Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng- Cách trả lời thông minh nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Hồng  

Ngày đăng: 17/04/2024

Nhà tuyển dụng dựa vào đâu để đưa ra các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng của mình, người mà tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, bộ phận linh hồn của công ty? Bạn nghĩ bán hàng tốt là nhờ duyên hay cần phải có kỹ năng bán hàng? Hãy cùng mình tìm hiểu một số câu hỏi thường được dùng trong phỏng vấn tuyển dụng nhân viên bán hàng phổ biến nhé

1. Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn nhân viên bán hàng

1.1. Hãy giới thiệu về một chút về bản thân?

Hãy giới thiệu về một chút về bản thân?
Hãy giới thiệu về một chút về bản thân?

Đây là câu mở đầu quen thuộc trong hầu hết các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng muốn biết thêm một số thông tin khác của bạn ngoài những thứ đã được ghi trong CVđơn xin việc. Cũng là câu để làm quen của nhà tuyển dụng với các ứng viên, giúp ứng viên giảm bớt căng thẳng. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá sơ bộ về khả năng giao tiếp ứng viên.

Gợi ý trả lời:

Không nên chỉ giới thiệu các thông tin cơ bản như họ tên, địa chỉ, quê quán, năm sinh hãy biến lời giới thiệu này thành một đoạn quảng cáo cá nhân thể hiện rằng bạn là người phù hợp ở vị trí này, bạn nên giới thiệu thêm về chuyên ngành học, các kinh nghiệm bán hàng mà bạn có. Điều này giúp bạn gây được ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng hơn.

Xem thêm: Review phỏng vấn Vinmart. Kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn Vinmart

1.2. Theo ý kiến của bạn, kỹ năng nào của nhân viên bán hàng là quan trọng nhất?

Theo bạn, kỹ năng nào của nhân viên bán hàng là quan trọng nhất?
Theo bạn, kỹ năng nào của nhân viên bán hàng là quan trọng nhất?

Nhân viên bán hàng là công việc yêu cầu kỹ năng về giao tiếp khéo léo, không yêu cầu trình độ bằng cấp mà chủ yếu dựa vào kỹ năng trình bày, thuyết phục của nhân viên với khách hàng mà quyết định doanh thu. Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra bạn đã hiểu được bản chất của tư vấn bán hàng chưa?

Gợi ý trả lời:

Hiện tại thị trường bán lẻ ngày càng khó khăn hơn, khách hàng luôn cẩn trọng trước các quyết định mua hàng. Chính vì thế càng đòi hỏi người nhân viên bán hàng có các kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả hơn. Một người nhân viên nói quá nhiều về sản phẩm của mình mà không để ý đến cảm nhận của khách hàng với sản phẩm sẽ không thể có doanh thu bán hàng tốt được. Ngoài các kỹ năng như giao tiếp với khách hàng, nhân viên bán hàng còn phải biết quan sát, lắng nghe và nắm bắt được tâm lý, hiểu được nhu cầu của khách hàng để có thể đưa ra được các gợi ý làm hài lòng nhu cầu của họ.

1.3. Theo bạn, đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến là ai?

Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết kiến thức của bạn về sản phẩm của họ, xem bạn có thực sự quan tâm và chú trọng đến công việc này, bạn ứng tuyển vị trí này là nghiêm túc hay hời hợt.

Theo bạn, đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến là ai?
Theo bạn, đối tượng khách hàng mà chúng tôi hướng đến là ai?

Gợi ý trả lời:

Lời câu hỏi này tốt nhất bạn đã có sự chuẩn bị sẵn, bạn nên tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của công ty thông qua trang fanpage, website, facebook,…bạn có thể đánh giá được đối tượng khách hàng mà công ty họ hướng đến là ai phụ nữ, đàn ông , hay một nhóm người ở độ tuổi nào, làm công việc gì… bạn càng miêu tả rõ chân dung khách hàng của họ càng thể hiện bạn đang rất quan tâm đến vị trí này và thật sự nghiêm túc với nó.

1.4. Khi tư vấn cho khách hàng bạn chú ý đến điều gì?

Câu hỏi này nhà tuyển dụng đang cần kiểm tra lại trình độ, kỹ năng tư vấn của bạn. Qua đó nắm được phương pháp quy trình làm việc của bạn và đánh giá quy trình đó của phù hợp với công ty họ hay không.

Gợi ý trả lời:

Cái bạn phải chú ý đến nhất là nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu đó, gợi ý cho khách hàng những sản phẩm phù hợp, từ nhu cầu đó đưa ra sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của họ. Tất cả mọi thứ xung quanh diễn ra đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Họ phải có nhu cầu thì mới có các bước tiếp theo được.

1.5. Tại sao bạn lại chọn công việc này?

Tại sao bạn lại chọn công việc này?
Tại sao bạn lại chọn công việc này?

Thường mọi người có quan niệm làm nhân viên bán hàng là do không có kinh nghiệm bằng cấp,ai cũng làm được, không có định hướng lâu dài và không thăng tiến được. Chọn công việc này vì nó dễ.

Mục đích của câu hỏi này là tìm ra động lực của người nhân viên bán hàng, động lực càng mạnh khả năng bám trụ được với nghề càng cao.

Gợi ý trả lời:

Bạn nên nêu rõ mục tiêu của bản thân ví dụ như muốn được thăng chức lên quản lý bán hàng, cửa hàng trưởng, hơn nữa là quản lý vùng miền, giám đốc kinh doanh. Hoặc mục tiêu rõ ràng hơn là lương cao, thường thì nhân viên bán hàng sẽ tính lương theo sản phẩm càng bán được nhiều lương càng cao, bạn muốn lương cao đương nhiên phải nỗ lực bán thật nhiều hàng.

1.6. Bạn đối phó thế nào với một khách hàng khó tính?

Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra một số kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong công việc, thái độ làm việc bạn và cả kỹ năng chăm sóc khách hàng của bạn nữa.

Gợi ý trả lời:

Việc tiếp xúc với khách hàng khó tính là chuyện sẽ thường xuyên xảy ra, điều quan trọng nhất là cần phải có thái độ bình tĩnh, kiểm soát được lời nói hành vi của mình. Cần phải lắng nghe nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của khách hàng để có ứng xử sao cho hợp lý. Cần phải tránh các hành vi bị cho là có thái độ với khách hàng, không tôn trọng khách hàng.

1.7. Trong trường hợp nào bạn sẽ từ chối bán hàng cho khách ?

Lại là câu hỏi kiểm tra khả năng xử lý tình huống của bạn.

Gợi ý trả lời:

Bạn cần phải chắc chắn lý lẽ quan điểm của mình là đúng khi từ chối bán hàng cho khách hàng. Bạn cũng cần giải thích rõ ràng nguyên nhân sự từ chối bán hàng đó. Hạn chế gây ra bất cứ sự khó chịu nào cho khách hàng, dùng các từ ngữ mang tính tích cực, và tỏ ra rất tiếc khi không thể làm được điều gì khác, bạn cũng nên đưa ra một số giải pháp thay thế cho phương án đó.

1.8. Câu hỏi tình huống(nếu có)

Câu hỏi tình huống(nếu có)
Câu hỏi tình huống(nếu có)

Câu hỏi tình huống thường gặp trong phỏng vấn đối với vị trí nhân viên bán hàng. Tùy vào đặc thù sản phẩm dịch vụ nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các tình huống thực tế và cụ thể để kiểm tra năng lực của các ứng viên. ví dụ yêu cầu bạn bán chai nước trên bàn, hay tư vấn về mùi hương nước hoa để đi chơi chẳng hạn...

Gợi ý trả lời:

Đối với dạng câu hỏi tình huống này bạn cần phải vận dụng các khả năng chuyên môn cùng tư duy của mình để thuyết phục mua hàng. Lời khuyên cho bạn là nên bình tĩnh, suy nghĩ kỹ trước khi trả lời.

Xem thêm: CV xin việc bán hàng đẹp - độc - là nộp đâu trúng tuyển đó

2. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác

2.1. Theo bạn, yếu tố nào có thể thu hút khách hàng mua sản phẩm ?

Nhà tuyển dụng muốn biết khả năng đánh giá của bạn về sản phẩm ngoài ra còn đánh giá khả năng nắm bắt tâm lý hành vi khách hàng của bạn.

Gợi ý trả lời:

Yếu tố thu hút khách hàng mua sản phẩm đầu tiên là bao bì của sản phẩm, nếu bao bì bắt mắt đẹp thì sẽ thu hút được sự chú ý của họ, sau đó mới xem xét đến chất lượng sản phẩm. Thứ ba là sự phù hợp của sản phẩm đó với nhu cầu của họ.

2.2. Bạn nghĩ một dịch vụ khách hàng tốt là như thế nào?

Bạn nghĩ một dịch vụ khách hàng tốt là như thế nào?
Bạn nghĩ một dịch vụ khách hàng tốt là như thế nào?

Ngày nay sự cạnh tranh của kinh tế thị trường rất khốc liệt, nếu muốn trụ vững trên thương trường ngoài vấn đề về sản phẩm thì các công ty cũng rất chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng. Không còn là thời bao cấp trăm người mua một người bán nữa mà là trăm người mua, vạn người bán. Dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt thì sản phẩm có tốt đến mấy cũng không được xem trọng.

Gợi ý trả lời:

Một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt là làm cho khách hàng hài lòng trong công tác phục vụ.Trong dó nhân viên bán hàng là lực lượng quan trọng , là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hỗ trợ khánh hàng.

2.3. Bạn có thể kể về thành công và thất bại đáng nhớ của bản thân trong quá trình bán hàng?

Đây cũng là câu hỏi phổ biến thường thấy trong buổi phỏng vấn tuyển dụng vị trí nhân viên bán hàng. Câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn xác thực trải nghiệm thực tế của ứng viên, qua cách trình bày của ứng viên nhà tuyển dụng xác định được sự phù hợp của ứng viên với công ty họ.

Gợi ý trả lời:

Hãy nhớ lại và trình bày lại những tình huống bạn đã từng gặp phải và cách bạn đã xử lý, giải quyết nó ra sao. Một tình huống bạn đã xử lý không đúng, thất bại, rút ra những kinh nghiệm, bài học từ những tình huống đó.

Xem thêm: Cập nhật quy trình tuyển dụng nhân viên bán hàng chuẩn nhất

3. Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng

Kết thúc buổi phỏng vấn thường nhà tuyển dụng sẽ mở lời giúp ứng viên có thể đặt những câu hỏi ngược lại:” bạn còn câu hỏi nào nữa không?”. các ứng viên thường không coi trọng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Nhưng nếu đặt được câu hỏi hay thì nhà tuyển dụng cũng sẽ rất ấn tượng với bạn.

Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng
Đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng

3.1. Vị trí nhân viên bán hàng thường có ca làm việc như thế nào?

Thể hiện sự quan tâm của bạn về thời gian làm việc chính thức. Không chỉ thể hiện được với nhà tuyển dụng rằng bạn rất quan tâm đến vị trí này mà còn cho bạn biết rõ được thông tin làm việc của vị trí bạn đang ứng tuyển.

3.2. Ai sẽ là người quản lý trực tiếp, làm việc với nhóm có mấy người?

Bạn đang rất quan tâm đến công việc, môi trường làm việc, lẫn đồng nghiệp của công ty, bạn sẽ biết thêm về môi trường mình làm việc, đội nhóm của mình như thế nào.

3.3. Lộ trình thăng tiến của nhân viên bán hàng ở công ty như thế nào?

Bạn mong muốn có cơ hội phát triển tại công ty, mong muốn được làm việc lâu dài cống hiến cho công ty. Biết rõ được con đường thăng tiến của mình để có chiến lực phù hợp.

4. Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng

 Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng
 Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng

Buổi phỏng vấn có được hoàn thành theo mong đợi của bạn hay không còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của bạn nữa, bạn nên chuẩn bị sẵn để ứng phó với mọi tình huống phát sinh. Ngoài ra có một số điều bên lề cũng rất quan trọng bạn cần lưu ý sau:

Đúng giờ: Đến đúng giờ là trách nhiệm đầu tiên của bạn, thể hiện bạn nghiêm túc trong làm việc, việc đến đúng giờ cũng giúp bạn tạo được thiện cảm với người phỏng vấn.

Trang phục phù hợp: Trang phục gọn gàng lịch sự giúp bạn thoải mái và tự tin giao tiếp. Bạn cũng nên tìm hiểu văn hóa công ty để chọn được trang phục phù hợp. Không nên chọn trang phúc quá lòe loẹt, diêm dúa, nổi bật.

Thành thật: Bạn nên thành thật với những câu trả lời của mình, không nên quá tự tâng bốc bản thân, nhà tuyển dụng luôn muốn chọn những người thật thà để có thể tạo dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài.

Nói tóm lại, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng của nhà tuyển dụng không phải là quá khó hay thách thức ứng viên, các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề công việc bán hàng, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm được đội ngũ nhân viên bán hàng có khả năng làm tăng doanh thu nhanh nhất, họ luôn hi vọng tìm được người nhân viên bán hàng có tâm huyết nhiệt tình trong công việc. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng mà bạn đang mong đợi.  

 

 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :