Ngày đăng: 05/04/2024
Một mùa tốt nghiệp sắp đến, chắc hẳn nhiều sinh viên năm cuối đang tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình cho kịp thời hạn. Công việc vất vả này sẽ là một dấu trang đáng nhớ trong quãng đời sinh viên. Chẳng thế mà nhiều sinh viên đã ra trường luôn nhắc về khóa luận tốt nghiệp với thái độ cảm khái nhưng không kém phần tự hào.
Có nhiều con đường để dẫn đến thành công, đại học không phải con đường duy nhất nhưng nó có thể là con đường dễ đi hơn cả. Bởi xã hội ngày càng coi trọng lao động tri thức, những người có tấm bằng cử nhân trên tay ra trường sẽ dễ kiếm việc làm hơn. Vào trường đại học không dễ, để tốt nghiệp loại khá trở lên lại càng khó hơn. Phổ biến hai cách để đánh giá sinh viên có đủ điều kiện tốt nghiệp hay không, đó là thi và làm khóa luận.
Bước vào năm cuối đại học, nhiều trường bắt đầu hướng dẫn cho sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp. Một số trường bắt buộc 100% sinh viên phải làm khóa luận, một số trường lại chỉ cho sinh viên thuộc top đầu của lớp mới được làm, số còn lại thi tốt nghiệp (thường là những trường hàng đầu). Bài viết tập trung vào trường hợp hai, những trường chọn số ít sinh viên và cho phép họ lựa chọn việc làm khóa luận hay thi.
Có nhiều cách để định nghĩa khóa luận tốt nghiệp, nhưng có thể hiểu đơn giản đó chính là công trình làm việc cá nhân của sinh viên năm cuối, nghiên cứu về một đề tài khoa học tự chọn, có quy mô nhất định. Trường đại học của sinh viên đó sẽ lấy đây làm thước đo đánh giá năng lực sinh viên có thể tốt nghiệp ra trường được hay không và tốt nghiệp vào loại gì.
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp phải liên quan đến chuyên ngành sinh viên theo học, tức đề tài phải có đóng góp thiết thực cho ngành đào tạo sinh viên đó.
Với những trường chỉ một số ít sinh viên giỏi mới được chọn làm khóa luận tốt nghiệp, có thể thấy đây là miếng bánh ngon nhưng không hề dễ ăn. Không phải tự nhiên khi bước vào năm nhất đại học, các thầy cô đã nhắc nhở sinh viên làm thế nào để được làm khóa luận tốt nghiệp.
Có thể thấy, những trường đại học danh giá tốp đầu mới thực hiện việc lựa chọn sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp ví như: Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Sư Phạm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền... Hơn thế, các trường chỉ lựa chọn khoảng 5% sinh viên mỗi lớp được thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tức là, bạn học trong một ngôi trường tốt và là sinh viên giỏi của lớp đó (top đầu của lớp dựa trên xếp hạng học lực để xét) thì mới được xem xét làm khóa luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, học giỏi vẫn chưa đủ, bạn còn cần có hạnh kiểm tốt, những năm học trước đó không vi phạm bất kì nội quy nào của trường (gian lận trong thi cử, đóng học phí đúng hạn...). Vì thế, vinh dự này không phải ai cũng có.
Những ngôi trường trên coi trọng việc nghiên cứu đề tài khoa học một cách nghiêm túc, vì thế những sinh viên khá giỏi mới có khả năng thực hiện nó.
Đây là lợi ích dễ thấy và thu hút sinh viên nhất trong việc quyết định làm khóa luận. Bởi đây, là một công việc khó khăn và cần bỏ ra nhiều công sức thế nên kết quả đem lại cũng xứng tầm. Về lượng, mỗi bài khóa luận thường dài hơn 100 trang (khoảng 50 nghìn từ). Quá trình làm việc phải báo cáo liên tục với người hướng dẫn xem có đạt hay không nên chất lượng được đảm bảo. Một số trường còn yêu cầu sinh viên thuyết trình bảo vệ luận văn, việc đánh giá càng trở nên chính xác. Vì thế, điểm 8 trở lên là kết quả có cơ sở.
Những sinh viên muốn nâng điểm tổng kết, tăng bậc xếp loại bằng tốt nghiệp của mình thì khóa luận tốt nghiệp là cơ hội vô cùng tốt. Bởi bài luận này tương đương với ít nhất 7 tín chỉ (khoảng 3 môn học) cho cả học kì cuối, nếu đạt điểm B trở lên thì điểm tổng sẽ kéo lên rất nhiều. Tưởng tượng, ở bậc đại học việc thi 3 môn tốt nghiệp cuối kì mỗi môn đạt 8 điểm là điều vô cùng khó khăn.
Lẽ thường, đây là đề tài cá nhân vì thế sinh viên được tự do chọn đề tài khóa luận mà mình sẽ thực hiện ( thường là những đề tài gần gũi mà bạn am hiểu). Năm học cuối là thời gian các bạn sinh viên đang làm thực tập tốt nghiệp, việc nghiên cứu đề tài sẽ rộng mở và nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn. Vì thế các bạn sinh viên thường lựa chọn đề tài liên quan đến cơ quan mà bạn đó thực tập. Cộng thêm sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, các bạn sẽ có thể phát huy những điểm mạnh và sở trường của mình. Việc đạt điểm tốt luôn nằm trong tầm tay.
Sinh viên đã được làm quen với nghiên cứu đề tài khoa học qua môn học đại cương “Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học” từ những năm đầu đại học. Tuy nhiên, bắt tay vào nghiên cứu một đề tài thực sự phức tạp hơn rất nhiều. Ví thế, không hiếm sinh viên đạt điểm cao môn học kia nhưng vẫn lúng túng và khó khăn từ việc lập đề cương nghiên cứu.
Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng các bạn sẽ học được cách giải quyết khó khăn này. Nó sẽ nhưng một phép thử, một trở ngại “lớn” đầu tiên trước khi bạn bước ra khỏi cổng trường đại học mà vào đời. Nhưng như cách làm rõ vấn đề, phân tích tình hình, kiểm tra, thực hiện thử nghiệm, đưa ra biện pháp để giải quyết vấn đề. Tất cả phải viết lại thành một bài nghiên cứu hoàn chỉnh, logic, khoa học và có giá trị.
Làm được những điều trên, sinh viên sẽ rèn luyện được các phương pháp và kỹ năng nghiên cứu khoa học; biết được cách hệ thống hóa kiến thức một cách logic, kỹ năng viết nhuần nhuyễn, khoa học, sáng tạo và hiệu quả.
Bên cạnh đó, làm khóa luận tốt nghiệp rèn được tính tự giác, độc lập và sáng tạo bởi bạn sẽ được làm tại nhà không cần đến trường. “Nước đến chân mới nhảy” sẽ không bao giờ kịp vì thế nếu không muốn học lại, bạn buộc phải tự giác. Mức độ làm việc cá nhân được phát huy tốt đa, năng lực cá nhân được bộc lộ triệt để.
Ngoài ra, sinh viên sẽ tăng được sự chủ động, thêm sự tự tin, mở rộng được mối quan hệ khi phải tiếp xúc với nhiều người khi tìm tài liệu, nhận sự hướng dẫn, khảo sát, xin phỏng vấn,...
Dễ thấy Khóa luận tốt nghiệp giúp làm đẹp bảng điểm, làm đẹp CV xin việc. Nhà tuyển dụng biết rõ giá trị của khóa luận tốt nghiệp sẽ rất coi trọng ứng viên đã từng hoàn thành luận văn này. Điều này giúp các bạn tăng cơ hội tìm được công việc ưng ý cho mình.
Các bước để hoàn thành khóa luận đều rất có ích, sinh viên sẽ tích lũy cho mình được rất nhiều kỹ năng cần có cho công việc sau này. Bởi đó đều là những kỹ năng cần thiết, khả dụng. Có thể nói sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp là đã trang bị cho mình thêm một tầng kiến thức và kinh nghiệm cho vào hành trang ra trường sau này.
Mặc dù nhiều lợi ích là thế tuy nhiên gần đây rất nhiều sinh viên lựa chọn thi tốt nghiệp thay vì làm khóa luận. Nguyên do vì đâu đãn đến tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu:
Ngày nay không nhiều sinh viên đam mê với nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu thường khá khô khan, các bạn thường cân đo đong đếm tính toán thiệt hơn kĩ càng mới quyết định làm hay không làm. Một số người thấy thi tốt nghiệp lợi hơn nên đã từ chối làm luận văn. Lý do đưa ra là, dù luận văn tốt nghiệp điểm có cao thì cũng không giúp bạn đó đổi màu bằng.
Ngoài ra, làm luận văn tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc trong khi thi tốt nghiệp lên trường học không quá vất vả mà chỉ cần dồn công sức thi lúc gần thi.Các bạn còn cho rằng, thời gian đó tập trung vào việc thực tập, đi làm thêm, làm việc thực tế có ích cho công việc sau này hơn. Các bạn còn sợ phải “đi” thầy cô hướng dẫn, Tóm lại với các bạn đó thì sẽ tiết kiệm công sức và tiền bạc hơn.
Xem thêm: Kiến tập là gì? Làm thế nào để kỳ kiến tập của bạn thành công?
Các sinh viên đi trước sẽ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đàn em đi sau. Một số trường “bị” phản ánh chấm chặt, yêu cầu cao, hỏi khó lúc bảo vệ luận văn sẽ khiến các bạn sinh viên e ngại. Một số trường ngược lại, dễ quá, nhiều tiêu cực, không thực tế cũng làm các bạn sinh viên không mặn mà khi nghĩ điểm của mình không phải là thật, mất nhiều công sức làm ra cũng không được coi trọng.
Các giảng viên đại học cũng rất bận mải, thầy cô thường chỉ hướng đi cho bạn chứ không có thời gian chỉ bảo từng bước. Đặc biệt là những giảng viên có tiếng sẽ rất bận, yêu cầu càng cao. Nhất là khi các thầy còn phải hướng dẫn các bạn khác, thời gian kèm cặp từng người là có hạn. Nếu không quen thân, bám sát các giảng viên thì bạn sẽ phải xác định “tự bơi” là chính. Không phải ai cũng có năng lực làm việc độc lập mạnh, ngại khó ngại khổ thì sẽ chọn không làm.
Sau khi cân nhắc kĩ càng, nếu bạn muốn làm khóa luận tốt nghiệp, tuyendung3s.com đưa ra cách làm lẫn một số lời khuyên như sau:
Thông thường sẽ có hai phương án lựa chọn đề tài nghiên cứu. Một là thầy cô, nhà trường cho bạn danh sách các chủ đề thuộc chuyên ngành học cho bạn lựa chọn. Đó có thể là sở trường của thầy cô, hoặc nhà trường muốn sinh viên có thể phát huy kiến thức vào đúng chuyên ngành của mình. Hai là sinh viên có thể tự đề xuất chủ đề mình mong muốn và hứng thú nhưng vẫn cần được thầy cô và nhà trường duyệt. Nếu nó quá xa rời, không phù hợp và thiếu thực tế, thiếu tính cấp thiết sẽ phải điều chỉnh lại.
Lời khuyên ở đây là nếu bạn ấp ủ sẵn đề tài, hãy xin người hướng dẫn cụ thể có sở trường trong lĩnh vực đó. Người đó sẽ giúp bạn rất nhiều, đề tài đưa ra cũng không bị hủy. Bên cạnh đó phải bám sát học hỏi người hướng dẫn hết sức có thể tránh làm lạc đề, phải làm lại sẽ rất mất thời gian. Và quan trọng nhất nên chọn đề tài thuộc thế mạnh của bạn, thứ bạn gần gũi và có khả năng khai thác nó.
Bước tiếp theo, bạn phải xây dujeng được đề cương nghiên cứu, để có thể phác họa các bước cần phải làm. Nó như xương sống của khóa luận tốt nghiệp, nếu làm đúng và tốt, công việc sau này sẽ trở nên thuận lợi, và chỉ việc đi vào chi tiết. Cụ thể, bạn sẽ lập một cái dàn ý, không cần đi sâu từng mục mà tóm lược các ý chính trong phần mở đầu, nội dung nghiên cứu (các đề mục nhỏ) và phần kết luận.
Sau khi hoàn thành bạn cần gửi giáo viên xem xét đã ổn hay chưa đề đi làm làm chi tiết. Nếu có đóng góp thì sửa lại và hoàn chỉnh nó.
Phần mở bài cần đảm bảo các ý sau, thực chất là trả lời các câu hỏi:
- Nếu xem xét tính cấp thiết của đề tài, nó sẽ đem lại giá trị như thế nào? Vì sao bạn lại lựa chọn nó?
- Tình hình nghiên cứu đề tài: các nghiên cứu khoa học đi trước cùng lĩnh vực
- Mục đích nghiên cứu đề tài: nghiên cứu để làm gì, có tác dụng như nào?
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về cái gì cụ thể?
- Phạm vi nghiên cứu: về mặt không gian và thời gian
- Phương pháp nghiên cứu: những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài
- Kết cấu của khóa luận: Giới thiệu tên các đề mục chính
Thông thường, khóa luận tốt nghiệp có kết cấu từ 3 đến 5 chương, trong mỗi chương có các mục nhỏ hơn. Các chương thường có hướng lý luận - thực tiễn (tiêu cực và tích cực, điểm mạnh và điểm yếu) - giải pháp”, tùy vào đề tài mà ta có kết cấu khác nhau.
Từ các chương ta triển khai đi sâu vào từng mục. Nắm chặt các ý chính để phát triển mở rộng bài viết thêm phong phú, hiệu quả.
Ở phần này, sinh viên cần tóm tắt ngắn gọn, cụ thể kết quả đề tài nghiên cứu thu hoạch được, từ đó đề ra hướng đi mới.
Để làm được tốt các phần trên, sinh viên cần thu thập tài liệu liên quan, xử lý các thông tin có được. Có thể tài liệu trên mạng, thư viện trường, hỏi các thầy cô. Có tài liệu việc nghiên cứu sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra các bạn cần báo cáo tiến độ làm việc thầy cô đảm bảo việc hoàn thành đúng hạn. Mỗi lần gặp mặt trao đổi với người hướng dẫn cần in ra để thuận lợi cho việc chỉnh sửa, hãy xác định tinh thần cho việc tiêu tốn tiền bạc vào in ấn bởi bạn sẽ phải in ra sửa lại ít nhất năm lần.
Không có câu trả lời chính xác cho việc nên hay không nên làm khóa luận tốt nghiệp. Tùy vào hoàn cảnh cá nhân và ngôi trường bạn theo học để quyết định đâu là lựa chọn tốt nhất cho bản thân. Tuy nhiên nếu bạn đã quyết định chọn làm khóa luận thì hãy nhớ, dù phải trải qua rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng khi hoàn thành bạn sẽ vô cùng tự hào về bản thân. Nếu đạt điểm tốt, cảm giác như đạt được một thành tựu “nho nhỏ” vậy, đời sinh viên sẽ có thêm một nốt nhạc đáng nhớ.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :