Ngày đăng: 25/03/2024
Nếu bạn hỏi rằng mục tiêu nghề nghiệp trong CV khi bạn xin ứng tuyển vào một công ty có quá quan trọng hay không? Hoặc hiện tại bạn đăng ký làm việc chỉ là muốn có một khoản thu nhập nho nhỏ nên có lẽ mục tiêu nghề nghiệp chẳng quá quan trọng với bạn? Vậy thì bạn hãy gạt bỏ những suy nghĩ đó sang một bên ngay đi và cất nó vào trong tiềm thức. Bởi lẽ, ở bất kỳ vị trí nào hay bất kỳ công việc gì, sau khi làm cũng đem lại cho bạn một kỹ năng nhất định. Cả khi bạn xin ứng tuyển ở bộ phận nào thì nhà tuyển dụng bao giờ cũng muốn biết được mục tiêu làm việc của bạn khi làm công việc đó. Nó không chỉ giúp cho bạn định hình rõ việc là sẽ học được những kinh nghiệm gì giúp ích cho bản thân sau này, đồng thời cũng cho nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về mục đích cũng như sự nhiệt thành của bạn trong công việc. Vì vậy, câu hỏi cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV nên viết gì là vô cùng cần thiết. Là những yếu tố có thể quyết định sự thành công hay thất bại của bạn trong tương lai. Bởi nó chính là mấu chốt của việc nhà tuyển dụng có để ý tới bạn hay không.
Qua phần này, nhà tuyển dụng có thể biết được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của các ứng viên khi muốn ứng tuyển vào công ty. Chỉ cần nắm được cách viết mục tiêu nghề nghiệp một cách hiệu quả thì chỉ cần những ý ngắn gọn nhưng dễ hiểu cũng đã chạm đúng vào những điều mà nhà tuyển dụng đang muốn tìm. Vậy thì hãy cùng Vieclam24h.net.vn theo dõi cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV đơn giản dưới đây. Và hãy là một ứng viên sáng suốt trong mỗi tập CV mà bạn phải kỳ công chuẩn bị nhé.
Để đi đến chi tiết, thì trước hết bạn cần phải hiểu mục tiêu nghề nghiệp là gì (objective trong CV)?
Mục tiêu nghề nghiệp là một cách trình bày đơn giản, ngắn gọn với mục đích cho bạn biết rõ vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bên cạnh đó còn là yếu tố giúp ứng viên cho nhà tuyển dụng thấy mình là một thành viên sáng giá có thể đáp ứng được sứ mệnh phát triển của công ty. Đồng thời, nó cũng là một gợi ý cho nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn về con đường sự nghiệp của bạn và bạn có thực sự muốn được góp phần phát triển công ty trong thời gian dài hay không.
Gertrude Stein đã có câu: Bạn phải biết mình muốn gì thì mới đạt được nó. Cũng giống như khi bạn làm việc mà không có kế hoạch hay mục tiêu thì rất khó có thể đạt được những kết quả như ý. Làm việc với những điều mình yêu thích, đam mê thì năng lượng làm việc, khả năng sáng tạo của bạn sẽ cao hơn. Điều ấy cũng giúp bạn tránh khỏi mệt mỏi, áp lực và cũng không lãng phí thời gian của bạn vào những thứ không nên. Do vậy, nếu như bạn vẫn chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì thì cũng hãy cố gắng vạch rõ ra những định hướng về vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nhưng hãy tránh miên man, trả lời không đúng trọng tâm hay quá sơ sài, thiếu đi sự chuyên nghiệp. Vì điều ấy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội có được một công việc mong muốn. Xã hội ngày này thị trường việc làm ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn nên hãy cố gắng tìm hiểu kỹ càng trước khi nộp CV. Đừng để mình là người đầu tiên ứng tuyển rồi cũng là người đầu tiên bị loại khỏi vòng gửi xe nha.
Ngoài ra, ở phần này nhà tuyển dụng cũng có thể hiểu được phần nào tính cách của bạn qua những điều mà bạn muốn hướng tới, khả năng lập kế hoạch, kỹ năng tư duy ngôn ngữ qua cách sử dụng CV online hợp lý,…Họ cũng cần biết đến sự gắn bó lâu dài của bạn nhờ mục tiêu dài hạn của bạn và những yêu cầu mà họ hướng tới.
Tóm lại, trước khi viết mục tiêu nghề nghiệp, hãy nắm vững 3 nguyên tắc để tạo ra một objective CV ấn tượng.
- Đoạn văn giới thiệu nên dài từ 150 – 200 chữ. Hãy nhớ viết cô đọng và súc tích.
- Mục tiêu công việc mong muốn trong cv mà bạn hướng tới phù hợp với nhà tuyển dụng. Hãy cho họ thấy sự cầu tiến của bản thân các bạn như thế nào.
- Và hãy chỉ rõ công việc ngành nghề mà bạn theo đuổi.
Có nghĩa là những dự định và kế hoạch của bạn trong một giai đoạn tương lai gần nhất. Để có một câu trả lời hợp lý nhất hãy dựa vào những yêu cầu của công việc mà bạn đang ứng tuyển và lấy đó làm định hướng nghề nghiệp trong chính CV của mình. Nhà tuyển dụng từ đó mà có thể thấy được những lợi ích mà bạn sẽ đem lại cho công ty của họ.
Tuy nhiên cần chú ý là ở phần này, bạn không nên để lộ mình là một người chưa có kinh nghiệm làm việc. Cho dù thực tế là như vậy, nhưng bạn hãy chứng minh cho họ thấy rằng mình cũng là một thành viên sáng giá khi được chọn vào làm tại công ty.
Ví dụ, bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên marketing online thì bạn có thể trình bày ngắn mục tiêu nghề nghiệp của mình như sau:
- Tôi có kỹ năng tin học văn phòng khá, nhưng tôi vẫn luôn cố gắng tìm tòi học hỏi để đáp ứng với những yêu cầu của công ty.
- Tôi là một người có trách nhiệm trong công việc, biết sử dụng các phần mềm như facebook ads… Trong thời gian tới, tôi mong muốn có thể thành thạo hơn trong lĩnh vực chạy ads, tạo kết quả tốt cho doanh thu của công ty.
- Với những công việc mà tôi đã từng trải qua, tôi đã có nhiều kỹ năng trong làm việc nhóm, quản lý. Tôi thấy bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển của công ty.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm cách trình bày về mục tiêu nghề nghiệp ngân hàng hay những ngành khách để có thể áp dụng phù hợp với công việc mà mình muốn ứng tuyển nhé.
Đây là những điều bạn muốn hướng tới trong tương lai và cũng là một cách để làm rõ hơn bằng cách nào bạn có thể đạt được tới điều đó.
Thông thường đây là phần định hướng tương lai, nên mỗi cá nhân sẽ có những ước mơ khác nhau. Nhưng đôi khi nhà tuyển dụng lại thường nghĩ rằng bạn là người phi thực tế và viển vông về những mục tiêu của ban thân mình. Tuy nhiên, không ai có thể đánh thuế được ước mơ của người khác. Cho nên bạn có thể nêu ra những điều mình mong muốn nhưng hãy trong khuôn khổ là gắn với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một ứng viên tiềm năng chứ không phải một kẻ mộng mơ giữa ban ngày bạn nhé.
Giả sử bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán tổng hợp thì bạn có thể tham khảo những tuýp dưới đây về cách trình bày mục tiêu dài hạn trong CV kế toán tổng hợp hiệu quả:
Mục tiêu dài hạn:
- Được ứng tuyển lên vị trí kế toán trưởng, có trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm tốt để cống hiến cho công ty.
- Là một người độc lập, tự chủ về tài chính, tham gia các hoạt động thiện nguyện
- Gia đình hạnh phúc, đủ đầy
- Đi du lịch tới những nơi chưa từng đăt chân đến.
“Mục tiêu của tôi là để phát triển bản thân” hay “tôi muốn nâng cao kỹ năng làm việc” khiến cho mục tiêu của bạn trở nên quá chung chung. Mặc dù đó là hầu hết mục tiêu mà người ứng tuyển viêc làm ai cũng muốn hướng tới nhưng nhà tuyển dụng lại đánh giá thấp điều này. Bởi họ không thực sự thấy được sự trau chuốt cũng như chi tiết hay sự cầu thị muốn có được công việc như họ mong muốn ở ứng viên.
Cách diễn đạt ý trong các câu rất quan trọng. Nó thể hiện sự cẩn thận, tỉ mỉ của bạn trong công việc hay ngay trong những gì bạn làm từ cái nhỏ nhất. Câu văn lủng củng, không mạch lạc khiến cho người đọc sẽ cảm giác bị khó chịu. Đây là điều cũng không thể tránh khỏi đặc biệt với các CV ứng tuyển ngành ngân hàng, hay mẫu CV bên công nghệ thông tin.
Nếu bạn thấy mình đã vốn cạn văn rồi thì hãy ghi các mục tiêu nghề nghiệp trong CV của mình theo những ý gạch đầu dòng nhé. Yên tâm rằng bạn sẽ chẳng thể mắc lỗi liên kết giữa các câu nữa đâu.
Bao giờ nhà tuyển dụng cũng muốn được biết lí do vì sao họ nên chọn bạn.
Việc bạn đi quá sâu vào mục tiêu của mình mà không đề cập đến lợi ích chung sẽ làm họ cảm thấy ở nơi bạn không có tình thần tập thể. Điều đó rất khó trong quá trình làm việc yêu cầu teamwork cao.
Có thể trong quá trình viết CV bạn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót như thế này. Nhưng hãy nhớ hạn chế nó nhất và kiểm tra thật kỹ trước khi mang CV nóng hổi của mình đi xin việc nhé.
Điều này không chỉ khó truyền tải những mục tiêu mà bạn hướng tới mà còn gây cảm giác khó chịu cho người đọc. Lúc ấy, có thể bạn sẽ bị out ngay khỏi vòng gửi xe.
Đối với sinh viên cần thể hiện mục tiêu nghề nghiệp trong mẫu CV xin việc cho sinh viên mới ra trường như thế nào? Với những bạn sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm viết CV hay đã có sẵn những mục tiêu thì đây sẽ chẳng phải là vấn đề khó khi viết mục tiêu xin việc. Nhưng với những sinh viên chưa biết xác định mục tiêu nghề nghiệp của mình là gì thì không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, các bạn lại càng phải hết sức lưu ý. Ngoài việc nêu ra những mục tiêu như đã nêu ở trên, bạn nên ghi nhớ những điều sau nhé:
Mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn
+ Vững vàng những kiến thức chuyên môn
+ Chuẩn bị các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,…
+ Thể hiện sự cầu thị của bản thân làm việc tại công ty để có cơ hội phát triển bản thân, học tập và rèn luyện.
Đồng thời nếu bạn có thể viết chữ đẹp thì cũng có thể áp dụng những nguyên tắc trên để tự tạo cho bản thân một mẫu CV xin việc viết tay hoàn chỉnh và gây ấn tượng thật tốt trước nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn: Với mỗi nhóm ngành khác nhau sẽ có những nguyện vọng, sở thích, đam mê khác nhau. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu trước những sứ mệnh, mục tiêu của công ty mà đưa ra những quyết định phù hợp nhất. Không nêu mục tiêu quá chung chung hay lan man, không gắn với công việc mà mình đang ứng tuyển. Nó có thể sẽ là cách khiến cho CV của bạn có thể tạm biệt nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng đó.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV rồi đúng không nào. Đừng để mọi cố gắng của mình đã từng gây dựng cuối cùng lại chỉ nhận lại là những điều không đáng có. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi viết và có cho mình những định hướng tốt nhất nhé. Chúc các bạn apply thành công.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :