Ngày đăng: 23/03/2024
Người tham chiếu thường là mục cuối cùng của cv xin việc, họ là những người là nhà tuyển dụng sẽ gọi lại để xác minh thông tin của ứng viên. Vậy người tham chiếu là gì, là những ai mà lại có uy lực đến như vậy, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Không xuất hiện thường xuyên, tần suất xuất hiện cũng khá ít, họ chỉ chiếm một mục nhỏ trong các bản cv xin việc của ứng viên. Tuy nhiên lại có “uy lực” to lớn giúp ứng viên thêm phần tự tin và thuyết phục. Vậy “bóng hồng” này là những ai?
Người tham chiếu chính là những người như đồng nghiệp cũ của bạn, sếp cũ, giáo viên, đối tác làm cùng, người quản lý,...đây là những người đồng hành cùng bạn suốt trong quá trình bạn làm việc trước đó. Theo dõi và biết rõ nhất khả năng và năng suất làm việc của bạn. Bên cạnh đó còn đánh giá thái độ làm việc của bạn như thế nào trong suốt quá trình làm việc.
Đó chính là người được tham chiếu trong cv xin việc của các ứng viên. Để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng mới, bạn cũng cần hoàn thành tốt những nhiệm vụ, trách nhiệm mà bạn được giao ở vị trí công việc trong công ty trước đó.
Mặc dù không chiếm nhiều chỗ trong cv xin việc của ứng viên, có thể đặt trong phần thông tin thêm trong CV tuy nhiên người tham chiếu lại được coi như “cơ sở pháp lý” làm tăng thêm tính thuyết phục của ứng viên với nhà tuyển dụng.
Trong cv xin việc, người tham chiếu đóng vai trò là người làm chứng, xác minh cho những điều mà ứng viên đã viết trong cv xin việc có đúng hay không. Thông qua người tham chiếu thì nhà tuyển dụng có thể biết được năng lực cá nhân và tinh thần làm việc của ứng viên. Từ đó xem xét và lựa chọn ứng viên sao cho phù hợp với công việc.
Như vậy, người tham chiếu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cv xin việc của mỗi ứng viên, không những làm tăng tính thuyết phục cho cv mà còn là đáp ứng yêu cầu cơ bản của cv xin việc.
Xem thêm: Operation Manager là gì? Vị trí này có thực sự quan trọng trong doanh nghiệp
Để có mẫu CV xin việc đẹp thì ngoài việc chú ý đến nội dung và hình thức CV thì ứng viên cũng phải rất khéo léo trong việc lựa chọn người tham chiếu. Bạn không thể chọn đại một người để làm người tham chiếu cho mình được, mà trước khi chọn thì bạn phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi như: Chọn ai là người tham chiếu? Họ là người có tính cách như thế nào? Và nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì khi liên lạc với họ? Chính vì thế, khi chọn người tham chiếu trong cv xin việc cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Thứ nhất, nên chọn những người đứng tuổi, có năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu trong công việc đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có niềm tin vào cv của bạn hơn.
- Thứ hai, hãy chọn những người đã từng làm việc với bạn và hiểu rõ về tính cách và con người của bạn, như vậy họ sẽ có những nhận xét đúng nhất về bạn.
- Thứ ba, bạn hãy chọn những người có khả năng ăn nói, không nói ngọng. Khi trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng sẽ không bị ấp úng kiểu như ép buộc.
- Nếu có thể, bạn hãy chọn một đối tác, hoặc một đối thủ của mình, tuy phương pháp này hơi nguy hiểm nhưng có lẽ sẽ có sức thuyết phục nhà tuyển dụng mạnh nhất. Vì họ sẽ có những đánh giá khách quan nhất về bạn, vì đó không phải là người thân thiết với bạn mà chỉ dựa trên quan hệ công việc.
Tuy nhiên, bạn hãy khéo léo trong việc lựa chọn “bóng hồng” xuất hiện trong cv xin việc của mình để có thể làm cho nhà tuyển dụng không còn nghi ngờ về trình độ của bạn.
Muốn tìm việc làm
Đối với phía nhà tuyển dụng mà nói thì việc người tham chiếu đã có sẵn trong cv xin việc của ứng viên thì hãy tận dụng nó triệt để để có thể đánh giá được năng lực của ứng viên. Trước khi gọi điện cho người tham chiếu, nhà tuyển dụng nên đặt câu hỏi trước “sẽ hỏi những gì để nắm bắt được thông tin nhanh nhất mà không tốn quá nhiều thời gian” hãy cùng xem chúng tôi sẽ mách cho bạn bí quyết hỏi như thế nào nhé.
Đây có lẽ là câu hỏi đầu tiên để nhà tuyển dụng xác thực lại thông tin cho chính xác nhất. Thông qua câu trả lời của câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được khối lượng công việc của ứng viên như thế nào? Từ đó cũng có thể biết được áp lực công việc mà họ phải gánh như thế nào? Đồng thời thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng sẽ biết được độ “mờ - nhạt” của ứng viên với công việc. Một câu hỏi mà trúng ba đích thì tại sao lại không áp dụng, đúng không nào?
Đến câu thứ hai là bắt đầu vào trọng tâm những điều muốn biết của nhà tuyển dụng rồi. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ biết được năng lực của ứng viên như thế nào ở vị trí công việc đó. Và liệu ứng viên có thể đảm nhiệm tốt công việc hiện tại hay không? Nhà tuyển dụng có thể đan xen thêm những câu hỏi khác nữa trong câu hỏi này nếu người tham chiếu đang ngập ngừng. “Ứng viên có đạt được thành tích gì nổi bật với công việc hay không?” hay “bạn có nhận thấy ứng viên có những điểm mạnh gì hay không?” đó chính là những câu hỏi chuyển tâm lý, giải tỏa tâm lý căng thẳng cho người được hỏi.
Thông qua câu trả lời nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được ứng viên đó có hòa thuận, vui vẻ với đồng nghiệp công ty hay không? Nhà tuyển dụng sẽ khá quan tâm đến thái độ, kỹ năng mềm mà ứng viên đối với môi trường làm việc chúng như thế nào. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng không nên hỏi trực tiếp, mà hãy hỏi một cách khéo léo hơn, ví dụ như “ứng viên có hay gây xích mích với đồng nghiệp hay không?”
Làm việc nhóm là một trong các kỹ năng trong CV của ứng viên mà nhà tuyển dụng hiện nay đang khá quan tâm, vì hiện nay chủ yếu các công ty đều làm việc theo nhóm để đảm bảo hiệu quả công việc. Môi trường làm việc hiện nay chủ yếu là môi trường công sở, làm việc nhóm để hoàn thành mục tiêu của công việc và phát triển vì lợi ích chung của công ty. Chính vì thế mà tinh thần làm việc nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được tinh thần của ứng viên, và khả năng lãnh đạo của ứng viên đó.
Việc đúng giờ sẽ đánh giá được thái độ của ứng viên với công việc và quy định của công ty. Một người luôn đúng giờ chính là người có thái độ nghiêm túc, tôn trọng công việc mà mình làm. Và rất có ý thức thực hiện đúng nội quy của công ty. Sự đúng giờ không chỉ là những lần đi làm mà còn cả khi đi họp, hay đi dự tiệc quan trọng của công ty. Đối với các công ty Nhật Bản, ngoài việc tham khảo các thông tin trong CV tiếng Nhật hay tiếng Việt của ứng viên thì các nhà tuyển dụng thường xác thực về giờ giấc, sự đúng giờ của ứng viên vì đây là một trong những căn cứ giúp họ xác định được ai là người có thể thích hợp với công việc, môi trường và văn hóa của công ty.
Đây chính là câu hỏi chốt cuối cùng của bạn đối với người tham chiếu. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể hiểu thêm về ứng viên, cũng như biết thêm những điểm chưa tốt của ứng viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những đánh giá khách quan về ứng viên, vì thế mà khi hỏi thì nhà tuyển dụng cũng cần chú ý đến giọng điệu của người tham chiếu để xem họ có thù oán gì với ứng viên hay không?
Đối với những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra cho người tham chiếu thì cần đặt những câu hỏi mở cho người tham chiếu trả lời, không nên hỏi những câu hỏi đóng có hoặc không, cũng không nên gợi ý câu trả lời cho người tham chiếu.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :