Mách bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện hay nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Huyền Ly  

Ngày đăng: 31/05/2024

Kỹ sư điện là một trong những công việc khó đòi hỏi sự chính xác cao, do đó cơ hội cạnh tranh của ngành này cũng cực kỳ khốc liệt. Mỗi lần gửi CV đi các bạn đều băn khoăn rằng các mục trong CV của mình đã viết đúng chưa? Hôm nay hãy cùng tuyendung3s.com tìm hiểu cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện trong Cv nhé.

1. Kỹ sư điện là làm gì? Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện

Kỹ sư điện là một ngành nghề phổ biến và đóng vai trò quan trọng, là người phụ trách các vấn đề nghiên cứu và thiết kế, kiểm tra kỹ thuật và các vấn đề xảy ra ở hệ thống điện. Kỹ sư điện còn xử lý và khắc phục các sự cố về điện một cách nhanh và hiệu quả nhất, giúp hệ thống điện lưới vận hành một cách ổn định và đảm bảo an toàn cho con người và cho cả hệ thống điện.

Những người kỹ sư điện luôn phải đảm bảo sự ổn định trong việc truyền tải điện, bởi có điện thì mọi thứ mới có thể hoạt động, nhà máy được sản xuất, các công trình và mọi thứ điều liên quan tới điện. Chính vì vậy phải thường xuyên kiểm tra và khắc phục luôn những sự cố liên quan tới điện, nếu không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng tới cả hệ thống truyền tải, vận hành và kể cả các hoạt động của máy móc, công việc,…

Công việc kỹ sư điện
Công việc kỹ sư điện

Là một công việc có tầm quan trọng như vậy nên khi bạn có định hướng vào ngành này bạn phải có mục tiêu nghề kỹ sư điện rõ ràng để có thể đảm bảo rằng bản thân đáp ứng được nhu cầu mà ngành nghề đề ra. Người kỹ sư điện luôn đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, bởi hệ thống điện lưới luôn là yếu tố quan trọng và cần đảm bảo an toàn cháy nổ điện cho doanh nghiệp.

2. Công việc của kỹ sư điện

Là một kỹ sư điện bạn, ngoài việc phải đáp ứng đủ các yêu cầu nghề nghiệp thì bạn còn phải làm nhiều khâu liên quan đến điện, các công việc này đều yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận

2.1. Khảo sát công trình và đưa ra phương án thể thi công

Một hệ thống công trình thường có tới một nửa là hệ thống trang thiết bị liên quan đến điện, các hệ thống chiếu sáng, thang máy đều là một trong những yếu tố cần thiết không thể thiếu để hoàn thành một công trình. Vì vậy công việc khảo sát trở thành nhiệm vụ quan trọng của kỹ sư điện. Từ khâu thiết kế, các kỹ sư đã phải kiểm tra xem cách mạch điện đã được để hợp lý chưa, thiết kế các đường dây thế nào để có một công trình hoàn thiện.

Công việc phổ biến của kỹ sư điện
Công việc phổ biến của kỹ sư điện

Từ bản thiết kế chi tiết, các kỹ sư điện phải khảo sát mặt bằng và chọn nơi đặt máy phát hay nhà cung cấp điện cho hợp lý với công trình xây dựng. Để thực hiện đúng các thiết kế cũng như chính xác các đường dây tải điện, kỹ sư điện phải nắm rõ thiết kế công trình để tránh tình trạng bên thiết kế công trình và bên kỹ sư điện có mâu thuẫn dẫn tới việc hai bên mất thêm thời gian sửa chữa, trong một số trường hợp còn phải phá bỏ một số hạng mục đã thi công. Khi thực hiện xong việc giám sát công trình, kỹ sư cần phải trình những ghi chép đầy đủ của mình từ bước khảo sát đến tiến độ thực hiện cho ban lãnh đạo. Các công việc do kỹ sư điện phụ trách sẽ được nghiệm thu để đánh giá kết quả thực hiện cho hợp lý, ngoài ra nhằm kiểm tra chất lượng để bên công trình tiếp thu quản lý một cách có hiệu quả.

2.2. Thống kê vật tư và lập dự án công trình

Dựa theo bản thiết kế của hệ thống điện, các kỹ sư có nhiệm vụ thực hiện để đảm bảo tiến độ thi công công trình, giám sát vật tư, không để xảy ra tình trạng thiếu thừa vật tư ảnh hưởng tới năng suất hoàn thành dự án cũng như công nhân hoàn thành công trình. Công việc thống kê vật tư phải đảm bảo tính xác thực trong việc thống kê, lập dự án các công trình, kỹ sư cần tính toán xem một công trình với quy mô theo hợp đồng thì cần bao nhiêu vật tư và thực hiện thế nào? Cần bao nhiêu người thực hiện trong khoảng thời gian quy định.

Việc kiểm tra cũng như thống kê vật tư cần xác định được khối lượng vật tư, lập các dự án công trình, các con số liên quan sẽ được thống kê theo hạng mục của vật tư để chuyển sang bộ phận thi công đáp ứng. Một số thông số được nếu ra là:

Yêu cầu công việc cao
Yêu cầu công việc cao

·      Kích thước đường kính mà vật tư sử dụng

·      Số lượng thiết bị cần dùng để hoàn thành công trình

·      Số lượng công nhân thực hiện các công việc trong dự án đó

·      Các loại ống dây, số lượng đi kèm để phục vụ công trình

·      Thời gian để hoàn thành xong công trình

·      Dự đoán kinh dự trù cho các loại vật tư để thi công cũng như lương trả cho các công nhân lao động.

2.3. Thiết kế hệ thống điện

Một công việc mà ai cũng biết đến của kỹ sư điện là thiết kế hệ thống điện, sau khi thiết kế hệ thống điện thì kỹ sư mới có khả năng quan sát và nắm bắt các hạng mục của công trình đang thi công và thực hiện việc giám sát. Dựa vào các phần mềm chuyên dụng để sử dụng thiết kế điện, kiểm tra từng hạng mục công trình xem thiết kế kiểu nào thì phù hợp, mô phỏng hệ thống điện được lắp đặt qua các phần mềm.

Mục tiêu để có thể xin việc
Mục tiêu để có thể xin việc

Mỗi thiết bị dây tải điện sẽ có một công suất tiêu thụ khác nhau và phù hợp với từng hạng mục. Đầu nguồn thì phải là dây điện có công suất lớn để có thể truyền tải điện năng cho từng khu vực,… Đó là một số thứ để kỹ sư điện cần lưu ý.

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện và một số điều cần lưu ý

3.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện

3.1.1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện cho sinh viên mới ra trường

Trong phần mục tiêu, thường trong CV sẽ chia ra thành 2 phần là mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Đối với phần mục tiêu ngắn hạn, vì là sinh viên mới ra trường và đa số là chưa có kinh nghiệm. Tất cả những gì bạn có được hầu hết là kiến thức qua trường lớp và một số ít kinh nghiệm khi đi thực tập. Vậy nên khi trình bày mục tiêu bạn hãy trình bày ngắn gọn như muốn phát huy bản thân vào công việc, tuyệt đối không nên viết để học hỏi vì các công ty không muốn nơi đây là ngôi trường thứ hai của bạn mà đó phải là nơi làm việc, nơi cống hiến để có thu nhập.

Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện
Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện

Đối với phần mục tiêu dài hạn, sau khi đã có kiến thức và thực hiện công việc một thời gian bạn nên có những mục tiêu xa hơn cho công việc của mình, có thể là được nâng cấp từ nhân viên lên phó phòng hay trưởng phòng chẳng hạn. Sau khi đã tích lũy đủ những kinh nghiệm và hoạt động độc lập thì mục tiêu của bạn phải cao hơn. Biết cách xác định mục tiêu của mình sẽ làm cho nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn. Nên viết những điều thực tế chứ không thể sau 3 năm mà bạn thăng tiến lên tới chức vụ giám đốc được.

3.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện cho người đã có kinh nghiệm

Tương tự như trên, phần mục tiêu cũng bao gồm 2 phần là kinh nghiệm ngắn hạn và dài hạn:

Về ngắn hạn, vì đã có kinh nghiệm nên việc đòi hỏi một chức vụ hay mức lương cao hơn là hoàn toàn có thể, nhưng bạn phải biết ướm chừng khả năng của mình, có 1-2 năm kinh nghiệm bạn mới chỉ là chuyên viên có kinh nghiệm và đang nâng cấp bản thân mà thôi.

Về dài hạn, bạn nên phấn đấu tới một vị trí nhất định như trưởng phòng hoặc giám đốc bộ phận. Vì đã có kinh nghiệm cũng như thành quả mà bạn đạt được trong công việc bạn hãy nhìn rộng ra tương lai của mình để có thể tìm được hướng đi đúng đắn.

3.2. Một số điều cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện

Đầu tiên là nội dung súc tích, ngắn gọn: trong một bản CV không nên viết quá nhiều chữ, vậy nên bạn cần chắt lọc những điều hay có cánh mà phải đúng thực tế để có thể trình bày mong muốn của bản thân một cách dễ dàng. Đây là một trong các mục quan trọng giúp nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn của ứng viên và xem xét có khả năng làm việc cùng hay không.

Những lưu ý để có phần mục tiêu hoàn chỉnh
Những lưu ý để có phần mục tiêu hoàn chỉnh

Mục tiêu là đóng góp vào công ty: khi đi làm ngoài những giá trị mà công ty mang lạ cho mình như công việc, mức lương, hỗ trợ và các khoản phụ cấp thì bạn còn phải thể hiện được mình có thể mang lại cho công ty giá trị như thế nào. Dù là một người chưa hoặc đã có kinh nghiệm làm việc thì khi viết vào CV bạn cũng cần phải là người có đóng góp cho công ty, là một nhân tố giúp tăng doanh thu để doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Trên đây là hướng dẫn cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư điện trong CV. Ngoài việc bạn phải trình bày rõ ràng mạch lạc từng ý trong CV phải được viết rõ ràng, có những mục tiêu và định hướng riêng cho từng mục, nhất là mục tiêu nghề nghiệp để nhà tuyển dụng có cái nhìn xác đáng hơn về vấn đề này nhé.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :