Ngày đăng: 01/04/2024
Nếu muốn biết bị can là gì một cách cụ thể thì xin mời độc giả hãy theo dõi bài viết này. Tại đây chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc nhiều thông hữu ích để bạn không chỉ hiểu rõ khái niệm bị can mà còn nắm bắt được các nội dung liên quan bên trong đó.
Mặc dù ngay từ trong Sắc lệnh 13 về tổ chức tòa án và các ngạch thẩm phán cùng nhiều văn bản khác của luật tố tụng hình sự đều đã sử dụng thuật ngữ bị can thế nhưng ở thời điểm trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự được ban hành thì vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào mang tính pháp lý về khái niệm này.
Lần đầu tiên, thuật ngữ bị can được đề cập đến trong Điều số 34 của Bộ luật Tố tụng hình sự vào năm 1988. Khi đó, ý nghĩa của từ bị can ý chỉ một người chỉ bị khởi tố trong tư cách của một bị can đối với vụ án hình sự nếu họ có đầy đủ các căn cứ xác định về việc người đó đã thực hiện những hành vi phạm tội. Không ai bị coi là bị can nếu như họ không nhân được quyết định khởi tố bị can từ cơ quan thẩm quyền ban xuống.
Đến Bộ luật tố tụng hình sự 2024, tại Điều 60 có đưa ra quy định rõ ràng về bị can như sau:
Bị can chính là người/ pháp nhân bị khởi tố về mặt hình sự. Bị can sẽ có quyền và nghĩa vụ được thực hiện nhờ vào người đại diện trên phương diện luật pháp.
Để đảm bảo tính pháp lý, người bị can cũng được quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Cụ thể quyền và nghĩa vụ của bị can là gì mời bạn đọc tiếp nội dung sau đây.
- Bị can được biết rõ lý do tại sao họ bị khởi tố
- Bị can được thông báo và giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ
- Được nhận các quyết định: Quyết định khởi tố bị can; Quyết định về việc thay đổi và bổ sung quyết định khởi tố bị can; Quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi/ bổ sung cho quyết định khởi tố; Quyết định phê chuẩn cho quyết định khởi tố; Quyết định áp dụng/thay đổi/hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hoặc cưỡng chế; Ban quyết định đình chỉ/tạm đình chỉ điều tra; bản Kết luận điều tra, Quyết định truy tố;…
- Trình bày ý kiến, lời khai, không bị bắt buộc phải đưa lời khai để chống lại bản thân hoặc không bị buộc phải nhận tội.
- Có quyền đưa ra chứng cứ để chứng minh bản thân mình vô tội
- Trình bày những ý kiến cá nhân đối với các chứng cứ, hoặc ý kiến về các đồ vật, các nguồn tài liệu có liên quan đến sự việc. Đồng thời được phép yêu cầu những người có thẩm quyền về việc tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra lại, đánh giá lại.
- Đề nghị về giám định và định giá tài sản; đề nghị về việc thay đổi lại người có thẩm quyền tố tụng, về người giám định hay người định giá tài sản, người dịch thuật, người phiên dịch.
- Được tự bào chữa, hoặc nhờ người bào chữa
- Đọc và ghi chép lại các bản sao tài liệu liên quan đến việc buộc tội/ gỡ tội hoặc các tài liệu số hóa có liên quan tới vấn đề buộc tội, các tài liệu liên quan tới việc bào chữa.
- Khiếu nại các hành vi và khiếu nại đối với quyết định tố tụng của các cơ quan hoặc của những người có thẩm quyền thực hiện tố tụng.
Xem thêm: Nghi can là gì? Bạn có thực sự hiểu rõ về nó không?
Có mặt đúng theo yêu cầu trong giấy triệu tập được gửi từ cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tố tụng. Nếu như vắng mặt không xuất phát từ lý do bất khả kháng hoặc không vì những sự trở ngại từ phía khách quan thì người bị can có thể sẽ bị thực hiện áp giải. Trong trường hợp bỏ trốn sẽ bị truy nã.
Chấp hành mọi yêu cầu và các quyết định về tố tụng từ cơ quan và từ người có thẩm quyền. Bộ trưởng Bộ Công an sẽ phối hợp với Viện trưởng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, trong vai trò người chủ trì dể đưa ra quy định về trình tự, thủ tục, địa điểm, thời hạn mà người bị can đọc, ghi chép bản sao tài liệu liên quan tới việc buộc tội, gỡ tội hoặc những bản sao khác có liên quan tới vấn đề bào chữa nếu bị can được yêu cầu quy định ở điểm i Khoản 2.
Xem thêm: Cảnh sát cơ động là gì? Thông tin quan trọng về cảnh sát cơ động bạn cần biết
Căn cứ vào khoản 1 của Điều luật mà chúng ta đang bàn luận ở trên, người bị can chính là người bị khởi tố hình sự. Một cá nhân nếu nhận được quyết định khởi tố bị can thì sẽ được coi là bị can. Một quyết định khởi tố bị can được coi là hợp pháp cần phải đảm bảo đầy đủ các nội dung thông tin sau đây: thời gian và địa điểm đưa ra quyết định khởi tố bị can; họ và tên, ngày/ tháng/ năm sinh của bị can; nếu rõ bị can đã bị khởi tố về tội gì, căn cứ vào điều khoản nào có trong Bộ luật hình sự; thời gian và địa điểm người bị can đã phạm tội đi kèm những tình tiết khác.
Bị can cũng sẽ tham gia vào tố tụng. Trong bộ luật tố tụng hình sự có quy định rõ ràng về các quyền, nghĩa vụ của người bị can.
Căn cứ vào khoản 2 của Điều 60 của Bộ luật tố tụng hình sự, người bi can sẽ có những quyền như sau:
- Được biết bản thân bị khởi tố vì tội gì
- Được giải thích rõ ràng về quyền cũng như nghĩa vụ của người bị can
- Được trình bày lời khai
- Được đưa ra các đồ vật, tài liệu
- Đề nghị sự thay đổi người thực hiện vai trò tố tụng, người phiên dịch, người giám định theo đúng quy định của bộ luật
- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa
- Nhận các quyết định, khiếu nại các quyết định và hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tố tụng.
Căn cứ vào khoản 3 của Điều luật mà chúng ta đang bàn luận, bị can sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, tức là cần phải có mặt đúng theo những quy định có mặt trong giấy triệu tập của Cơ quan điều tra.
Bị can và bị cáo chính là những thuật ngữ, khái niệm được sử dụng hết sức phổ biến ở trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật hay trên các phương tiện thông tin truyền thông. Nhưng hai thuật ngữ này có âm tiết gần giống nhau, có chức năng tương tự nhau cho nên nhiều người rất dễ nhầm lẫn, đánh tráo khái niệm.
Khi kiến thức pháp luật bị nhầm lẫn, bị đánh tráo thì chắc chắn sẽ để lại những hệ quả tai hại trong quá trình thực thi pháp luật. Vậy nên ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau phân biệt rõ ràng khái niệm bị can và bị cáo nhé.
Sự khác nhau về khái niệm
Bị can là những người hoặc những pháp nhân bị khởi tố hình sự còn bị cáo chính là những người/ pháp nhân bị Tòa án quyết định đưa ra để xét xử.
Sự khác nhau về giai đoạn tố tụng
Bị can có giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và truy tố. Bị cáo ở trong giai đoạn xét xử một vụ án hình sự.
Về thẩm quyền triệu tập, bị can sẽ được triệu tập bởi cơ quan điều tra còn bị cao bị triệu tập bởi tòa án.
Khác biệt về quyền
Bị can có các quyền sau đây:
- Được thông báo rõ lý do bản thân bị khởi tố
- Được thông báo và nhận giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định
- Nhận được các quyết định khởi tố bị can và các quyết định liên quan khác
- Được quyền đưa ra chứng cứ, đồ vật, tài liệu và yêu cầu
- Trình bày ý kiến về các tài liệu, chứng cứ, đồ vật có liên quan đến việc tố tụng và đưa yêu cầu cho người có thẩm quyền thực hiện tố tụng đánh giá, kiểm tra.
- Đề nghị định giá lại tài sản, giám định lại; đề nghị thay đổi những người thực hiện quyền tố tụng hay người định giá tài sản, người giám định, người phiên dịch.
- Có thể tự bào chữa cho mình hoặc nhờ người bào chữa
- Đọc và ghi chép bản sao tài liệu
- Khiếu nại hành vi và quyết định tố tụng
Còn bị cáo có quyền khác hoàn toàn bị can:
- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định những thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hoặc cưỡng chế,…
- Tham gia vào phiên tòa xét xử
- Được cơ quan thẩm quyền thông báo và giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ được quy định tại pháp luật
Đề xuất thay đổi người thực hiện tố tụng, định giá tài sản, triệu tập chứng cứ trong phiên tòa được đưa ra.
Nói chung, thông qua bài viết này bạn sẽ biết được bị can là gì và phân biệt rõ một số khái niệm bên trong đó. Việc hiểu rõ pháp luật có giá trị rất quan trọng trong việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho chính bạn và mọi người xung quanh.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :