Một số câu hỏi phỏng vấn ngành dược bạn cần biết và chuẩn bị

Theo dõi tuyendung3s tại

Trương Lý  

Ngày đăng: 10/05/2024

Bạn vừa mới ra trường và chưa có kinh nghiệm về ngành dược, các kỹ năng về trả lời phỏng vấn bạn chưa nắm rõ? Để tìm ra ứng viên phù hợp thì các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào các câu trả lời của bạn. Vậy những câu hỏi phỏng vấn ngành dược gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua tuyendung3s.com nhé!

Trong các cuộc chiến đấu với bệnh tật, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, thì những viên thuốc chính là vũ khí lợi hại nhất có thể đẩy lùi và phòng chống các bệnh tật không mong muốn. Vì vậy, ngành dược là một ngành nghề cao quý, được mọi người coi trọng.

Ngành dược là tên gọi chung về một ngành y tế trong đó chuyên bào chế, sản xuất các loại thuốc cũng như việc khám chữa bệnh, phân phối thuốc. Ngành dược có nhiều cơ hội việc làm, học ngành dược sinh viên có thể theo đuổi nghiên cứu hoặc công tác tại bệnh viện, làm các dự án liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

Thông thường, các câu hỏi phỏng vấn trong lĩnh vực dược học thường xoay quanh 2 lĩnh vực kỹ năng chính, đó là nghiệp vụ và kiến thức chuyên ngành về dược học.  Nhu cầu mua các sản phẩm về thuốc của người dân ngày càng tăng cao, việc mở ra các nhà thuốc theo đó cũng tăng nên hầu hết các sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm vẫn có thể xin được việc.

Để có thể nắm bắt được những cơ hội việc làm hấp dẫn trong ngành dược thì chúng tôi sẽ gợi ý một số câu hỏi trả lời phỏng vấn liên quan đến ngành dược giúp bạn.

1. Các câu hỏi phỏng vấn ngành dược mà nhà tuyển dụng hay hỏi?

1.1. Giới thiệu đôi nét về bản thân bạn

Không riêng gì ngành dược, khi bạn đi phỏng vấn ở bất cứ nơi nào, người phỏng vấn sẽ muốn biết thông tin về bản thân bạn. Ngoài các thông tin bạn đã ghi trên CV như họ tên, tuổi tác, nơi ở, học vấn của bạn,… thì nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này để biết thêm về sự hiểu biết và các kiến thức của bạn về ngành dược, từ đó biết được bạn đã có kinh nghiệm việc làm hay chưa.

Giới thiệu đôi nét về bản thân bạn
Giới thiệu đôi nét về bản thân bạn

Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên bạn cảm ơn nhà tuyển dụng vì đã tạo cơ hội cho bạn được phỏng vấn, sau đó bạn giới thiệu đôi nét về bản thân mình, bạn tốt nghiệp trường nào và chuyên ngành gì. Nếu bạn có kinh nghiệm thì giới thiệu bạn đã từng làm ở đâu, nói kinh nghiệm nổi bật của bạn liên quan đến ngành dược, giúp nhà tuyển dụng coi trọng bạn, dễ dàng phân loại bạn với ứng viên khác. Nếu có thể, bạn hãy chuẩn bị thêm một bài giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh và tập nói một cách thuần thục. Khi nhà tuyển dụng hỏi, bạn tự tin trả lời câu hỏi phỏng vấn dễ dàng.

Khi trả lời phỏng vấn, bạn có thể giao tiếp bằng mắt với người tuyển dụng, sử dụng ngôn ngữ cơ thể không quá đà cũng là một cách giúp bạn ghi thêm điểm.

1.2. Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Người phỏng vấn muốn hiểu rõ hơn về bạn. Ngoài những thông tin đã có trên CV, nhà tuyển dụng muốn biết được năng lực làm việc của bạn, điểm mạnh, điểm yếu và đạo đức nghề nghiệp của bạn.

Hãy nêu một vài ví dụ về thế mạnh của bản thân, làm cho nhà tuyển dụng biết được điểm mạnh của bạn có phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển. Kể cho họ nghe những nơi bạn từng học tập, làm việc và thực tập, kể những gì bạn đã học được ở trường lớp một cách ngắn gọn.

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?

Đây là cơ hội để bạn nhắc lại điểm mạnh của mình. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn có khả năng phản ứng nhanh nhạy trong các trường hợp, có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng tốt, có kinh nghiệm thực tập ở các cơ quan đầu ngành, nhà thuốc lớn,…

Bạn cũng đừng kể quá phô trương về các điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Hãy khéo léo trả lời rằng tuy chưa làm bao giờ nhưng bạn tin có thể làm được việc đó một cách tốt nhất, không nên trả lời rằng bạn không thể làm được hoặc chưa từng làm.

1.3. Là một Dược sĩ, thì theo bạn đâu là khó khăn mà Dược sĩ gặp phải hàng ngày?

Công việc của Dược sĩ rất áp lực và bận rộn. Bạn không được phép xảy ra sai sót trong quá trình làm việc đối với bệnh nhân. Các thách thức của Dược sĩ gồm việc tiếp nhận quá nhiều đơn thuốc trong một ngày; quá trình giao tiếp, giải thích với bệnh nhân quá khó khăn; thống kê hồ sơ, lưu trữ sổ sách,…

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn chịu được áp lực, không lùi bước trước những khó khăn và bạn sẽ cố gắng diễn đạt những thông tin phức tạp trên bao bì của thuốc một cách dễ hiểu nhất cho bệnh nhân và khách hàng.

Là một Dược sĩ, thì theo bạn đâu là khó khăn mà Dược sĩ gặp phải hàng ngày?
Là một Dược sĩ, thì theo bạn đâu là khó khăn mà Dược sĩ gặp phải hàng ngày?

1.4. Bạn nghĩ tố chất đặc biệt với ngành dược của bạn là gì?

Mục đính của nhà tuyển dụng hỏi bạn câu này là muốn biết bạn có xứng đáng với vị trí công việc này hay không và muốn biết thái độ của bạn với ngành này như thế nào. Bạn nên đưa ra các câu trả lời tạo điểm nhấn cho riêng bạn.

Đối với câu hỏi này, bạn hãy nói lại các kinh nghiệm của mình, nêu những kỹ năng của bản thân để cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với công việc này. Việc thực tập tại các cơ quan tốt cũng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có một số tố chất của ngành dược bạn cần quan tâm là tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận với công việc; giỏi ngoại ngữ, đặt y đức lên hàng đầu; thích khám phá tìm tòi, có đầu óc kinh doanh,…

1.5. Bạn dùng phương pháp nào cho thấy việc kê các loại thuốc đấy là tương thích với nhau?

Bạn dùng phương pháp nào cho thấy việc kê các loại thuốc đấy là tương thích với nhau?
Bạn dùng phương pháp nào cho thấy việc kê các loại thuốc đấy là tương thích với nhau?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có kiến thức chuyên ngành và chuyên môn đến đâu, để đánh giá năng lực của bạn. Là một Dược sĩ, việc bạn nắm rõ các thành phần của các loại thuốc và ứng dụng của nó, cách chúng tương thích với nhau hoặc ngược lại.

Để trả lời câu hỏi này, bạn cần nêu rõ với nhà tuyển dùng rằng bạn sẽ sử dụng các kiến thức chuyên môn của mình để kê đơn chính xác các loại thuốc. Các nền tảng chuyên môn giúp bạn đánh giá tương thích của các loại thuốc một cách nhanh chóng.

1.6. Nếu bạn không thể giải thích rõ tác dụng phụ của thuốc với bệnh nhân, bạn sẽ làm gì?

Hầu hết tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà tác dụng phụ của các loại thuốc ảnh hưởng nhiều hay ít. Dược sĩ có trách nhiệm phải giải thích rõ ràng với bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không hiểu, nên trả lời nhẹ nhàng và thay đổi cách diễn đạt khác.

Bạn phải cho nhà tuyển dụng thấy cho dù các bệnh nhân không hiểu, thì bạn vẫn phải sẵn sàng trả lời khúc mắc cho bệnh nhân, để bệnh nhân nắm được vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu. Vì bệnh nhân không có các nền tảng về kiến thức y khoa, nên họ khó tiếp thu là điều dễ hiểu.

1.7. Nếu có một sản phẩm thuốc mới, bạn sẽ bán sản phẩm này thế nào?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có lĩnh vực trong việc bán hàng hay không.  

Nếu có một sản phẩm thuốc mới, bạn sẽ bán sản phẩm này thế nào?
Nếu có một sản phẩm thuốc mới, bạn sẽ bán sản phẩm này thế nào?

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy bình tĩnh và nêu các quy trình cơ bản về bán hàng mà bạn có. Đầu tiên là giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các gợi ý sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu đó, cuối cùng là bán ra sản phẩm. Bạn cần nắm rõ được thành phần của sản phẩm, công dụng, điểm mạnh và tác dụng phụ của sản phẩm. Bạn không nên nản lòng khi thất bại, vì để bán được sản phẩm thì bạn phải gặp gỡ với nhiều khách hàng trước đó.

Xem thêm: Việc làm Y tế - Dược

2. Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn

- Bạn hiểu gì về công việc và quyền lợi của bạn ở vị trí này?

- Mức thu nhập bạn muốn nhận được là bao nhiêu?

- Bạn suy nghĩ thế nào về hành động hoa hồng dành cho bác sĩ?

- Bạn sẽ làm gì để thuyết phục bác sĩ khi họ so sánh sản phẩm của bạn với đối thủ?

Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn
Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn

- Là một Dược sĩ, bạn cần phải làm gì để luôn cập nhật các xu thế trong ngành dược?

- Bạn đã bao giờ giúp đỡ bệnh nhân gặp khó khăn hay chưa? Vấn đề và kết quả ra sao?

- Mô tả kinh nghiệm của bạn với việc phụ trách tiêm chủng?

- Bạn hiểu gì về công việc và các quyền lợi của bạn đối với vị trí này?

- Mức thu nhập bạn muốn nhận là bao nhiêu?

- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

- Định hướng tương lai của bạn là gì?

Xem thêm: Bỏ túi cách viết đơn xin việc dược sĩ đơn giản mà hiệu quả

3. Một số lưu ý khi tham gia buổi phỏng vấn

3.1. Tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng

Minh chứng cho việc bạn thật sự yêu thích công việc này là tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp với vị trí công việc, hiểu rõ về tổ chức cơ bản của họ.

Bạn nên tìm hiểu về lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh, con người, các sản phẩm, dịch vụ chính, các yêu cầu đối với vị trí mà mình ứng tuyển,… Có thể đọc trên các website, các trang của công ty trên mạng xã hội, hỏi người thân và bạn bè về công ty.

Tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng
Tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng

3.2. Ánh mắt và nụ cười

Khi đi phỏng vấn, ánh mắt của bạn gây ấn tượng đến nhà tuyển dụng. Một ánh mắt tự tin, nhanh nhẹn là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ở ứng viên của mình.

Ngoài ánh mắt, khi bạn giữ trên môi một nụ cười tự tin, không khí phỏng vấn giữa bạn và người tuyển dụng sẽ diễn ra thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Nên cười một cách vừa phải, không nên cười quá vô duyên và không đúng lúc, gây mất thiện cảm với nhà tuyển dụng.

3.3. Trang phục và thái độ

Bạn nên trang điểm nhẹ nhàng, ăn mặc lịch sự khi tham gia phỏng vấn. Tránh mặc váy quá ngắn, trang điểm quá đậm, trang phục lôi thôi, rườm rà.

Trang phục và thái độ
Trang phục và thái độ

Bạn là ứng viên và có nhu cầu xin việc, nên thái độ không được tự cao, kiêu ngạo. Tuy nhiên, bạn không nên quá nhún nhường và rụt rè, sẽ bị đánh giá là người thiếu tự tin. Hãy giữ thái độ lịch sự và tự tin, bạn nhé!

Xem thêm: Bỏ túi bí quyết cho một mẫu CV ngành dược hoàn hảo

3.4. Trả lời súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu

Khi trả lời phỏng vấn, bạn không nên nói quá dài dòng và lan man, nên tập trung vào trả lời câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra. Bạn nên trả lời ngắn gọn, súc tích và tập trung vào vấn đề được hỏi. Nếu bạn sợ trả lời trùng lặp và quên ý, bạn hãy luôn bắt đầu bằng việc tóm tắt câu trả lời của mình có bao nhiêu ý, sau đó thì nói rõ từng ý một và chia sẻ những dẫn chứng cụ thể minh chứng cho câu nói đó.

Ngoài các lưu ý trên thì ngôn ngữ cơ thể và giọng nói của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngôn ngữ cơ thể góp phần làm cho bạn trả lời tự tin, sinh động và chuyên nghiệp hơn. Giọng nói lưu loát, rõ ràng, tránh các câu ừm ờ, ngấp ngứ khiến cho nhà tuyển dụng nghi ngờ năng lực của bạn. Bạn nên trả lời các câu hỏi một cách trung thực để tránh việc nói sai và phóng đại khiến nhà tuyển dụng phát hiện ra nhanh chóng.

Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn ngành dược phổ biến mà các nhà tuyển dụng hỏi ứng viên đang theo đuổi ngành này và một số lưu ý khi tham gia phỏng vấn. Bộ câu hỏi giống như bộ đề cương cho trước để bạn trả lời tốt cho buổi phỏng vấn của mình. Hy vọng các câu hỏi phỏng vấn ngành dược sẽ giúp bạn tìm được công việc và vị trí phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :