Chứng thực là gì? Phân biệt công chứng và chứng thực

Theo dõi tuyendung3s tại

Hải Minh  

Ngày đăng: 01/04/2024

Chứng thực là gì? Chứng thực và công chứng liệu có khác nhau? Chắc hẳn không ít người đều lầm tưởng rằng chứng thực và công chứng là 2 khái niệm giống nhau bởi nó cũng là chứng nhận xác thực, hợp pháp hóa các văn bản, hợp đồng. Vậy liệu chúng có giống nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin dưới đây để nắm rõ hơn về chứng thực là gì và so sánh nó với công chứng các bạn nhé!

1. Chứng thực là gì? Thông tin đầy đủ nhất cho bạn

1.1. Bạn đã biết chứng thực là gì?

Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính ( Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2024/NĐ-CP ). Tuy nhiên, để định hình chuẩn xác và đẩy đủ nhất khái nhiệm về chứng thực thì thật là chưa có khái niệm cụ thể quy định về điều này. Nhìn chung, chúng thực là việc đảm bảo chính xác, hợp lệ và đảm bảo những hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

Bạn đã biết chứng thực là gì?
Bạn đã biết chứng thực là gì?

Nhìn từ khía cạnh pháp lý, chứng thực là khái niệm dùng để chỉ việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chất hợp pháp của văn bản giấy tờ đó nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân hay cơ quan tổ chức co liên quan trong các vấn đề về dân sự, kinh tế hay hành chính.

1.2. Chứng thực bao gồm những loại nào?

Chăn cứ vào Nghị định 23/2024/NĐ-CP chứng thực được chia thành bốn loại chính, cụ thể:

- Chứng thực bản sao từ bản gốc ban đầu, đó là việc cơ quan tổ chức đang quản lý sổ gốc sẽ cấp một bản sao từ sổ gốc ban đầu đó. Bản sao này sẽ có nội dung y nguyên bản gốc.

- Chứng thực từ bản sao đã sao y bản chính và có xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền. Đó là việc cơ quan tổ chức sẽ cấp một bản sao chứng thực từ bản sao sao y bản chí có dấu xác nhận ban đầu đó để chứng thực bản sao đã đúng với bản chính.

- Chứng thực về chữ ký. Đó là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về chữ ký trong giấy tờ, văn bản là của người yêu cầu chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng lao động hay chứng thực hợp đồng giao dịch của các doanh nghiệp, cơ quan.

1.3. Vậy giấy tờ chứng thực có giá trị gì?

Giấy tờ đã chứng thực có giá trị pháp lý, trong một số trường hợp nó có giá trị ngang với bản chính. Cụ thể:

- Giấy tờ chứng thực là bản sao được cấp từ sổ gốc ban đầu hay bản sao cấp từ giấy tờ đã chứng thực y như bản gốc thì có giá trị thay có bản chính trong các giấy tờ hay trong hồ sơ, văn vản.

- Chữ ký được chứng thực sẽ có giá trị chứng minh người được yêu cấu chứng thực đã ký và họ phải thực hiện nhiệm vụ đã ký kết trong văn bản, hợp đồng đó.

- Hợp đồng giao dịch được chứng thực sẽ có giá trị pháp lý để chứng minh về địa điểm hay thời gian các bên ký kết hợp đồng cũng như quyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng giao dịch.

Nhìn chung, với mỗi loại giấy tờ khác nhau hay trong một số trường hợp khác nhau thì văn bản chứng thực sẽ có giá trị khác nhau. Trong một số trường hợp, giấy tờ chứng thực có giá trị như bản gốc còn một số trường hợp lại không.

Vậy giấy tờ chứng thực có giá trị gì?
Vậy giấy tờ chứng thực có giá trị gì?

Vì vậy, tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn nên sử dụng giấy tờ chứng thực hay văn bản gốc. Mặc dù vậy, giữa giấy tờ gốc và giấy tờ chứng thực thì giấy tờ gốc sẽ có giá trị hơn rất nhiều. Ngoài ra, chứng thực chữ ký hay chứng thực hợp đồng, giao dịch, … chính là một cách để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trước pháp luật.

1.4. Trọn bộ mẫu giấy chứng thực cho bạn

Vieclam24h.net.vn gửi đến bạn trọng bộ mẫu giấy chứng thực tiêu biểu nhất hiện nay bạn nên biết:

- Biểu mẫu chứng thực:

Chứng thực hợp đồng.docx

- Biểu mẫu chứng thực chữ ký:

Chứng thực chữ ký người dịch.docx

- Biểu mẫu chứng thực tài sản:

chứng thực tài sản đất đai.doc

Tất cả các văn bản chứng thực này sẽ được xác nhận, thẩm định, kiểm tra và đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền ở mọi cấp.

Xem thêm: Nhân chứng là gì? Các quy định pháp luật dành cho nhân chứng

2. Phân biệt công chứng và chứng thực

Rất nhiều người lầm tưởng rằng chứng thực và công chứng là 2 khái niệm giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế, chúng lại hoàn toàn khác nhau, sự khác nhau đó là do chúng được phân loại vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các văn bản, hợp đồng, giấy tờ liên quan.

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2024, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Nếu bạn đang tìm việc làm, ngoài công chứng có rất nhiều việc hấp dẫn khác, mà bạn không nên bỏ qua.

2.1. Cơ quan có thẩm quyền

+ Chứng thực: Do cơ quan Nhà nước thực hiện ( phòng Tư pháp, UBND xã; phường, các cơ quan đại diện của Việt Nam được uy quyền tại nước ngoài, công chứng viên )

+ Công chứng: Do các cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện ( phòng công chứng do UBND cấp tỉnh thành lập thuộc Sở tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng hoặc văn phòng công chứng có con dấu và tài khoản riêng được thành lập hợp pháp theo quy định )

2.2. Bản chất

+ Chứng thực: là chứng nhận các sự việc chú trọng về mặt hình thức;

+ Công chứng: Mang tính pháp lý cao phải bảo đảm yêu cầu về mặt nội dung của hợp đồng hay giao dịch để tránh rủi ro.

2.3. Giá trị pháp lý

A, Chứng thực

Bản sao khi được chứng thực có giá trị sử dụng tương đương thay thế bản chính và được dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người kí là người yêu cầu chữ ký được chứng thực nhằm xác định trách nhiệm của người ký nội dung của văn bản, giấy tờ.

Các hợp đồng, giao dich khi được chứng thực có giá trị chứng minh thời gian, địa điểm các bên đã tham gia kí kết một cách tự nguyện, đầy đủ các năng lực hành vi dân sự và không bị ép buộc. Khi được chứng thực thì các giấy tờ đều có giá trị pháp lý và có thể lấy làm bằng chứng khi có việc xảy ra.

Giá trị pháp lý
Giá trị pháp lý

B, Công chứng

Các văn bản công chứng khi có chữ kí và đóng dấu của công chứng viên hoặc các tổ chức hành nghề công chứng thì văn bản đó chính thức có hiệu lực kể từ thời gian công chứng.

Với các hợp đồng, giao dịch kể từ khi thủ tục công chứng hoàn tất thì các bên liên quan có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ như đã kí kết trong hợp đồng. Nếu xảy ra trường hợp các bên liên quan khi tham gia mà không hoàn thành nghĩa vụ, bên còn lại có quyền khiếu nại và yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có các thỏa thuận khác. Hợp đồng được công chứng có giá trị làm chứng cứ với những gì đã ghi trong hợp đồng.

Đối với các bản dịch khi được công chứng có giá trị sử dụng như các văn bản giấy tờ được dịch.

Việc làm Luật - Pháp Lý

3. Ví dụ về công chứng và chứng thực

Ví dụ A và B đi công chứng hợp đồng mua bán tài sản. Công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ của thân nhân của cả hai và các loại giấy tờ liên quan đến tài sản mà họ mua bán. Sau khi kiểm tra các giấy tờ cần thiết họ sẽ soạn thảo hợp đồng mua bán giữa A và B và họ phải kí kết ngay tại nơi công chứng. Như vậy công chứng viên sẽ phải đảm bảo việc kí kết cũng như các yêu cầu trong hợp đồng trước sự chứng kiến của mình.

Cũng như trường hợp trên A và B đi chứng thực hợp đồng mua bán của mình thì hợp đồng đã phải được soạn thảo nội dung. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra các giấy tờ liên quan và làm chứng cho việc A và B đã ký kết hợp đồng về thời gian, địa điểm giao dịch. Họ không chịu trách nhiệm về mặt nội dung của hợp đồng giao dịch như thế nào.

4. Sao y chứng thực ở đâu?

Có lẽ mọi người chỉ biết chứng thực ở các UBND xã, phường mà không biết rằng còn có các cơ quan khác cũng có quyền tham gia chứng thực.

4.1. UBND xã, phường, thị trấn

Cơ quan này có quyền chứng thực bản sao từ bản chính của các giấy tờ, văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp và chứng nhận, chứng thực các chữ ký trong các văn bản, các hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản, hợp đồng giao dịch về nhà ở, quyền sử dụng đất, di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản phân chia tài sản.

4.2. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Đây là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện các công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra xử lý các văn bản quy phạm phá luật, kiểm soát các thủ tục hành chính, phổ biến giáo dục pháp luật.

Sao y chứng thực ở đâu?
Sao y chứng thực ở đâu?

Cơ quan này có quyền tham gia chứng thực các văn bản, giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, của nước ngoài hoặc tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức của nước ngoài. Chứng thực chữ ký trong các văn bản, giấy tờ, chữ ký của người dịch các văn bản, các văn bản liên quan đến tài sản hoặc các văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Mẫu CV online

4.3. Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng

Đây là 2 tổ chức được phép hành nghề công chứng của Việt Nam. Nó hoạt động dựa trên quy định của Luật công chứng do Quốc hội Nhà nước XHCN Việt Nam ban hành.

Văn phòng được tham gia chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và chứng nhận; các giấy tờ, văn bản của của cơ quan, tổ chức có thảm quyền tại Việt Nam và của nước ngoài hoặc các cơ quan thẩm quyền Việt Nam liên kết với cơ quan nước ngoài cấp và chứng nhận.

4.4. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Đây là các cơ quan đại diện thay mặt nhà nước ở nước ngoài được thành lập nhằm thực hiện các chức năng ngoại giao với các nước sở tại. Cơ quan này có 3 cấp độ hoạt động là: Đại sứ quán, công sứ quán và đại biện quán. Cơ quan này có quyền tham gia chứng thực với các giấy tờ là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, của nước ngoài; cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan nước ngoai có thẩm quyền cấp hoạc chứng nhận. Cùng với đó các cơ quan này có quyền chứng thực các chữ ký trong các giấy tờ, văn bản và các bản dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

Xem thêm: Bỏ túi ngày vài tip viết CV thực tập sinh ngành luật hấp dẫn nhất

5. Một số giấy tờ không được chứng thực bản sao

Kinh tế nước ta có lúc thăng lúc trầm. Hiểu rõ về chứng thực hay cơ cấu nợ từ đó đánh giá một cách khác quan được kinh tế đang tăng trưởng hay thụt lùi.

Theo Điều 22 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, một số loại giấy tờ sau không được chứng thực bản sao:

+ Bản chính bị hư hỏng, nhàu nát, khó xác định chính xác nội dung;

+ Bản chính bị tẩy xóa, chỉnh sửa, thêm bớt các nội dung không hợp lệ;

+ Bản chính ghi rõ hình thức không được sao chụp hoặc các giấy tờ có đóng dấu mật của các cơ quan có thẩm quyền;

+ Bản chính có các quy phạm trái với đạo đức, tuyên truyền các tệ nạn như phản động chống chế xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xúc phạm danh dự, nhân phẩm,…

+ Bản chính do cơ quan, tổ chức nước ngoài có thẩm quyền cấp phép nhưng chưa hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Ngoại trừ một số trường hợp không cần hợp pháp hóa lãnh sự:

+ Giấy tờ tùy thân do cơ quan nước ngoài cấp phép như: hộ chiếu, thẻ căn cước, giấy phép lái xe, các chứng chỉ,…

+ Chứng thực chữ ký người dịch của các văn bản dịch thuật như đã nêu trên;

Một số giấy tờ không được chứng thực bản sao
Một số giấy tờ không được chứng thực bản sao

+ Giấy tờ do các nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là một số thông tin để các bạn hiểu rõ hơn về 2 khái niệm chứng thực và công chứng. Chắc hẳn rằng, thông qua những tin tức chuẩn xác nhất của Việc Làm 24h thì bạn đã xác định được chính xác chứng thực là gì. Cũng như có thể dễ dàng so sánh, phân biệt giữa công chứng và chứng thực cho mình. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc và đời sống.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :