Ngày đăng: 01/04/2024
Bạn hiểu lơ xe là gì? Lơ xe làm công việc gì? Điều kiện làm nghề lơ xe và mức lương cho nghề ngay như thế nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
Cách đây khoảng 2 năm về trước, khi đó tôi còn là sinh viên đại học. Trong một lần ra bến ra Mỹ Đình (Hà Nội) lấy đồ, tình cờ bắt gặp một cậu bé tên Vinh nhỏ hơn tôi đến 5 tuổi. Thân hình cậu bé nhỏ thó, mặc chiếc áo bay xanh, quần áo xộc xệch, nếu không nói là rách. Mặt mũi đen nhẻm. Cậu đội chiếc mũ lưỡi trai cũ kĩ. Tự nhiên, cậu bé tiến lại gần tôi hỏi thăm xách đồ hộ "một chị chả quên biết gì" là tôi, từ một cái xe xa lạ ra tận cổng, nơi tôi dựng chiếc xe điện.
Hỏi ra mới biết, bố mẹ cậu mất sớm và làm lơ xe cho chuyến xe Hà Giang - Hà Nội. Lúc đó, trong đầu tôi trào lên suy nghĩ rằng, lẽ nào, những ai làm nghề lơ xe đều sẽ mang dáng vẻ, khắc khổ như cậu bé đó. chứ vẫn chưa hiểu thực sự lơ xe sẽ phải làm cụ thể những việc gì. Lúc hai chị em nói chuyện một lát trong lúc chờ xe về, cậu bé sinh năm 2024, thời điểm đó mới 15 tuổi, kể lại cho tôi nghe về hành trình bắt khách, vác đồ, xếp hàng ở gần cửa khẩu, kể về những lần đi suốt cả ngày, buổi tối khi bắt khách dọc đường và ngồi ngủ vật vờ trên sàn chiếc xe qua Hà Giang, khi thì nhịn đói trên những cung đường chòng chành chỉ cách vực sâu bên lưng núi tầm nửa mét.
Đó là một phần của nghề lơ xe. Sau này, vì một lý do đặc biệt, tôi không tiện liên lạc với cậu bé tên Vinh ấy. Nhưng những tái hiện của cậu về một nghề mang tên lơ xe khách qua những lời kể đó đôi lần vẫn trào lên trong tôi như giấc mơ sống sượng - về nghề mà thiên hạ vẫn gọi là nghề “đâu trong, mông ngoài”.
Thực ra sự vất vả hay những tái hiện của Vinh về nghề của mình chỉ là một phần trong nghề gắn bó với những cuộc hành trình với người bạn là những chiếc xe. Có khi là xe buýt, khi khác là xe khách, khi lại là xe tải. Thuật ngữ lơ xe là gì, hẳn sẽ không làm khó được những người sinh ra ở nông thôn như tôi, bởi vì trong những lần nhắc đến xe cộ, những chuyến đi đây đi đó, hay lấy đồ...đều có hình ảnh của anh lơ xe trong đó. Tuy vậy, cụm tự này không phải vốn sinh ra từ ngôn ngữ thuần Việt mà từ đọc chệch trong tiếng Pháp. Nó này được sử dụng phổ biến vào những năm 1900, khi Sài Gòn lúc này bắt đầu xuất hiện vài chiếc ô tô phục vụ cho hoạt động bưu chính như chở thư từ, bưu phẩm đến các tỉnh thành lân cận như Tây Ninh, Biên Hòa, Tân An do người Pháp lãnh thầu.
Những người phục vụ trên những chiếc xe thô sơ này gọi là Controleur trong tiếng Pháp. Song để thuần Việt, nhiều dân Sài Gòn đã đọc nó thành “lơ” để có cả cụm lơ xe như bây giờ. Cả controleur và lơ xe đều có nghĩa là người phụ xe. Đây là vị trí lao động phổ thông chuyên phục vụ việc khuân vác hành lý, bán vé, soát vé. Nhưng chú nhân viên đứng bên cạnh những tài xế xe buýt chuyên đi kiểm tra vé mỗi lần bạn lên xe đi học, những anh phụ đứng trên những xe khách vi vu trên những chuyến đường cao tốc đến về tỉnh lẻ, thỉnh thoảng lại hú hét vào câu dạng như “Thanh Hóa - Hà Nội đê, bà con ơi” gây chú ý, đó là những lơ xe.
Với dân ngành, người ta vẫn hay gọi là phụ tải hay phụ xe. Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống cơ sở hạ tầng, như đường đi lối lối lại, nhu cầu về di chuyển từ nơi này sang nơi khác trong xã hội hiện đại đã thúc đẩy ngành vận tải phát triển mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa là ngày càng nhiều, công việc lơ được lựa chọn như một nghề chính thức trong xã hội. Chỉ cần một một cú click và một từ khóa “Lơ xe là gì” “hay việc làm lơ xe” trong khoảng vài giây, bạn sẽ được trả lại khoảng vài trăm nghìn kết quả từ Google. Nó đủ chỉ ra được độ phổ biến của công việc lơ xe. Vậy những ai thích hợp để làm lơ xe, điều kiện để làm lơ xe hiện nay như thế nào? Mức lương ra sao? Chúng ta cùng khám phá thêm thông tin dưới đây nhé.
Thực ra nguyên nhân lớn nhất để lơ xe trở thành một nghề phổ biến trong xã hội hiện nay ngoài sự lên hương của ngành vận tải còn có yêu cầu của nghề. Thường thì các phụ xe hay lơ xe chỉ yêu cầu sức khỏe tốt, có thể tốt nghiệp, cấp hai, cấp 3, nhanh mồm, nhanh miệng là đủ. Là công việc phổ thông, mức thu nhập tạm ổn, với một số chương trình đặc biệt như phụ xe, lơ xe buýt cho nhà nước tại các thành phố lớn cũng được hưởng một số chính sách lương thương theo quy định. Yêu cầu về sức khỏe xuát phát từ tính đặc thù của ngành. Sự vất vả, cực nhọc, gian nan có thừa. Tản mạn một chút về nghề, trước khi gặp Vinh và nghe em kể về hành trình gian nan của những “bảo mẫu”xe, tôi vân nghề lơ xe khá nhàn nhã. Quạt mát, điều hòa trên xe, mưa chả đến chân, năng chẳng đến đầu, ít nhất là so với những công việc như tay chân hay đi làm phụ hồ như các bác trong xóm chẳng hạn. Thế những, tôi đã nhầm.
Lơ xe là nghề cực kỳ gian an, vất vả. Sự vất vả đó không chỉ được đo bằng hành trình di chuyển từ nơi này sang nơi khác liên tục, lấy xe cộ làm nhà di động và sàn xe làm giường mà phải kiêm nhiệm thêm nhiều vai trò khác nhau. Nhất là những tuyến xe đương dài. Dọc theo đường từ Bắc chí Nam, luôn có những đoàn xe như thế. Đi lại trên những chặng đương khác nhau, qua nhiều miền khí hậu, trải qua cảm giác choáng váng, nhức đầu liên tục thời điểm đầu là tất yếu phải vượt qua của nghề.
Nếu những ai có sức khỏe và cảm nhận là minh phù hợp với nghề thì hãy xem xét thêm câu trả lời mà không ít người trước khi tìm kiếm một công việc phổ thông thường hỏi: “ nghề lơ xe có được làm vịệc đúng 8 tiếng một ngày”?
Nếu ai từng làm các công việc phổ thông, đủ biết rằng hiếm tiền lệ để một nghề như lơ xe có thể làm việc trong 8 giờ một ngày. Nó một phần phụ thuộc vào tuyến đường nơi những chiếc xe của họ ghé qua, quãng thời gian di chuyển trên xe và dĩ nhiên cả tiền công họ được nhận lại. Bất kể khi nào có tuyến là phải bắt đầu hành trình. Dễ hình dung nhất cho xe buýt. Ngày còn đi học, cứ mỗi lần đến cuối bến và phải chờ tài xế và lơ xe uống nước và nói chuyển với nhau trong vài phút, tôi đã tỏ thái độ ra mặt rằng, họ đang lãng phí thời gian và không đi ngay vì không tôn trọng khách, có lẽ một phần thời điểm đó. Tôi đã ích kỷ quá chăng?
Đấy gọi là những quỹ thời gian ngắn ngủi trong ngay để họ đặc biết là những anh chị lơ xe ấy sốc lại tinh thần. Quỹ thời gian cho họ nghỉ ngơi là quá ít. Có khi đó chỉ là lần dừng lại tầm 5, 10 phút ăn vội hàng cơm bụi và trở về nhà khi đã tối muộn. Nhưng thực tế tại Việt Nam, số lượng người theo nghiệp lơ xe ở mọi loại hình từ xe buýt, xe khách đến xe tải là rất lớn. Nếu xác định đi theo nghệ này thì ngoài sức khỏe, bạn cũng nên trang bị “nền tảng về tinh thần” nó như những anh lơ khách “ phải biết được cuộc sống bên ngoài “phũ” thế nào” thì làm nghề lơ xe mới hợp”.
Chưa dừng ở đó, loại hình lơ xe buộc bạn phải có “mồm mép” mới bắt được khách. Bên cạnh đó phải siêng năng, cần cù , linh hoạt và cận thận trong mọi trường hợp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những công việc mà một lơ xe từng làm dưới đây nhé.
Nhắc đến lơ xe, có vẻ nhiều người vẫn giữ nguyên quan điểm rằng, đó có thể là nghề được vắt chân chữ ngũ ngồi lái xe đi hết hành trình rồi trả khách. Có thể, đúng nhưng chỉ xảy ra ở một số trường hợp hi hữu bởi vì lơ xe - không hẳn chỉ “lơ”, chỉ bắt khách mà còn phải ôm hàng tá những công việc không tên.
Trước hết, họ phải đến sớm để chuản bị đầy đủ giấy tờ cụ thể, chốt danh sách người đi xe, thống kê lại về mặt hàng gửi xe hay được đặt sẵn. Nếu là các xe chuyên chở như xe khách, xe tải thì cần chuẩn bị giấy tờ xuất trình cho những trạm kiểm soát. Lơ xe cũng là người thường xuyên bốc vác những sản phẩm hàng hóa vận chuyển cho khách, hỗ trợ đặt lên trên xe hoặc đặt và giao hàng đến địa điểm có người gửi. Họ cũng là những người được giao nhiệm vụ hoặc “ nhờ vả” làm những công việc vặt cho tài xế như chuẩn bị những bữa ăn, đồ uống. Bên cạnh đó, sau khi hành trình kết thúc, phụ xe, lơ xe sẽ là người cuối cùng ở lại để vệ sinh cho xe, tự công việc quét dọn, lau chùi đến rửa xe nếu cần.
Đối với một số lơ xe có bằng lái, để đảm bảo an toàn trên những chuyến xe đường dài. Lơ xe có thể đảm nhiệm một phần công việc của một lái xe chuyen nghiệp. Hai bên sẽ thay thế vị trí của nhau để đảm bảo chuyến xe được thông hành nhất.
Xem thêm: Việc làm thủ công tại nhà, cơ hội kiếm tiền hay chiêu trò lừa đảo
Thực ra không có một mức lương cụ thể nào được quy định cho nghề lơ xe. Lương của lơ xe sẽ phù thuộc vào khối lượng công việc người ấy đảm nhiệm cho từng nhà xe lẫn thỏa thuận cá nhân giữa nhà xe và lơ xe. Tuy nhiệm, theo khảo sát chung, mức lương trung bị trong giơi lơ xe hiện nay chia lam 3 loại tương đương với 3 loại hình vận tải: Với xe lơ buýt, mức lương của lơ xe rơi vào khoảng 6 -7 triệu đồng/tháng. Lơ xe tải khoảng 9- trên 10 triệu đồng một thảng. Đối với xe tải, mức lương này sẽ cao hơn 1 triệu nhưng đòi hỏi công sức và vất vả hơn so với hai xe còn lại.
Hi vọng những thông tin trên đây của tuyendung3s.com đi trả lời cho câu hỏi lơ xe là gì, lơ xe làm những công việc gì và mức lương của nghề lơ xe ra sao sẽ thực sự hữu ích với bạn, trong quá trình quyết định lựa chọn một công việc phổ thông khác của mình. Thân ái!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :