Những điều cần biết khi viết CV xin việc đầu bếp hay nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Hải Minh  

Ngày đăng: 17/04/2024

Từ xưa đến nay, đầu bếp vẫn luôn là một ngành nghề rất được quan tâm trên thị trường. Đây cũng là một trong những ngành có tỉ lệ tuyển dụng cao bởi các nhà hàng, khách sạn,… liên tục cần người và họ tìm kiếm cho các vị trí trong khu vườn ẩm thực như đầu bếp, phụ bếp, bếp phó, bếp trưởng…với mức lương cực cao và chế độ đãi ngộ vô cùng hấp dẫn.

1. Tạo hiệu quả tích cực qua một bản CV đầu bếp như thế nào?

1. Tạo hiệu quả tích cực qua một bản CV đầu bếp như thế nào?
1. Tạo hiệu quả tích cực qua một bản CV đầu bếp như thế nào?

Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là ba yếu tố quyết định xem bạn có thuyết phục được nhà tuyển dụng hay không. Nhưng CV xin việc đầu bếp cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng không thể thiếu để xem bạn có được nhận hay không. 

Hằng ngày, có hàng trăm hàng nghìn các tin tuyển dụng đầu bếp xuất hiện trên các trang web tuyển dụng. Mỗi ngày số lượng CV ứng viên gửi hồ sơ ứng tuyển cũng nhiều không kém. Từ đó các bạn mới hiểu được rằng nguồn cầu và nguồn cung của nghề nghề đầu bếp đều cực kỳ cao và trong tương lai sẽ ngày càng tăng cao hơn nữa.

Đất nước ngày càng phát triển, con người cũng ngày càng bận rộn hơn với công việc nên nhu cầu đi du lịch xả stress của mọi người cũng tăng lên. Chính vì lẽ đó, được sự hậu thuẫn rất lớn từ ngành du lịch của đất nước, các nhà hàng, khách sạn có sức hút rất lớn và cạnh tranh cực cao trên thị trường.

Chính bởi lý do đó nên nhu cầu tìm việc làm và tuyển dụng và ở các vị trí bếp ăn, nấu nướng cũng tăng vọt. Ứng viên muốn ứng tuyển các vị trí như bếp trưởng, bếp phó, phụ bếp, nấu ăn, chế biến,… thì chắc chắn phải cần đến một bản CV xin việc đầu bếp để gửi đến các nhà tuyển dụng đúng không? 

Qua CV của bạn, các HR có thể nắm được trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cũng như năng lực của bạn để xem bạn có phù hợp cho vị trí cũng như trường làm việc của nhà hàng họ cần tuyển hay không. Từ đó họ có thể lựa chọn và sàng lọc ra ứng viên sáng giá nhất.

Vậy nên một bản CV xin việc đầu bếp như một vũ khí chiến đầu và giống cũng là thể hiện được bộ mặt của ứng viên cho vị trí đầu bếp. Cv xin việc đầu bếp có nổi bật thì bạn mới có thể hạ gục được những đối thủ nặng ký khác. Một bản CV xin việc đầu bếp mà được mang đúng đặc trưng của công việc bếp núc sẽ khiến nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn với bạn thay vì một bản CV khác được viết chung chung.

Xem thêm: CV phụ bếp - Hướng dẫn cách trình bày, sắp xếp nội dung trong CV

 2. Một bản CV xin việc đầu bếp chuẩn cần có gì?

Một bản CV xin việc đầu bếp chuẩn cần có gì?
Một bản CV xin việc đầu bếp chuẩn cần có gì?

2.1. “Ngoại hình” CV việc đầu bếp ấn tượng

Một bản CV xin việc đầu bếp ấn tượng là bản CV có sắc màu, họa tiết thật sự nổi bật. Chính là nó cũng giống như một bàn tiệc thịnh soạn mà người đầu bếp chuẩn bị cho khách hàng của mình là những nhà tuyển dụng. 

Và một bàn tiệc thì chắc chắn nó phải có món khai vị đầu tiên rồi đến món chính, một vài món phụ, kết thúc là món tráng miệng. Một bản CV xin việc đầu bếp cũng như vậy, nó sẽ bao gồm phần chính và những phần phụ quanh đó. Những thông tin phụ cũng giống như những món khai vị và món tráng miệng, nó có mục đích là điểm nhấn cũng như tôn thêm phần rực rỡ cho những nội dung chính và nó có thể chinh phục được trái tim của nhà tuyển dụng.

2.2. Những nội dung thông tin cơ bản trong CV xin việc đầu bếp

2.2.1. Kỹ năng - thông tin quan trọng bậc nhất trong CV đầu bếp

Đầu bếp là một nghề cần có năng khiếu và sở thích, nó thuộc nhóm việc làm nghiệp vụ vậy nên ở trong phần nội dung về kỹ năng trên CV việc làm đầu bếp là phần quan trọng nhất. Và một bàn tiệc thì chắc chắn nó phải có món khai vị đầu tiên rồi đến món chính, một vài món phụ, kết thúc là món tráng miệng. Một bản CV xin việc đầu bếp cũng như vậy, nó sẽ bao gồm phần chính và những phần phụ quanh đó. Những thông tin phụ cũng giống như những món khai vị và món tráng miệng, nó có mục đích là điểm nhấn cũng như tôn thêm phần rực rỡ cho những nội dung chính và nó có thể chinh phục được trái tim của nhà tuyển dụng.

Trên CV xin việc làm đầu bếp của ứng viên thì phần thông tin về kỹ năng được chia làm 2 phần nhỏ, bao gồm kỹ năng mềm kỹ năng cứng. Trong đó, kỹ năng mềm có thể bao gồm một số kỹ năng như: kỹ năng phân chia công việc, kỹ năng quản lý, kỹ năng lên thực đơn cho các món ăn, kỹ năng quản lý thời gian hợp lý, kỹ năng giám sát và tổng hợp nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra, …

Kỹ năng - thông tin quan trọng bậc nhất trong CV đầu bếp
Kỹ năng - thông tin quan trọng bậc nhất trong CV đầu bếp

Còn về kỹ năng cứng thì chính là các kỹ năng về chuyên môn liên quan trực tiếp và mật thiết đến công việc nấu ăn của bạn. Ở phần này, nhiều ứng viên chọn cách ghi là kỹ năng nấu, kỹ năng chiên, kỹ năng nướng,… tuy nhiên đây là một cách ghi rất chung chung, nó không được thể hiện cũng như bộc lộ hoàn toàn hết những năng lực nổi trội của bạn. Chính vì vậy nên bạn cần viết các kỹ năng nấu nướng phân loại theo ẩm thực. Ví dụ: Kỹ năng nấu các món Nhật, kỹ năng nấu đồ Âu, kỹ năng nấu món Hàn,… hoặc một cách khác là các bạn hãy phân loại kỹ năng theo loại hình dịch vụ ẩm thực. Ví dụ: kỹ năng nấu đồ chay, kỹ năng nấu cỗ cưới hoặc cơm văn phòng,...

Ngoài ra, kỹ năng mềm cũng là một kỹ năng vô cùng cần thiết trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của đầu bếp mà các bạn cũng cần phải nêu ra trong CV xin việc đầu bếp của. Đặc biệt là đối với những bạn muốn ứng tuyển vị trí bếp trưởng mà vẫn muốn sử dụng bản CV này để ứng tuyển thì các kỹ năng mềm khác về công tác quản lý nhà hàng, vấn đề quản lý bếp và các bếp phó, phụ bếp của mình là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

Đầu bếp là một nghề cần có năng khiếu và sở thích, nó thuộc nhóm việc làm nghiệp vụ vậy nên ở trong phần nội dung về kỹ năng trên CV việc làm đầu bếp là phần quan trọng nhất. 

Bạn phải nhớ rằng luôn luôn phải đặt kỹ năng ở phần trung tâm và ở vị trí nổi bật nhất của bản CV. 

2.2.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm
Kinh nghiệm 

Kinh nghiệm làm việc sẽ là bằng chứng chính xác nhất để xác định rằng bạn có thật sự sở hữu và có thể áp dụng được các kỹ năng mà bạn đã liệt kê vào thực tế bên trên hay không. Đây là phần cực kỳ quan trọng và nó sẽ có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đối với kỹ năng của bạn. Ở mỗi mốc thời gian làm việc thì các bạn nên nêu cụ thể như: tên khách sạn/nhà hàng hoặc các cơ sở chế biến nào đó bạn đã từng làm việc, mốc thời gian làm việc, vị trí mà các bạn đảm nhận.

Các bạn nên trình bày CV theo thứ tự về thời gian, từ thời gian làm việc tại nơi gần nhất và viết ngược lại đến nơi việc làm đầu tiên. Cách viết phần kỹ năng trong CV không chỉ giúp bạn xác nhận chắc chắn với nhà tuyển dụng những gì bạn đang có mà còn là cơ sở rất quan trọng để nhà tuyển đánh giá về khả năng gắn bó lâu dài cũng như khả năng thăng tiến trong công việc của bạn. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể kể tên thêm những kỹ năng hay kiến thức về nấu ăn khác các bạn đã được học ở các nơi làm việc trước đó, điều đó cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng vào bạn hơn.

Xem thêm: Việc làm Nhà Hàng - Khách Sạn

2.2.3. Các thông tin khác...

Một chiếc CV cơ bản thì cần có các thông tin liên quan khác về ứng viên, CV xin việc đầu bếp cũng như vậy, đây là một phần cũng quan trọng không kém phần kỹ năng. Một số thông tin cơ bản như:

Các thông tin khác...
Các thông tin khác...

- Thông tin cá nhân

- Các hoạt động đã tham gia

- Sở thích

- Sở trường

- Giải thưởng, trình độ

Tuy nhiên, để thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần quan tâm đến cách viết sao cho phản ánh đúng bản sắc nghề nghiệp làm đầu bếp, như sau:

Giới thiệu thông tin cá nhân

Phần đầu tiên mà các nhà tuyển dụng nhìn vào chắc chắn là phần thông tin cá nhân rồi nên bạn cần đặt nó ở vị trí đầu tiên của CV xin việc đầu bếp nhé. Điều này đồng nghĩa với bạn đang có một màn giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Các thông tin trong phần giới thiệu cá nhân gồm có: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ, email và trình độ chuyên môn. Tất cả thông tin ở phần này yêu cầu bạn cần ghi đúng theo sơ yếu lý lịch của bạn. 

Trình độ học vấn

Ngoài ra một điều đáng chú ý là đối với trình độ học vấn, đa số các bạn sẽ đều bằng cấp, trình độ tốt nghiệp từ các trường du lịch hay đào tạo về nấu ăn, nhà hàng, tuy nhiên vẫn có nhiều ứng viên ứng tuyển vị trí này không được qua đào tạo chính quy. Vì vậy nên nếu bạn bạn chưa từng qua trường lớp đào tạo chính quy nào thì có thể ghi trình độ 12/12 hoặc một số loại bằng cấp về nấu ăn (nếu có).

Sở thích, sở trường

Sở thích, sở trường
Sở thích, sở trường

Sở thích, sở trường trong CV xin việc đầu bếp tưởng chừng như rất đơn giản nhưng các bạn cũng cần có kỹ năng để viết đó nhé. Phần này các bạn đừng nên chỉ nêu một cách tùy tiện các sở thích cá nhân của mình như nghe nhạc, xem phim... mà các bạn nên chọn những sở thích đặc biệt nào liên quan đến công việc nấu ăn của mình để thay vào đó. Chắc chắn với một người đầu bếp thì niềm yêu thích đặc biệt với đồ ăn, thức uống là không thể từ chối đúng không nào. Tuy nhiên bên cạnh đó, các sở thích khác phù hợp hơn cho CV xin việc đầu bếp theo dõi chương trình masterchef, đọc sách nấu ăn hay đi du lịch, đi mua sắm,…cũng là những thói quen hằng ngày của một người đầu bếp giúp họ có thể nâng cao tay nghề. Ẩm thực cũng được coi như là một môn nghệ thuật, nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số những đầu bếp tài giỏi đều là những người có thêm một năng khiếu về nghệ thuật nào đó như thiết kế thời trang, vẽ vời. Vì thế nên bạn hoàn toàn có thể đưa các sở thích này vào bản CV xin việc đầu bếp của mình.

Xem thêm: Việc làm sinh viên làm thêm

3. Cách trình bày một bản CV xin việc làm đầu bếp “hớp hồn” nhà tuyển dụng

Cách trình bày một bản CV xin việc làm đầu bếp “hớp hồn” nhà tuyển dụng
Cách trình bày một bản CV xin việc làm đầu bếp “hớp hồn” nhà tuyển dụng

Hãy tưởng tượng CV xin việc đầu bếp của bạn giống như một đĩa thức ăn. Bạn nghĩ rằng điều quan trọng nhất khi đầu bếp đem ra một đĩa thức ăn cho bạn là gì? Mình đoán đó là mùi vị, hương vị của nó đúng ko. Tuy nhiên thực tế thì những thứ mắt bạn nhìn thấy đầu tiên như màu sắc, mùi thơm hay cách trình bày đẹp mắt mới là những gì khách hàng quan tâm đầu tiên. Có những món ăn tuy được áp dụng cùng một công thức, cùng loại nguyên liệu và cùng một người đầu bếp thế nhưng món ăn đó được trang trí, bày vẽ đặc biệt hơn, đẹp lắm hơn thì giá trị món ăn chắc chắn cũng được nâng tầm nhiều hơn. Chính vì lẽ đó, trình bày một chiếc CV thật đẹp và ấn tượng thì nhà tuyển dụng mới có cảm xúc để đọc tìm hiểu cũng như đọc nó. Cũng như một câu nói từ trước tới nay trong giới ẩm thực rất hay truyền tai nhau rằng “Không có món ăn nào ngon hơn chính mùi hương của nó”.

Một số lưu ý dành cho các bạn ứng viên khi ứng tuyển việc làm đầu bếp đó là CV của bạn viết hãy biết chọn lựa các gam màu sáng, nó không những giúp CV của bạn thêm nổi bật mà còn mang hơi hướng tích cực, lạc quan hơn cho người đọc. Hay nếu bạn sáng tạo hơn thù cũng có thể sử dụng chính những màu sắc trong nấu nướng quen thuộc như màu vàng, đỏ, nâu, cam sẽ khiến cho CV xin việc của bạn trở nên đặc trưng hơn trong môi trường làm việc bếp núc. Ngoài ra đừng quên trang trí thêm cho CV của mình bằng những loại phông chữ xinh, hình ảnh đẹp, họa tiết bắt mắt để biến tổng thể bản CV xin việc làm đầu bếp của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Cuối cùng sau khi hoàn thiện bản CV xin việc đầu bếp này, hãy đến cửa hàng photo và in nó ra dưới dạng file cứng để nộp cùng hồ sơ xin việc. Nhớ rằng khi in hãy lựa chọn chất liệu giấy tốt cũng như màu in tốt tất cả mọi thứ đều được thể hiện rõ ràng đẹp đẽ hơn. Đừng tiết kiệm tiền in với một bản CV xin việc được photo đen trắng hay mang một chiếc CV bị gãy nếp hoặc bị mờ, nhòe cho nhà tuyển dụng xem. Đây có thể là một trong những lý do khiến cho bạn bị loại ngay từ vòng hồ sơ đấy nhé.

Trên đây tuyendung3s.com đã hướng dẫn các cách để viết và trình bày một bản CV xin việc làm đầu bếp làm sao cho hay nhất. Bạn hãy luôn nhớ rằng CV xin việc đầu bếp cũng giống như một món ăn ngon, bạn đem cho nhà tuyển dụng thưởng thức khi nó được “nóng hổi” và và đầy hấp dẫn để chinh phục các nhà tuyển dụng nhé!

 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :