Cách làm mẫu cv quá trình làm việc của bản thân và những lưu ý

Theo dõi tuyendung3s tại

Uyên Phạm  

Ngày đăng: 29/05/2024

Bạn đã bao giờ nghe thấy mẫu CV quá trình làm việc của bản thân hay chưa? Bạn có biết CV này có những đặc trưng gì và những lưu ý gì không? Nếu chưa biết mời bạn đọc ngay bài viết này để tìm hiểu thông tin về CV này nhé.

1. Giải đáp khái niệm CV quá trình làm việc của bản thân là gì?

Chắc hẳn với những bạn trẻ đang chuẩn bị đi làm hoặc đi thực tập đây là câu hỏi mà gần như hầu hết mọi người đều thắc mắc đúng không? Trong CV, điều mà gần như tất cả các nhà tuyển dụng quan tâm rất lớn hiện nay là phần quá trình làm việc của bản thân bạn trong thời gian qua chứ không phải là trình độ học vấn hay trường bạn đã hoặc đang học tập.

Bởi họ cho rằng quá trình làm việc nói lên tính cách, khả năng và những kiến thức bạn được học qua môi trường thực tế của cuộc sống để biết bạn có những tố chất, phẩm chất đáp ứng được công việc bên họ hay là không?

Vậy theo bạn CV quá trình làm việc của bản thân là gì?

khái niệm CV quá trình làm việc của bản thân
Khái niệm CV quá trình làm việc của bản thân

Phần quá trình làm việc của bản thân thì trong tất cả các mẫu CV hiện nay đều có, hiểu nôm na CV kiểu này là bạn phải nêu đầy đủ, chính xác những kinh nghiệm làm việc trong thời gian qua để nhà tuyển dụng xem bạn có thích hợp với công việc của người ta hay không. Với mỗi người phần giới thiệu này sẽ ngắn hoặc dài bởi cho những người có kinh nghiệm làm việc ở rất nhiều nơi khác nhau, cũng có người kinh nghiệm chưa có nhiều hoặc chưa có kinh nghiệm gì. Nhất là với những bạn trẻ mới vào đại học khi đi xin việc thì họ đều chưa có kinh nghiệm gì nhưng không vì thế mà lo sợ các nhà tuyển dụng sẽ loại bạn đâu, quan trọng là ở thái độ và cách làm việc thì bạn sẽ được giữ lại mà thôi. Sau đây, là những nội dung cần có trong CV quá trình làm việc của bản thân và bạn cần nhớ.

2. CV quá trình làm việc của bản thân gồm những gì?

Với CV quá trình làm việc của bản thân thì việc nêu rõ kinh nghiệm làm việc của bạn là rất quan trọng giúp người tuyển dụng có cái nhìn rõ hơn về cách làm việc của bạn. Ở phần này bạn cần phải có những nội dung sau:

- Tên công ty 

- Chức vụ đã làm

- Những công việc đã từng làm trong công ty đó

- Thời gian làm việc của bạn kéo dài bao lâu

- Những kết quả đã đạt được trong công việc đó ví dụ như giúp công ty tăng 50% lợi nhuận/ tháng

Những công việc đã từng làm trong công ty đó
Những công việc đã từng làm trong công ty đó

Cần liệt kê những công việc làm gần nhất và những công việc làm thời gian trước đó.  Nên chọn những công việc trong thời gian dài từ 6 tháng trở lên để viết vào CV

Mỗi người sẽ có cách viết phần này khác nhau theo từng công việc và vị trí bạn đã từng đảm nhận. Nhưng bạn có biết tại sao nhà tuyển dụng lại phải quan tâm phần quá trình làm việc của ứng viên không?

Đầu tiên, họ muốn biết người này đã từng thực hiện những nhiệm vụ nào liên quan đến công việc của chúng tôi mà người đó đang ứng tuyển hay không.

Thứ hai họ muốn biết bạn làm những công việc đó thời gian có dài hay là không để đánh giá sự kiên trì nỗ lực và không bỏ cuộc trong công việc của bạn

Thứ ba, họ muốn biết những công việc đã làm cho bạn những kỹ năng gì và bạn học hỏi được những điều gì từ công việc ấy.

Khi đi phỏng vấn với CV xin việc bạn có để ý rằng nhà tuyển dụng rất hay hỏi lý do tại sao bạn lại nghỉ làm ở chỗ cũ không? Nguyên nhân là bởi họ muốn biết bạn làm việc trong công việc như nào thời gian có dài không? Bạn có chịu được áp lực của công việc không? Bạn có quý mến sếp của mình hay bạn nghĩ xấu về sếp?. 

Bởi vậy nên quá trình làm việc của bản thân được đánh giá là phần cực kỳ quân trọng trong CV xin việc của mỗi người.Sau đây, hãy cùng tìm hiểu những lưu ý cần nhớ khi viết phần này trong CV như thế nào nhé.

3. Lưu ý khi viết CV về quá trình làm việc của bản thân 

Như đã nói tới ở trên, phần quá trình làm việc là phần rất được coi trọng với những nhà tuyển dụng ở thời điểm hiện nay, và với phần này để tạo được nội dung chuẩn, đẹp mắt và hài lòng nhà tuyển dụng bạn cần phải ghi nhớ những lưu ý sau:

3.1. Trình bày mạch lạc, dễ đọc

Trình bày mạch lạc, dễ đọc
Trình bày mạch lạc, dễ đọc

Đây là điều đơn giản nhất cần nhớ với tất cả các ứng viên làm CV xin việc bởi việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là điều rất quan trọng để bạn có thể chiếm ưu thê và nhận được công việc làm như mình muốn.

Thế nên khi viết quá trình làm việc bạn cần 

- Để 1 Font chữ và mọi người thường sẽ sử dụng Font Times New Roman

- Ngày tháng và địa điểm làm việc cần nêu rõ ràng đễ đọc 

- Các đề mục nên bố trí ở giữa trang để nhà tuyển dụng dễ nhìn và nhận thấy hơn

Ngày nay việc tạo một hồ sơ điện tử vô cùng dễ dàng và bạn có thể tham khảo trên mạng để các ứng dụng tạo Cv tạo cho mình những phần đề mục làm việc ,kinh nghiệm,...vô cùng đẹp mắt và ấn tượng.

3.2. Kê khai đầy đủ, chính xác khi viết

Kê khai đầy đủ, chính xác khi viết
Kê khai đầy đủ, chính xác khi viết

Đây là điều mà tất cả các ứng viên khi làm CV cần nhớ bởi các nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên tuyển những người trung thực thật thà, bạn đừng tưởng họ không biết bạn kê khai sai sự thật bởi chuyên viên tuyển dụng lâu năm họ có quá trời kinh nghiệm để nhận biết được thông tin bạn kê khai đúng hay không chỉ qua vài ba câu hỏi và câu trả lời của bạn để họ đối chiếu.

3.3. Ghi rõ mục tiêu làm việc

Đây cũng là phần không thể thiếu trong CV bởi việc bạn đề ra mục tiêu cụ thể rõ ràng và phù hợp với vị trí công việc sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy được một phần tiềm năng công việc trong bạn để họ xem xét đưa bạn vào những vị trí công việc phù hợp.3.4. Nêu ưu điểm của bạnVới những bạn ứng viên mới ra trường thì kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều vì thế bạn nên nêu rõ những ưu điểm trong công việc cũng như trong cuộc sống mà bạn hiện có. Để từ đó nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn đúng đắn và khách quan hơn về bạn , họ sẽ xem xét sự phù hợp của bạn với vị trí công việc bạn ứng tuyển.

3.4. Nêu quá trình học tập bản thân 

quá trình học tập của bản thân cũng là phần quan trọng trong CV để họ có thể đánh giá được năng lực và những kiến thức, kỹ năng bạn đã tiếp nhận qua những môi trường học tập của bạn xem có phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển hay không?

3.5. Những kỹ năng hiện có 

Với kỹ năng này sẽ quan trọng với những bạn muốn ứng tuyển vào những công việc như marketing, quảng cáo,...thì đây là kỹ năng cần có để nhà tuyển dụng tăng thêm sự ưa ái cho bạn và CV của bạn sẽ được chọn vượt qua hàng trăm ứng viên khác.

3.6. Mục người giới thiệu nên bỏ

Có phải các mẫu CV đều có phần này không? Bạn nghĩ rằng cứ điền đầy đủ các mục thì sẽ được lòng nhà tuyển dụng. Thế thì bạn nhầm rồi đấy, mục người giới thiệu có cũng được mà không có thì hơn vì phần này chỉ khiến CV của bạn trở nên dài dòng và dư thừa, nếu nhà tuyển dụng quan tâm người ta sẽ hỏi thẳng bạn chứ đâu cần mất thời gian gọi cho người giới thiệu trong CV làm gì.

vậy nên nếu thấy mẫu CV nào có mục này thì khi viết bạn nhớ xóa luôn nó đi để đỡ tốn diện tích và đem lại thiện cảm cho các nhà tuyển dụng về CV của bạn.

4. Gợi ý một số mẫu viết CV quá trình làm việc của bản thân

mẫu CV số 1

mẫu CV số 1
mẫu CV số 1

Mẫu CV số 2

Mẫu CV số 2
Mẫu CV số 2

Mẫu CV số 3

Mẫu CV số 3
Mẫu CV số 3

Bài viết trên là những chia sẻ của tuyendung3s.com về mẫu CV quá trình làm việc của bản thân. Bạn còn thắc mắc về CV xin việc nào khác hay không? Nếu có mời bạn bình luận xuống dưới để có câu trả lời nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :