Ngày đăng: 08/05/2024
Ngành luật nhìn chung được đánh giá là ngành có tỉ lệ chọi cao, nhưng cơ hội việc làm lại chưa thực sự có nhiều. Chính vì thế, ngay từ lúc còn là thực tập sinh, bạn đã phải biết cách tạo cho mình những cơ hội việc làm để tích lũy kinh nghiệm. Để làm được điều đó, trước hết bạn phải có cho mình một chiếc cv thực tâp sinh ngành luật thật xịn xò để thu hút nhà tuyển dụng đã.
Cũng giống như các ngành khác, cv ngành luật nói riêng cũng yêu cầu phải có một số phần cơ bản như thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, học vấn, kinh nghiệm làm việc, các hoạt động tham gia và các thành tựu đã đạt được. Ngoài ra bạn cũng có thể thêm các phần như sở thích, kỹ năng nếu muốn. Bạn cần sắp xếp các mục này sao cho hợp lý để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi.
Ngoài việc đảm bảo bố cục thì bạn cần chọn cho mình một mẫu Cv không quá phức tạp, dễ nhìn bởi ngành luật yêu cầu tính logic cao. Vì vậy bạn không cần phải chọn một mẫu Cv quá rườm rà và màu sắc. Cv gây ấn tượng với nhà tuyển dụng sẽ là một cv đơn giản, nhưng không phải vì thế mà chúng ta chọn một mẫu cv quá cũ và thiếu đi sự mới mẻ. Hiện nay có rất nhiều các mẫu CV ấn tượng trên các website, bạn có thể tham khảo chúng.
Một điều rất nhiều bạn mắc phải khi tạo CV đó là đặt ảnh không phù hợp. Bức ảnh dành cho Cv, đặc biệt là cho ngành luật sẽ nên là một bức ảnh nghiêm túc và trang trọng. Bạn không nên chọn những bức ảnh chụp khi đi chơi, đi picnic để làm ảnh đại diện mà nên chọn những bức ảnh chụp với áo cao cổ và chính diện khuôn mặt giống như khi bạn đi chụp ảnh thẻ. Nếu như không có ảnh phù hợp thì phương án tốt nhất là chúng ta chọn những mẫu CV không cần đến ảnh.
Cv thường sẽ đẹp mắt nhất nếu được gói gọn trong một trang. Đặc biệt là với cv thực tập sinh, chưa có quá nhiều phần để ghi thì bạn nên cố gắng cô đọng và căn chỉnh thông tin sao cho hợp lý.
Xem thêm: Học Luật ra trường sẽ làm gì? Cơ hội và thách thức với ngành Luật
Đây là phần bắt buộc phải có trong cv của bạn, bao gồm những thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi bạn sinh sống, email và số điện thoại. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào những thông tin đó để xác định bạn là ai? Bạn đến từ đâu và cách thức liên lạc với bạn khi muốn hẹn lịch phỏng vấn.
Một lỗi hay mắc phải nhất đó là các bạn thưởng viết quá nhiều và quá lan man ở phần này. Độ dài lý tưởng của mục này là khoảng 2 câu trong đó giới thiệu bản thân, lĩnh vực bạn yêu thích và có kinh nghiệm. Bên cạnh đó đừng quên nêu ra điều bạn muốn nhất khi ứng tuyển vào vị trí này cũng như những gì bạn có thể đóng góp cho doanh nghiệp.
Ví dụ: Một sinh viên năm ba đại học Luật mong muốn trở thành một nhân viên pháp chế giỏi, tìm hiểu sâu về ngành luật quốc tế từ đó giúp đỡ công ty xử lý các văn bản, vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Như tên gọi của nó, đây là phần đề cập đến học vấn của bạn và thời gian bạn thực hiện quá trình học. Không cần trình bày quá nhiều thông tin ở phần này. Bạn có thể đề cập đến những giải thưởng đã đạt được trong quá trình học hoặc điểm GPA nếu đó là điểm cao.
Ví dụ:
Đại học Luật Hà Nội (Từ 2024-2024)
GPA: 3.7
Bí thư ban chấp hành đoàn trường
Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Luật Quốc Tế
Đây có lẽ là phần các bạn quan tâm nhiều nhất bởi lẽ nó cũng là phần nhà tuyển dụng ưu tiên nhìn vào khi đọc CV thực tập sinh ngành luật của bạn. Tuy nhiên, bạn đang ứng tuyển cho vị trí thực tập sinh nên hầu hết nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu quá gắt gao về kinh nghiệm làm việc của bạn. Nhưng nếu có thì bạn hãy trình bày một cách thật chi tiết và rõ ràng những kinh nghiệm bạn đã đạt được.
Hãy tập trung miêu tả thật kĩ càng những công việc bạn đã làm trong vị trí bạn đề cập trong phần kinh nghiệm. Có thể nhấn mạnh vào kết quả của công việc bạn đã đại được trong quá trình làm việc tại vị trí cũ. Nếu như bạn có kinh nghiệm ở những vị trí khác mà không thuộc ngành luật thì hãy tìm những điểm liên quan giữa hai ngành nghề đó và nói ở trong mục này. Ngược lại nếu công việc cũ không có điểm liên quan đến ngành luật thì bạn không nên đề cập tới ở trong phần kinh nghiệm
Xem thêm: 3 điều bạn cần phải làm trong lần đầu đi phỏng vấn xin việc
Với những bạn nào chưa có nhiều kinh nghiệm thì đây chính là mục “chữa cháy” cho Cv thực tập sinh ngành luật của bạn. Mục này đưa ra danh sách các hoạt động, cuộc thi mà bạn đã tham gia để thể hiện bản sắc con người của bạn. Bạn có thể đề cập đến những cuộc thi do CLB, trường hoặc tổ chức nào đó mà bạn đã tham gia, hoặc đơn giản là công việc tình nguyện, dự án hỗ trợ…
Ví dụ:
Tình nguyện viên chương trình “Mái Ấm Cho Em” (Từ tháng 2, 2024 đến tháng 2, 2024)
Vị trí: Ban Đối Ngoại
Liệt kê ra những chứng chỉ hoặc chứng nhận bạn đã nhận được trong quá trình học tập và làm việc. Đó có thể là chứng chỉ chuyên môn hoặc giải thưởng một cuộc thi bạn đã tham gia trước đó.
Đối với công việc ngành luật, bạn có thể phải có những kỹ năng chuyên môn cụ thể để có thể đáp ứng nhu cầu của công việc. Một số kỹ năng cơ bản có thể đề cập như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề hoặc những kỹ năng liên quan đến tin học cơ sở như MS Word, Excel hay Power Point… Ngoài ra hãy tìm hiểu xem đặc thù của ngành luật yêu cầu cần phải có những kỹ năng gì từ đó bổ sung vào CV để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
Sở thích là phần không bắt buộc, nhưng cũng phần nào nói lên tính cách của bạn. Nếu như CV của bạn đã khá kín và nhiều thì bạn có thể bỏ qua phần này. Nhưng nếu còn khá nhiều khoảng trống thì bạn có thể bổ sung vào Cv để nó thêm phần hấp dẫn.
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm thì việc có trong cv thực tập sinh ngành luật mục này sẽ vô cùng cần thiết. Vậy đây là mục gì và nó có vai trò như thế nào trong cv của bạn? Người tham chiếu tức là người sẽ chứng minh cho những gì bạn đề cập trong cv là hoàn toàn chân thật. Đó có thể là sếp cũ của bạn, người quản lý hay leader trực tiếp dẫn dắt bạn trong công việc trước đó, thậm chí là cố vấn học tập trên trường đại học của bạn.
Việc đưa mục này vào vừa có ý nghĩa thể hiện sự tôn trọng vừa thể hiện rằng bạn đang trung thực trong cv của mình. Có một lưu ý rằng bạn nên hỏi ý kiến trước những người bạn định đưa thông tin vào mục tham chiếu bởi đó là việc cần thiết khi bạn sử dụng thông tin của người khác. Bên cạnh đó, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ liên hệ trực tiếp với họ để chứng thực những thông tin mà bạn đã viết trong Cv. Với mục này, bạn chỉ cần ghi họ tên người tham chiếu, kèm theo đó là vị trí, số điện thoại hoặc email liên hệ.
Và đó là một vài thông tin nhằm giúp cho CV thực tập sinh ngành luật của bạn trở nên thu hút và nổi bật hơn. Đừng quên rằng bất kỳ thông tin gì trong CV cũng sẽ đều nói lên con người bạn, vì vậy hãy kiểm tra thật cẩn thận trước khi gửi chúng đi nhé!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :