Ngày đăng: 13/05/2024
Trong thời đại mà truyền thông kỹ thuật số phát triển như hiện nay, graphic designer là nghề đang rất được các nhà tuyển dụng săn đón. Bộ câu hỏi phỏng vấn graphic designer của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những câu hỏi quan trọng để chuẩn bị cho việc ứng tuyển vào vị trí này.
Đối với một graphic designer, việc thông thạo các phần mềm thiết kế đồ họa là một điều bắt buộc. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng quan tâm đến kỹ năng thiết kế bằng các phần mềm này, cho nên bạn hãy thể hiện cho họ thấy rằng mình có thể sử dụng chúng một cách thành thạo và linh hoạt.
Tuy không thể nắm vững hết tất cả các công cụ thiết kế, nhưng bạn phải biết cách dùng những phần mềm căn bản và thông dụng nhất. Đầu tiên hãy liệt kê những phần mềm, công cụ phổ biến đối với graphic designer, chẳng hạn như: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign, GIMP, Inkscape, After Effect, 3D Max,… Sau đó nói thêm mà một số phần mềm đặc biệt khác mà bạn biết dùng để tạo điểm nhấn cho câu trả lời.
Nếu có phần mềm nào mà bạn chưa nắm chắc, bạn vẫn có thể thêm vào câu trả lời, song đừng nói là “chưa dùng tốt, chưa nắm vững” mà hãy sử dụng cách nói khéo léo hơn: Tôi đang trong quá trình học hỏi thêm các phần mềm thiết kế 3D như Adobe Dimensions, Cinema 4D, Blender,… và đang dần hoàn thiện các kỹ năng thiết kế 3D của mình.
Trong trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải biết một công cụ, phần mềm khác mà bạn chưa thông thạo, thì đừng ngần ngại bảo với họ rằng bạn sẵn sàng học hỏi và sẽ học được nhanh chóng. Ví dụ: Tuy chưa có kinh nghiệm với công cụ này, nhưng tôi cũng đã từng nghe và tìm hiểu sơ qua về nó và nhận thấy nó cũng có vài nét tương đồng với những loại tôi từng sử dụng. Dựa vào kinh nghiệm với các công cụ trước, tôi tin rằng mình có thể nắm vững được phần mềm này trong thời gian ngắn.
Không nên nói chung chung về phong cách sở trường của bạn mà hãy đưa ra lý do mà bạn ưa thích nó, cũng như việc bạn áp dụng phong cách đó vào các ấn phẩm của mình ra sao.
Ví dụ: Phong cách chính của tôi là các ấn phẩm mang hơi hướng Retro bởi tôi ưa thích những nét cổ điển, xưa cũ và tông màu ấm dịu. Tôi không chỉ áp dụng phong cách này vào các ấn phẩm mang tính hoài niệm, gợi tưởng quá khứ mà còn tạo ra những thiết kế mới mẻ, hiện đại, hướng tới giới trẻ nhưng vẫn giữ được cốt lõi của Retro.
Hãy nhớ đừng chỉ nói về phong cách sở trường nhất, vì như vậy sẽ làm giới hạn khả năng sáng tạo của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy nói từ 2-3 style thiết kế, nếu thời gian cho phép, bạn có thể giới thiệu những ấn phẩm thiết kế nổi bật của mình gắn với mỗi loại phong cách, để cho nhà tuyển dụng có một cái nhìn sâu hơn.
Câu trả lời tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh công việc của mỗi ứng viên. Chắc chắn bạn không đưa ra con số chính xác được vì điều này còn dựa vào tính chất của sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, nhưng hãy cố gắng đưa ra cho họ một khoảng thời gian cụ thể.
Ví dụ: Thời gian để tôi hoàn thành còn tùy thuộc vào độ chi tiết, phức tạp của ấn phẩm đó. Thường thì với các thiết kế…. tôi sẽ làm trong khoảng 3-5 tiếng, dài nhất là nửa ngày; còn đối với các thiết kế… thì phải tốn cả tháng, nhưng nếu có sự giúp đỡ từ đồng nghiệp thì sẽ ngắn hơn.
Bạn phải nhớ rằng những điểm mạnh, điểm yếu bạn nêu ra không được quá chung chung mà phải liên quan đến công việc thiết kế đồ họa. Câu trả lời nên ngắn gọn, bao gồm cả điểm mạnh lẫn điểm yếu chứ không nói là “tôi không có điểm yếu gì”.
Sau khi liệt kê những ưu điểm của mình (ví dụ: linh hoạt dùng được nhiều phong cách, thích thử nghiệm phong cách mới) thì đến nhược điểm, bạn phải nói được là mình đã đưa ra biện pháp gì để khắc phục những điểm yếu đó, và sau thời gian cố gắng, bạn đã đạt được những gì. Do đó, người sẽ tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là người biết nỗ lực, có trách nhiệm với bản thân và công việc.
Chẳng hạn như: Điểm yếu lớn nhất của tôi đó là quá kỹ tính nên nhiều khi tốn quá nhiều thời gian cho một thiết kế. Để khắc phục điều đó, tôi luôn vạch sẵn một bản tổng hợp những điều cần chú ý nhất trước khi bắt tay vào làm sản phẩm, nhờ đó tôi không còn quá sa đà vào chỉnh sửa các chi tiết nhỏ nhặt, tiết kiệm được nhiều thời gian để chú tâm vào những điểm quan trọng nhất.
Dân thiết kế thường mang theo một vài bản thiết kế tiêu biểu khi đi phỏng vấn, bạn có thể lấy ra để giới thiệu với nhà tuyển dụng. Hãy nói đâu là điều khiến bạn hài lòng với nó nhất? Thiết kế này đã đạt được thành công gì? Bạn áp dụng kỹ năng gì?
Ví dụ: Chiếc poster này là sản phẩm mà tôi ưng ý nhất vì nó thể hiện phong cách cá nhân của tôi rõ nhất từ trước đến nay, hơn nữa còn rất phù hợp với hình ảnh và thông điệp của thương hiệu. Chiếc poster này nhận được số lượt tương tác cao nhất trên Facebook và Instagram trong cả 3 tháng, được công ty bình chọn khen thưởng là thiết kế xuất sắc của quý. Tôi vẫn giữ phong cách cũ của mình nhưng chuyển sang sử dụng một phần mềm mới, đó là…
Đối với những ứng viên đã từng có thời gian đi làm thì bạn có thể dễ dàng nêu ra những kinh nghiệm bản thân tích lũy được trong công việc trước đó. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, hãy thể hiện rằng bạn sẽ áp dụng tốt những kinh nghiệm cũ vào quá trình công tác tại công ty, những kinh nghiệm của bạn sẽ giúp ích gì cho công ty để họ phải chọn bạn trong số nhiều ứng viên?
Còn đối với những designer mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm thực chiến, bạn có thể nói về những kinh nghiệm của mình khi làm đề tài, bài tập, sự kiện ở trường học hay trong quá trình tự học. Đừng nói rằng bản thân “chưa có kinh nghiệm gì”, như thế sẽ khiến bạn dễ mất điểm vì khiến họ nghĩ bạn không chịu học hỏi, không biết tự đánh giá rút kinh nghiệm.
Việc bất đồng ý kiến giữa bên đặt hàng và bên thiết kế là một điều rất đỗi bình thường với dân làm nghề design, một vấn đề muôn thưở không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. Vẫn như những câu hỏi trên, nhà tuyển dụng thực ra không quá quan tâm đáp án chính, cái họ muốn biết là đức tính bạn thể hiện được thông qua câu trả lời đó.
Ví dụ: Tôi cũng khá nản lòng mỗi khi khách hàng chê thiết kế của mình, nhưng lời đánh giá của họ đã cho tôi cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm mình làm ra. Tôi ghi chép, gạch đầu dòng rõ ràng những điều cần sửa chữa, khắc phục trong bản thiết kế và để chắc chắn hơn, trong quá trình sửa tôi còn tham khảo thêm ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, cấp trên cũng như từ chính khách hàng.
Trên đây là những câu hỏi phổ biến bạn có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn, tùy thuộc vào từng công ty, từng người phỏng vấn mà họ có thể đặt ra cho bạn những vấn đề khác. Hãy luôn thể hiện sự tự tin và tích cực của bản thân, dù cho gặp phải những câu hóc búa đến từ nhà tuyển dụng, bởi vì thái độ tốt lúc nào cũng tạo được thiện cảm cho người khác. Đôi khi nhà tuyển dụng đánh giá thái độ còn cao hơn cả kỹ năng và kinh nghiệm đấy.
Mong rằng bộ câu hỏi phỏng vấn graphic designer của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trên con đường đến với nghề thiết kế. Chúc bạn sớm ứng tuyển thành công vào vị trí mà mình mong muốn!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :