Hướng dẫn viết hồ sơ xin nghỉ việc cho người lao động

Theo dõi tuyendung3s tại

Lan Anh  

Ngày đăng: 29/05/2024

Người lao động tại một doanh nghiệp bất kỳ nào đó có quyền đưa ra yêu cầu xin nghỉ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật hiện nay. Lý do đưa ra yêu cầu xin nghỉ việc có thể do một yếu tố khách quan nào đó hoặc không phù hợp với công việc. Do đó, để có thể thỏa mãn nhu cầu nghỉ việc thì người lao động cần chuẩn bị hồ sơ xin nghỉ việc và được sự chấp thuận của doanh nghiệp.

1. Quy trình làm hồ sơ xin nghỉ việc cho người lao động

1.1. Soạn đơn xin nghỉ việc

Đơn xin nghỉ việc là loại văn bản phổ biến trong giới văn phòng hay các lao động tự do. Đây là dạng đơn quan trọng, bắt buộc phải có trong quy trình xin nghỉ việc ở tất cả các doanh nghiệp. Mặc dù hồ sơ xin nghỉ việc rất thông dụng nhưng chắc hẳn nhiều người chưa biết cách hoàn thành hồ sơ sao cho chuẩn chỉnh. 

Khi người dùng tìm kiếm trên Google sẽ ra hàng loạt các mẫu đơn xin nghỉ việc để bạn tải về và điền đơn, nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết nhất cho bạn.

Ngoài việc tìm kiếm mẫu đơn từ các trang trên Google, bạn cũng có thể lấy trực tiếp mẫu đơn tại khu vực phòng nhân sự trong doanh nghiệp của bạn. Người lao động cần điền đầy đủ thông tin trong phần nội dung xin nghỉ việc, đưa ra đầy đủ lý do (lý do chính đáng), thời gian nghỉ việc và tiến hành bàn giao công việc cho ai sau khi đã nghỉ việc.

Làm đơn xin nghỉ việc
Làm đơn xin nghỉ việc

Người xin nghỉ việc cần đảm bảo đúng thời hạn đã báo trước trong đơn nếu không họ sẽ phải bồi thường tiền lương cho những ngày không báo trước với doanh nghiệp. Đương nhiên, khi xin nghỉ việc người lao động sẽ không được thưởng năng suất công việc cũng như các khoản thưởng, phụ cấp khác trong thời gian không được tính lương.

Người lao động cần tuân thủ thời hạn báo trước theo quy định xin nghỉ việc, cụ thể như sau:

- Trường hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 - 36 tháng: người lao động cần báo trước với doanh nghiệp 30 ngày.

- Trường hợp ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: người lao động cần báo trước 03 ngày làm việc.

- Trường hợp ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn: người lao động cần báo trước 45 ngày.

1.2. Nộp đơn và chờ quản lý phê duyệt

Sau khi người lao động đã hoàn thành đơn xin nghỉ việc, họ có thể gửi đơn đến ban quản lý hoặc cấp trên để kiểm tra các thông tin và tiến hành phê duyệt đơn. Người có quyền phê duyệt đơn xin nghỉ việc này thường là:

- Là cấp trên có thẩm quyền và Trưởng các phòng ban có trách nhiệm phê duyệt.

Nộp đơn và chờ phê duyệt
Nộp đơn và chờ phê duyệt

- Đối với nhân viên thuộc cấp tổ trưởng trong các bộ phận trước khi chuyển cho quản lý thì phải chuyển qua cấp tổ trưởng xác nhận thông tin. 

- Thời gian cho cấp quản lý tiến hành xem xét và phản hồi người làm đơn xin nghỉ việc không quá 02 ngày làm việc.

1.3. Xác nhận và duyệt đơn

Sau khi người lao động nhận được xác nhận của phòng Nhân sự thì Nhân sự sẽ giúp bạn gửi đơn xin nghỉ đến ban Giám Đốc phê duyệt, thời gian chờ đợi phê duyệt thường không quá 03 ngày tính từ ngày nhận đơn.

1.4. Chấm dứt hợp đồng và nghỉ việc

Các nội dung tiến hành chấm dứt hợp đồng trong quy trình nghỉ việc cụ thể như sau:

- Nội dung biên bản bàn giao công việc có đính kèm cam kết nghỉ việc của người lao động.

Chấm dứt hợp đồng lao động
Chấm dứt hợp đồng lao động

- Danh sách các công việc cần thực hiện của người lao động trước khi nghỉ việc dựa theo biên bản bàn giao công việc.

- Sau khi chấm dứt hợp đồng và bàn giao công việc, phòng Nhân sự sẽ lập biên bản nghỉ việc cho bạn và tiến hành ký quyết định nghỉ việc, sau đó trình lên ban Giám đốc ký.

2. Những lưu ý quan trọng trước khi nghỉ việc

Chấm dứt hợp đồng và nghỉ việc không có nghĩa bạn không cần tuân thủ những lối cư xử không tốt đẹp và chuyên nghiệp đối với doanh nghiệp.

2.1. Những việc nên làm

2.1.1. Chia sẻ quan điểm về công việc với cấp trên

Trước khi nghỉ việc, việc quan trọng cần thực hiện là bắt đầu một cuộc trò chuyện trực tiếp với người quản lý của bạn để thông báo quyết định của mình cho ban Giám đốc.

Lưu ý khi nghỉ việc
Lưu ý khi nghỉ việc

Chính vì họ là Giám đốc của một doanh nghiệp, là người đã điều hành công ty bạn đã từng cống hiến nên bước này là không nên bỏ qua để tránh bị hiểu lầm về lý do nghỉ việc. Hành động này thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với cấp trên của mình cũng như để lại cái nhìn tốt trong mắt mọi người dù sắp tới không còn làm việc tại đây nữa.

2.1.2. Hoàn thành công việc trước khi nghỉ việc

Hãy khiến mọi người khâm phục bạn và luôn nhớ về bạn mặc dù bạn đã nghỉ việc. Do đó, hãy thể hiện sự chuyên nghiệp đối với các đồng nghiệp. Bởi công việc của bạn có thể liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau và có sự hợp tác cùng những bộ phận khác, cho nên hãy tổng hợp thành một file dạng bảng để tóm tắt những công việc đã hoàn thành và chưa hoàn thành.

Sau khi được phê duyệt hồ sơ xin nghỉ việc, có lẽ bạn sẽ cảm thấy rất vui và nhẹ nhõm khi chuẩn bị bắt đầu một hành trình mới với bến đỗ mới, tuy nhiên hãy giữ sự tập trung tối đa để những tháng ngày ngắn ngủi còn lại trong công ty vẫn đảm bảo hiệu quả.

Sẽ thật tuyệt vời nếu như trước khi bạn rời đi, các công việc và nhiệm vụ của bạn đã được hoàn thành và được bàn giao một cách gọn gàng, suôn sẻ.

2.1.3. Giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp

Sau khi chấm dứt hợp đồng và nghỉ việc, thông thường sẽ rất hiếm khi bạn có thời gian để gặp gỡ đồng nghiệp cũ ngoại trừ những người thật sự thân thiết. Chính vì vậy, hãy tận dụng khoảng thời gian này để lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp, những hành trình đáng nhớ trong thời gian công tác với những cộng sự. 

Giữ mối quan hệ tốt sau khi nghỉ việc
Giữ mối quan hệ tốt sau khi nghỉ việc

Sau đó, hãy viết một Email ngắn gọn gửi lời cảm ơn đến người quản lý và các cộng sự của bạn với nội dung chào tạm biệt mọi người, chúc họ có được khởi sắc công việc trong tương lai, đừng quên hãy để lại liên hệ của bạn để họ có thể dễ dàng liên hệ lại với bạn.

2.2. Những việc không nên làm

2.2.1. Chê bai công ty và đồng nghiệp trước mọi người

Đã từng xảy ra rất nhiều trường hợp làm hồ sơ xin nghỉ việc vì những mâu thuẫn. Thế nhưng, dù là bất kỳ lý do gì bạn cũng không nên lấy những mâu thuẫn, xích mích đó mà tỏ ra thái độ trong những ngày làm việc cuối cùng hoặc kể cả khi đã rời khỏi doanh nghiệp.

Đây không phải là một cách đáp trả thông minh với nơi bạn đã từng gắn bó trong hành trình sự nghiệp của mình suốt thời gian dài. Hình ảnh của bạn sẽ trở nên xấu đi ở một cộng đồng nào đó, làm cho tài năng, năng lực và những đóng góp của bạn trước đó tại doanh nghiệp sẽ bị lu mờ bởi những điều ngốc nghếch bạn đã làm.

2.2.2. Lôi kéo đồng nghiệp cùng nghỉ việc

Đây là điều tối kỵ và không nên, bởi mỗi một người sẽ có lối đi riêng trong sự nghiệp và có quyền lựa chọn công việc của mình cho nên bạn không nên đưa ra phân tích cho người khác hay lời khuyên để thúc giục họ nghỉ việc như bạn.

2.2.3. Phát tán thông tin của công ty ra ngoài

Khi đã chấm dứt hợp đồng và nghỉ việc thì bạn đã sẵn sàng bước qua một hành trình mới, một thử thách mới, môi trường mới, hãy nhớ rằng thứ bạn nên đem theo là những hành trang kinh nghiệm. 

Những việc không nên làm
Những việc không nên làm

Do vậy, những thông tin về doanh nghiệp cũ hay đồng nghiệp cũ  bạn không nên tiết lộ hay mang những xích mích công việc liên quan để bàn tán ra bên ngoài. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cách hoàn thiện hồ sơ xin nghỉ việc và những lưu ý cho người lao động trước và sau khi nghỉ việc để luôn giữ được hình ảnh tốt đẹp của bản thân và công ty trong tương lai.

Hy vọng bài tin về hồ sơ xin nghỉ việc mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho các bạn, mong rằng các bạn sẽ tìm được bến đỗ công việc mới phù hợp với năng lực và điều kiện hoàn cảnh của bản thân. Đừng quên theo dõi các bài tin mới nhất của chúng tôi qua trang web tuyendung3s.com để tiếp cận nhiều kiến thức và thông tin bổ ích bạn nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :