Ngày đăng: 28/03/2024
Hiện nay trên toàn quốc có khá nhiều các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành nghề dầu khí. Vậy học dầu khí chỉ để khai thác dầu hay còn có thể làm những công việc gì. Cùng tìm hiểu kỹ thuật dầu khí ra làm gì và những thông tin xung quanh ngành dầu khí như thông tin tuyển sinh hay tầm quan trọng của ngành qua bài viết dưới đây.
Rất nhiều suy nghĩ cho rằng, kỹ thuật dầu khí là ngành chỉ có khai thác dầu mỏ ở những giàn khoan ngoài biển. Tuy nhiên để khai thác được dầu khí thì không chỉ khai thác là xong mà còn những công việc quan trọng khác trong quá trình trước, trong và sau khi khai thác dầu.
Vậy những công việc của kỹ sư dầu khí là gì?. Cùng tìm lời giải cho câu hỏi Học ngành kỹ thuật dầu khí ra làm gì. Những công việc có thể làm sau khi ra trường của ngành Kỹ thuật dầu khí
- Chuyên gia về an toàn môi trường trong khai thác, sản xuất dầu khí
- Chuyên viên nghiên cứu phân tích dầu mỏ, khí đốt
- Chuyên viên nghiên cứu địa chấn
- Kỹ sư thăm dò và khai thác
- Kỹ sư thiết kế hồ chứa dầu khí
Ngoài ra có thể tham khảo những ngành nghề mà yêu cầu kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm dày dặn như:
- Nhà nghiên cứu khoa học: Công việc chủ yếu là nghiên cứu, tham gia thiết kế các công trình khai thác dầu khí, đề xuất với cơ sở sản xuất áp dụng phương pháp giúp tăng hệ số thu hồi dầu khí, giảm chi phí sản xuất.
- Giảng viên tại nhà trường: công việc giảng dạy trong nhà trường là chính, ngoài ra còn có cơ hội được tham dự các hội nghị khoa học kỹ thuật về các kiến thức chuyên ngành về khai thác dầu khí ở trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu: Những người làm nghiên cứu thường sẽ làm việc trong các viện nghiên cứu. Một số viện nghiên cứu có thể kể tên như Viện - Công nghệ hóa, Viện Hóa học công nghiệp, trong các phòng thí nghiệm hay nghiên cứu của các công ty dầu khí, các trường đại học.
- Kỹ sư và Kỹ thuật viên thực hành: Những người này làm việc trực tiếp tại các công trình, thường những công trình này sẽ ở ngoài biển, các công trình thường là các giàn khai thác, tàu chứa dầu,... Nhiệm vụ của họ là điều khiển, theo dõi, phát hiện, xử lý các sự cố ở các giếng khai thác.
- Nhà tư vấn: Nhiệm vụ là đề xuất những nghiên cứu, chủ trương, chính sách phát triển, thông báo những tình hình khai thác dầu khí trong nước và quốc tế.
Qua những vị trí công tác đã cung cấp hẳn bạn có thể hình dung được phần nào nơi làm việc của kỹ sư dầu khí. Sau khi ra trường, sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ở:
- Viện nghiên cứu
- Làm việc trực tiếp ở giàn khoan
- Đi tu nghiệp
Trong lĩnh vực dầu khí, bạn có thể lựa chọn môi trường để làm việc một cách thoải mái, môi trường công tác thường sẽ thường xuyên tiếp xúc với những máy móc hiện đại trong phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế, với hệ thống máy móc tự động hóa hiện đại, được tiếp cận với nhiều tri thức và phương pháp tiên tiến,...Đây là cơ hội mở rộng kiến thức cũng như mở rộng hiểu biết cho sinh viên.
Trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức thì sinh viên được các trường đại học trang bị cho những kiến thức cũng như kỹ năng nhằm phục vụ cho công việc sau khi ra trường. Sinh viên được nhà trường giảng dạy cũng như hướng dẫn, trang bị cho sinh viên những kỹ năng về thi công, thiết kế, thi công sản xuất, sáng tạo và nghiên cứu khoa học, quản lý sản xuất.
Ngoài ra sinh viên được hướng dẫn những kỹ năng, tạo cơ hội rèn luyện các kỹ năng liên tục như tìm kiếm thăm dò, thực hành và thao tác xử lý các công tác thí nghiệm, khoan khai thác tại hiện trường, các kỹ năng cơ bản như đo vẽ, xem bản đồ, phân tích đánh giá tầng chứa dầu, tính lượng dầu được tích trữ.
Người học cần có năng lực tự phán đoán, phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý mỏ, kỹ thuật khoan, khai thác tại hiện trường,... Ngoài ra kỹ năng cần thiết không thể thiếu của một kỹ sư ngành dầu khí là năng lực ghi chép hiệu quả, kỹ năng lắng nghe, tra cứu tài liệu, viết, thuyết trình và báo cáo. Đừng nghĩ rằng đây chỉ là những kỹ năng cơ bản và không quan trọng, những kỹ năng này sẽ phát huy trong công việc và nó hiện hữu hằng ngày, thường xuyên bởi những công việc đo đạc, tính toán lượng trữ dầu cũng như báo cáo khoa học khi lên dự án khai thác.
Ngành kỹ thuật khí dầu còn chú trọng phát triển tinh thần trách nhiệm cho sinh viên. Mỗi sinh viên phải tự ý thức được tinh thần trách nhiệm đối với công việc, tự ý thức đạo đức nghề nghiệp của bản thân đối với xã hội. Phải làm việc với cái tâm để cân bằng với an sinh xã hội trong quá trình khai thác, phù hợp với bối cảnh phát triển toàn cầu xã hội.
Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai mà bạn nên biết
- Đam mê ngành dầu khí: ngành dầu khí làm việc thương khá bận rộn, đi công tác liên tục. Những ai đã theo ngành nên có đam mê với nghề để có thể kiên định, không bỏ cuộc giữa chừng để có thể tìm kiếm thành công.
- Có chuyên môn giỏi: những công việc của một kỹ sư dầu khí đều yêu cầu tính chất chuyên môn cao. Nên ngay từ trên ghế nhà trường hãy chuẩn bị kiến thức cùng kỹ năng thật tốt để phục vụ công việc sau này.
- Có sức khỏe, thể lực tốt: thường xuyên đi xa, làm việc trong môi trường khắc nghiệt nên cần có sự chuẩn bị sức khỏe, thể lực tốt để có thể hoàn thành công việc.
- Có năng lực phân tích, đánh giá: Khả năng đánh giá của mỗi cá nhân khác nhau, tuy nhiên một kỹ sư dầu khí cần sự nhanh nhạy để phán đoán về mức độ có thể khai thác được, tránh nhầm lẫn gây thiệt hại. Người kỹ sư dầu khí có thể dựa vào số liệu cung cấp và nghiên cứu trước đó để đưa rồi phán đoán chính xác hơn.
Ngành dầu khí liên lục cần có kỹ năng nghe, đọc và tra cứu tài liệu thường xuyên, cập nhật thông tin nhanh chóng.
- Kỹ năng ghi chép, viết, thuyết trình, báo cáo: những kỹ năng này sẽ phát huy trong công việc và nó hiện hữu hằng ngày, thường xuyên bởi những công việc đo đạc, tính toán lượng trữ dầu cũng như báo cáo khoa học khi lên dự án khai thác.
- Khả năng sử dụng các kỹ thuật công nghệ, các công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế vào trong ngành nghề: Ngành kỹ thuật dầu khí là ngành công nghệ cao, áp dụng nhiều thiết bị khoa học tiên tiến vào quá trình làm việc nên người kỹ sư cần nhanh chóng nắm bắt được cách sử dụng các kỹ thuật công cụ hiện đại cần thiết trong thực tế vào trong ngành nghề để nâng cao chất lượng và thời gian thực hiện.
Ngoài những kỹ năng trên thì cần bổ sung cho bản thân những kỹ năng mềm để có thể phát triển tốt nhất trong sự thăng tiến công việc như
- Năng lực giao tiếp một cách hiệu quả
- Kỹ năng lãnh đạo, điều hành nhóm
- Kỹ năng tổng hợp và phân tích thông tin
- Thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc
Xem thêm: Mẫu đơn xin việc khu chế xuất được cập nhật mới nhất
Các trường đào tạo ngành dầu khí có thể tham khảo như
- Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội
- Đại học Dầu khí Việt Nam
- Đại học Bách khoa
- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm chuẩn giữa các trường thường có mức chênh lệch giữa trường top và trường thường. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật dầu khí dao động trong khoảng từ 17 đến 21 điểm, tùy vào tình hình tuyển sinh của các trường cũng như chất lượng khảo thí mà có sự thay đổi, biến động theo từng năm.
Ngoài ra sự thay đổi còn tùy thuộc vào khối ngành xét tuyển của các trường khác nhau. Ngành kỹ thuật dầu khí nhìn chung thường sẽ xét tuyển tổ hợp các môn chủ yếu là:
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
Theo báo cáo của ngành dầu Việt Nam, sự đóng góp của ngành dầu khí vô cùng quan trọng. Ngành kỹ thuật dầu khí đóng góp một phần không nhỏ lượng ngoại tệ cho quốc gia, với cung cấp các sản phẩm phục vụ nền kinh tế như xăng dầu, năng lượng sạch, điện khí,...Theo số lượng thống kê được cập nhập, Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cung cấp 35 tỷ m3 khí thô cho sản xuất, 70% nhu cầu khí hóa lỏng, 35-50% nhu cầu ure và 40% sản lượng điện phục vụ cho tiêu dùng và phát triển công nghiệp.
Các số liệu cho thấy sự phát triển xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, làm kinh ngạch xuất khẩu tăng đều và giữ mức ổn định.
Nhìn vào tầm quan trọng của ngành dầu khí đối với kinh tế, ta dễ dàng nhận thấy dầu khí đang là một trong những ngành kinh tế trọng điểm. Ngoài ra ngành kỹ thuật dầu khí đang có yêu cầu về nguồn nhân lực lớn. Cơ hội lao động mở ra tuy nhiên đây lại là ngành đặc thù, yêu cầu lao động qua đào tạo, cũng như chất lượng lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định. Nếu bạn có đam mê với ngành kỹ thuật dầu khí thì đây vừa là cơ hội cũng là thách thức cho bạn và khá nhiều điều thú vị.
Thông qua những thông tin dưới đã cung cấp ở trên, bạn hẳn đã có những hiểu biết nhất định về ngành kỹ thuật dầu khí. Những câu trả lời cho câu hỏi kỹ thuật dầu khí ra làm gì, kỹ thuật dầu khí học gì, học ở đâu,... sẽ giúp bạn có những hiểu biết nhất định để định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng nhất. Hãy cố gắng ngay từ hôm nay để có sự phát triển tốt nhất cho nghề nghiệp sau này.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :