vòng 6 tháng cho đến một năm và mục tiêu dài hạn là những định hướng to lớn và cần nhiều thời gian thực hiện hơn như từ 3 đến 5 năm. Tùy vào kế hoạch phát triển của mỗi cá nhân mà bạn có thể lựa chọn cách triển khai cho phù hợp.
Ngoài ra, khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kế toán trưởng bạn đừng nên chỉ chú trọng vào việc liệt kê ra những mục tiêu cá nhân mà quên mất rằng ở trong bất cứ một môi trường làm việc nào, công ty, hay doanh nghiệp cũng sẽ là một phần trong quá trình phát triển sự nghiệp của bạn thế nên đừng quên bổ sung nhưng dự định hay những cống hiến mà bản thân bạn qua quá trình làm việc sẽ thực hiện được. Như vậy thì khi nhìn vào phần mục tiêu xin việc, nhà tuyển dụng không chỉ nhận thấy bạn là một người có tầm nhìn xa, kế hoạch rõ ràng mà còn có tinh thần nhiệt huyết, gắn bó và làm việc hết mình với công ty nữa đó.
Đối với một công việc có những tính chất cũng như những yêu cầu liên quan đến kiến thức và kĩ năng chuyên môn cao như kế toán trưởng thì việc chuẩn bị phần nội dung nghề nghiệp trong CV xin việc lại vô cùng quan trọng. Bởi kế toán trưởng là những người quản lý cấp cao, chịu trách nhiệm đứng đầu trong bộ phận kế toán của một đơn vị, tổ chức hay doanh nghiệp. Là những người được Bộ tài chính cấp phép, kế toán trưởng là người sẽ tham gia vào tham mưu cho ban lãnh đạo cũng như chịu trách nhiệm cho những chiến lược tài chính lớn bé của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, đối với những nghiệp lớn họ còn là những người sẽ giám sát công việc của chuyên gia tài chính và làm nhiệm vụ dưới quyền của giảm đốc tài chính.
Từ những thông tin trên, dễ dàng có thể nhận ra rằng vị trí kế toán trưởng không hề dễ dàng một chút nào, không chỉ những yêu cầu cao về kiến thức chuyên môn mà những kĩ năng nghiệp vụ cũng được chọn lọc vô cùng khắt khe để có thể tìm ra người phù hợp gắn bó với doanh nghiệp hay tổ chức lâu dài. Chính vì vậy mà khi tuyển dụng một kế toán trưởng, nhà tuyển dụng sẽ xem xét vô cùng kĩ càng những nội dung mà bạn sẽ viết trong CV đặc biệt là phần mục tiêu nghề nghiệp. Bởi đây là phần nội dung sẽ cho nhà tuyển dụng nắm được mục tiêu và những định hướng của bạn trong thời gian tới nếu được làm việc ở công ty sẽ như thế nào, bạn có những mong muốn cống hiến hay thăng tiến gì trong công việc cũng như những khung thời gian mà bạn định hướng phát triển cho bản thân là bao lâu,...Một CV có thể đảm bảo đầy đủ tất cả nội dung như trên chắc hẳn sẽ là một CV được đánh giá rất cao trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Khi chuẩn bị một chiếc CV xin việc kế toán trưởng, đặc biệt là phần mục tiêu việc làm, mặc dù rất cố gắng nhưng nhiều ứng viên vẫn không tránh khỏi những lỗi sai không đáng có. Điều đó khiến rất nhiều CV bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp hoặc thập chí là bị loại luôn từ vòng đầu khiến ứng viên bị mất đi cơ hội vô cùng đáng tiếc. Chính vì vậy mà đối với một vị trí công việc yêu cầu tính chuyên môn cao như kế toán trưởng, bạn cần lưu ý một vài điểm nhỏ sau đây để không mắc vào những lỗi sai không đáng có nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp là phần nội dung mà mỗi cá nhân sẽ viết ra những kế hoạch cho bản thân và cho công ty phụ thuộc vào định hướng của bản thân bạn cho những mốc thời gian khác nhau. Chính vì vậy mà một phần mục tiêu việc làm quá chung chung sẽ khiến nhà tuyển dụng không thể nắm bắt được định hướng cũng như mục tiêu của bạn là gì. Không chỉ vậy, không ít những trường hợp các ứng viên vì quá chủ quan, luôn cho rằng phần mục tiêu việc làm không quá quan trọng nên thường bỏ qua hoặc một vài trường hợp phổ biến hơn như là sử dụng chung một mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho nhiều vị trí ứng tuyển khác nhau. Đây là một sai lầm vô cùng nghiêm trọng bởi mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu, tính chất cũng như định hướng phát triển khác nhau, việc sử dụng chung một mẫu mục tiêu việc làm sẽ khiến những thông tin chỉ được triển khai một cách chung chung, không rõ ràng cụ thể. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là một người thiếu chuyên nghiệp, không có định hướng phát triển rõ ràng và không phù hợp với công ty.
Mục tiêu nghề nghiệp cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, nhắm đúng vào trọng tâm là những gì bạn thực sự mong muốn và nhà tuyển dụng mong đợi. Nếu viết quá dài sẽ trở nên rườm rà, không gây ấn tượng, đôi khi thậm chí làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy không thoải mái vì phải tốn quá nhiều thời gian để đọc mà không nhận được thông tin quan trọng.
Mục tiêu nghề nghiệp là viết về định hướng tương lai của bản thân bạn nhưng định hướng đó cũng cần phải gắn liền với những lợi ích có thể mang lại cho công ty. Kể cả trong phần mục tiêu nghề nghiệp kế toán nếu như chỉ hướng đến lợi ích của bản thân sẽ khiến nhà tuyển dụng đắn đo xem có nên chọn bạn hay không vì họ có thể sẽ không nhận được nhiều lợi ích khi tuyển dụng bạn.
Việc xuất hiện lỗi chính tả và lỗi diễn đạt là một điểm trừ rất lớn, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiểu chỉn chu của bạn. Hãy dành ra 5-10 phút để kiểm tra lỗi chính tả thật kỹ, trình bày thật đẹp nhé.
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn được phân chia rõ ràng sẽ mất đi tính logic khi trình bày. Mục tiêu nghề nghiệp cụ thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là người thực sự biết bản thân muốn gì, không có định hướng cụ thể.
Mục tiêu nghề nghiệp hợp lý, vừa tầm với, có khả năng đạt được trong tương lai sẽ tốt hơn nhiều so với những mục tiêu viễn vông, không thực tế. Một mục tiêu không thực tế khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn không thực sự hiểu biết về công việc cũng như không tự đánh giá được năng lực của bản thân.
Mục tiêu ngắn hạn là những dự định của bạn trong tương lai gần, theo khoảng 1 năm đổ lại. Khi viết mục tiêu nghề nghiệp cho kế toán để ứng tuyển vào một đơn vị nào đó. Bạn có thể đựa vào phần mô tả và yêu cầu công việc trong JD mà nhà tuyển dụng đưa ra. Linh động trình bày để thể hiện đúng với mục tiêu của chính bản thân. Và có sự tương đồng với mong muốn của nhà tuyển dụng. Có như vậy bạn mới có thể chứng tỏ bản thân đang cố gắng để hoàn thành trách nhiệm công việc. Đóng góp vào sự phát triển chung của công ty, doanh nghiệp. Qua đó tạo điểm nhấn ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu dài hạn là những dự định có ảnh hưởng lớn tới sự nghiệp tương lai của bạn. Mục tiêu dài hạn có thể được đặt ra trong vòng 3 năm hoặc 5 năm. Mục tiêu dài hạn đóng vai trò rất quan trọng. Bởi qua đó sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được chí tiến thủ và tầm nhìn xa của bạn trong công việc. Cũng như sẽ đánh giá được lộ trình thăng tiến. Mà bạn vẽ ra cho mình cũng chính là kỹ năng lên chiến lược công việc của bạn.
Bài viết vừa rồi là những thông tin bổ ích nhất về cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán trưởng trong CV xin việc. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thú vị để chuẩn bị cho bản thân một chiếc CV kế toán trưởng xin xò nhất nhé.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :