[GIẢI ĐÁP] Ngành quản lý khách sạn lấy bao nhiêu điểm?

Theo dõi tuyendung3s tại

Thùy Linh  

Ngày đăng: 09/04/2024

Theo sự phát triển của khối ngành dịch vụ du lịch những năm trở lại đây, ngành quản lý khách sạn luôn đứng trong top những ngành nghề hot nhất. Vậy quản lý khách sạn là như thế nào? Để vào được ngành này cần bao nhiêu điểm? Cơ hội việc làm ngành này hiện nay ra sao và sau khi tốt nghiệp có thể làm gì? Bài viết này của tuyendung3s.com sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc đó!

1. Ngành quản lý khách sạn là gì?

quản lý khách sạn là gì
Bạn đã biết ngành quản lý khách sạn là gì?

Theo nghĩa hiểu đơn giàn, ngành quản lý khách sạn (hay còn gọi là quản trị khách sạn) là khối ngành cung cấp nhân lực thực hiện các hoạt động liên quan đến việc vận hàng khách sạn bao gồm điều hành, tổ chức, giám sát, đánh giá. Quán trị khách sạn được coi là “ngành công nghiệp không khói”, nó cung cấp các hình thức phòng ở - ẩm thực với mục đích phục vụ khách hàng, sự thành công của ngành này được đo bằng mức độ hài lòng của khách hàng. Mỗi vị trí sẽ có trách nhiệm, yêu cầu cũng như mức lương khác nhau tùy theo cơ cấu và quy mô của khách sạn mà bạn làm việc.

Quản trị khách sạn – quản trị du lịch, ngỡ là một mà lại là hai, cần phân biệt rõ hai ngành này vì có thể cùng phục vụ hướng đến một nhóm khách nhưng mỗi ngành lại có những đặc thù riêng biệt. Quản trị du lịch là việc chăm sóc khách hàng khi họ có nhu cầu đi du lịch (thường là theo tour), với những công việc đơn cử như thiết kế lộ trình tour du lịch – sắp xếp nơi ăn chỗ ở, chịu trách nhiệm đảm bảo giữ an toàn cho khách hàng trong quá trình đi lại. Quản trị khách sạn là những người với vai trò chăm sóc khách hàng sau khi họ đi tham quan từ ngoài trời về, với những công việc như chuẩn bị - dọn dẹp – triển khai phòng nghỉ cho khách, chuẩn bị bữa ăn cho khách hoặc dọn dẹp phòng mỗi ngày. Trong thực tế, lộ trình đào tạo chuyên ngành Quản trị nhà hàng sẽ có sự giống và khác nhau tùy vào từng trường Đại học. Khoảng năm nhất hoặc năm hai sẽ là thời gian học các môn đại cương để có kiến thức nền cơ bản, sang năm hai hoặc năm ba bạn sẽ bắt đầu được học những bộ môn chuyên ngành do bạn tự đăng kí. Quãng thời gian bước vào những môn chuyên ngành sẽ là quãng thời gian cực kì quan trọng vì giờ đây bạn sẽ bắt tay vào làm quen và tiến sát đến công việc cụ thể của ngành Quản trị khách sạn. Một số trường Đại học, Cao đẳng còn mở những lớp dạy những kĩ năng mềm hoặc kĩ năng chuyên môn cần thiết cho ngành Quản trị khách sạn, điều này cũng rất thiết thực đối với sinh viên vì sẽ giúp họ thấy công việc được cụ thể hơn. Sang năm tư sẽ là thời gian đi thực tập, một lời khuyên của các cựu sinh viên của ngành Quản trị kinh doanh là các bạn nên đi thực tập, bởi lẽ nó sẽ giúp các bạn định hướng công việc nghề nghiệp cụ thể hơn, tránh trường hợp bạn bị rơi vào chiếc bể khổng lồ của ngành và không xác nhận được mình sẽ làm nghề gì!

Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai mà bạn nên biết

2. Lý do nên học quản trị khách sạn?

Người ta thường nói ngành quản trị khách sạn luôn hot, nhưng nếu bạn chưa biết lý do tại sao nó luôn hot thì hãy cùng tôi khám phá qua những gạch đầu dòng nho nhỏ sau đây nhé

2.1. Du lịch - nhà hàng - khách sạn là ngành công nghiệp đang phát triển

lý do học quản lý khách sạn
Ngành du lịch - khách sạn đang phát triển mạnh

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của con người cũng tăng lên, không lạ khi nói số khách sạn, villa, resort sẽ còn tăng trưởng nhiều hơn trong tương lai khi con số khách du lịch nội địa và quốc tế của Việt Nam luôn tăng trưởng khá đều. Ngành quản trị nhà hàng đã và đang trở thành ngành công nghiệp tiềm năng với cơ hội việc làm cực tốt cho người lao động.

2.2. Cơ hội việc làm cao sau khi tốt nghiệp với đa dạng ngành nghề

Dịch vụ du lịch phát triển càng nhiều đồng nghĩa với việc số khách sạn được xây dựng cũng tăng lên càng nhiều. Không chỉ bó buộc ở một vài ví trị, ngành quản lý khách sạn có đa dạng ngành nghề và đòi hỏi sự linh hoạt nên người lao động sẽ không thấy nhàm chán. Một số công việc có thể kể đến như công việc ở bộ phận lễ tân, bộ phận buồng phòng, bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận tổ chức sự kiện…

Theo khảo sát nhỏ của nhóm 40 sinh viên trong lớp chuyên ngành K55 Quản trị khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), 85% sinh viên trả lời rằng đều có được việc làm đúng ngành nghề ngay sau khi tốt nghiệp. Không chỉ thế, cơ hội thăng tiến trong ngành còn khá cao nếu như làm việc chăm chỉ, hết mình cống hiến vì công việc này.

2.3. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, linh hoạt

môi trường làm việc quản lý khách sạn
Quản lý khách sạn có môi trường làm việc văn hóa, chuyên nghiệp

Không áp lực như các nhân viên kế toán – kiểm toán, không bị quá gò bó như nhân viên văn phòng, những người làm trong ngành khách sạn đặt sự linh hoạt lên hàng đầu vì thường xuyên phải tiếp xúc với mọi kiểu khách hàng, bạn cũng sẽ học được cách cư xử sao cho khéo léo, lịch thiệp và chuyên nghiệp nhất có thể.

2.4. Thu nhập cao

Thu nhập của nhân viên lễ tân hoặc nhân viên buồng phòng của khách sạn 5 sao sẽ rơi vào khoảng từ 7 đến 10 triệu đồng. Và đặc biệt là đối với các khách sạn càng lớn thì mức thu nhập sẽ tăng lên càng đáng kể. Một đặc thù của ngành quản lý khách sạn này là tiền tip (tiền boa) – đây là một khoản tiền nhỏ để thể hiện tấm lòng biết ơn của khách hàng đối với những người đã giúp họ dọn dẹp phòng hoặc bố trí chỗ ăn uống cho họ. Văn hóa tip ở Việt Nam có lẽ chưa thực sự lớn mạnh, nhưng nếu bạn làm ở môi trường nhiều khách du lịch quốc tế thì họ lại cực kì chú trọng điều này đấy, chỉ cần tận tâm với khách hàng là bạn đã có ngay một khoản tiền tip rồi.

Xem thêm: Xem ngày bí kiếp viết CV nhà hàng khách sạn chuyên nghiệp

3. Kỹ năng và tố chất để theo đuổi ngành quản lý khách sạn

Ngành nghề nào cũng yêu cầu những kĩ năng và tố chất nhất định để có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc nhất, ngành quản lý khách sạn cũng không phải là ngoại lệ, vậy kỹ năng và tố chất cần có để theo đuổi ngành này là gì? Các bạn hãy cùng tôi tìm hiểu nhé!

3.1. Có trách nhiệm. đam mê và tận tâm với công việc

kỹ năng quản lý khách sạn
Quản lý khách sạn tận tâm với công việc

Bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu cũng nhân viên phải có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Có đam mê, có tận tâm, có trách nhiệm thì bạn mới sẵn sàng hoàn thành đủ và hoàn thành tốt những công việc được giao. Đặc biệt là công việc yêu cầu sự khéo léo và tận tâm với khách hàng như quản trị khách sạn thì yếu tố này lại càng cần thiết.

3.2. Kỹ năng mềm tốt

Kỹ năng mềm ở đây là những kỹ năng về mặt con người, ví dụ như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đàm phán, kỹ năng xoa dịu khách hàng, kỹ năng làm việc cá nhân và đặc biệt là làm việc nhóm…Các bộ phận trong một khách sạn có sự liên quan mật thiết đối với nhau, nên làm việc nhóm tốt là một điểm cộng rất lớn nếu bạn muốn vào ứng tuyển vào ngành này.

3.3. Có sự tinh tế, nhanh nhạy

quản lý khách sạn có sự nhanh nhạy
Quản lý khách sạn cần có sự tinh tế, nhanh nhạy

Người ta thường nói làm ngành dịch vụ cũng như “làm dâu trăm họ”, có tinh tế và nhanh nhạy phát hiện khách hàng cần gì thì dù cho là việc chiếm được cảm tình của cấp trên hay chiếm cảm tình của khách hàng cũng không bao giờ làm khó bạn. Sự tinh tế và nhanh nhạy sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để nắm bắt tâm lý của cả khách hàng và cấp trên.

3.4. Biết thêm một ngoại ngữ bên cạnh tiếng mẹ đẻ

Điều này cũng không hẳn là bắt buộc, nhưng du lịch Việt Nam càng phát triển thì đồng nghĩa với việc số lượng khách du lịch quốc tế sang cũng càng tăng. Nếu như chỉ biết mỗi tiếng mẹ đẻ thì việc giao tiếp với khách hàng cũng sẽ gặp bất tiện và đôi khi cũng gây ra những tình huống dở khóc dở cười, dắt túi thêm một ngoại ngữ sẽ giúp bạn tự tin hơn và cũng giúp ích cho công việc sau này của bạn hơn đó!

Xem thêm: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về khách sạn được sử dụng nhiều

4. Mức điểm xét tuyển vào ngành quản lý khách sạn là bao nhiêu?

điểm ngành quản lý khách sạn là bao nhiêu
Để học ngành quản lý khách sạn, bạn cần mức điểm là bao nhiêu?

Không để bạn đọc chờ đợi lâu, tuyendung3s.com xin được liệt kê điểm chuẩn ngành Quản trị khách sạn trong năm 2024 vừa qua của một số trường Đại học tiêu biểu trên 3 miền Bắc – Trung – Nam. Số liệu tôi thống kê là điểm chuẩn của khối D01 (3 môn Văn – Toán – Anh)

4.1. Một số trường Đại học - Cao đẳng tiêu biểu miền Bắc

- Đại học Kinh tế Quốc dân: 33.35 (môn Tiếng Anh nhân đôi)

- Đại học Thương mại: 23.20

- Đại học Hà Nội: 32.20 (môn Tiếng Anh nhân đôi)

- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội): 23.5

- Đại học Mở Hà Nội: 28.53 (môn Tiếng Anh nhân đôi)

- Đại học Công nghiệp Hà Nội: 20.85

4.2. Một số trường Đại học - Cao đẳng tiêu biểu miền Trung

- Khoa Du lịch (Đại học Huế): 17.25

- Đại học kinh tế Đà Nẵng: 23

- Đại học Sư phạm Đà Nẵng: 18

-  Đại học Duy Tân: 14

- Đại học Khánh Hòa: 15

- Đại học Nha Trang: 21

4.3. Một số trường Đại học - Cao đẳng tiêu biểu miền Nam

- Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: 24.4

- Đại học Tài chính – Marketing: 23.3

- Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh: 20

- Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh: 18

- Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh: 19

- Đại học Kinh tế - tài chính TP Hồ Chí Minh: 18

- Đại học Tôn Đức Thắng: 32.5 (môn Tiếng Anh nhân đôi)

Dưới đây là danh sách những trường Đại học phổ biến mà rất nhiều ứng viên đăng ký để học ngành Quản lý Khách sạn. Hy vọng rằng thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết từ trang tuyendung3s.com sẽ giúp bạn trong quá trình tìm hiểu và ứng tuyển vào ngành Quản trị Khách sạn. Quản lý khách sạn lấy bao nhiêu điểm. Mong các bạn sẽ định hướng được ngành nghề phù hợp cho mình để có thể bộc lộ và phát huy hết mức khả năng của bản thân!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :