Tìm hiểu những mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng

Theo dõi tuyendung3s tại

Lan Anh  

Ngày đăng: 31/05/2024

Để có thể thực hiện ước mơ trở thành chuyên viên Giám sát bán hàng chính thức tại doanh nghiệp thì trước tiên ứng viên cần hoàn chỉnh bản CV và nộp cho nhà tuyển dụng qua Email. Tuy nhiên nhiều ứng viên lại gặp khó khăn trong mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng, chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trình bày nhé.

1. Tổng quan về vị trí Giám sát bán hàng

Giám sát bán hàng (tên Tiếng Anh: Sales Supervisor) không còn là ngành nghề xa lạ trong thị trường hiện nay. Sales Supervisor luôn đòi hỏi người học cần phải có kiến thức về quản trị kinh doanh cũng như các vị trí liên quan đến Sales. 

Hơn nữa, đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào thì vị trí Giám sát bán hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh thu. Đặc biệt là khi thị trường kinh doanh ngày càng được mở rộng quy mô, do đó các ban quản lý cấp cao hoặc lãnh đạo đều buộc phải tăng cường số lượng nhân viên Giám sát bán hàng để đảm bảo doanh thu phát triển và doanh nghiệp có thể tồn tại dài lâu.

Giám sát bán hàng
Giám sát bán hàng

Chính vì thế, chuyên viên Giám sát bán hàng luôn được xem là ngành nghề cạnh tranh trên thị trường lao động ngày nay. Tuy nhiên để có thể đảm nhận được vị trí này ứng viên cần phải là người có kiến thức bài bản về kinh doanh cũng như các kỹ năng Sales tốt.

Đồng thời để thu hút nhà tuyển dụng hơn thì ứng viên cần chuẩn bị bản CV hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi nhu cầu và bố cục theo form mẫu. Đồng thời, cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng cũng là vấn đề đáng được quan tâm, bởi nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến định hướng của ứng viên và đánh giá xem ứng viên đó có phù hợp hay không.

2. Mô tả công việc Giám sát bán hàng tại doanh nghiệp

2.1. Xây dựng phương án kinh doanh phù hợp

- Chuyên viên Giám sát bán hàng tại doanh nghiệp cần xây dựng chuỗi bán hàng cho nhân viên theo phương pháp hợp lý nhất. Đồng thời thực hiện việc quản lý danh sách khách hàng, thu thập thông tin nhân khẩu học của khách hàng để đưa ra chiến dịch hợp lý nhất.

Xây dựng phương án kinh doanh
Xây dựng phương án kinh doanh

- Tiến hành nộp báo cáo kết quả kinh doanh lên cấp lãnh đạo hàng tuần, hàng tháng 

- Theo dõi hoạt động bán hàng, kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những kế sách hợp lý để đảm bảo mang về doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp.

2.2. Quản lý chuỗi cung ứng hàng hoá hiệu quả

- Chính vì bạn là nhân viên Giám sát bán hàng nên trách nhiệm chính là quản lý các mặt hàng trong doanh nghiệp. Ngoài ra cần đảm bảo số lượng hàng hoá được giao đủ với mức giá chính xác, đồng thời giao hàng đến khách hàng đúng như thời hạn đã kê khai trong biên lai.

- Hạn chế để xảy ra tình trạng bị thiếu hụt hàng hoá quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng đáng kể, thậm chí khách hàng sẽ không quay lại sử dụng dịch vụ của bạn nữa.

2.3. Nhiệm vụ thúc đẩy doanh số doanh nghiệp

- Nhiệm vụ hàng đầu của người giám sát bán hàng là thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp. Cụ thể, chuyên viên giám sát bán hàng cần đảm bảo có thể đạt được chỉ tiêu do doanh số mà công ty đã đề ra, trong trường hợp đạt trên mức chỉ tiêu đề ra thì nhân viên đó hoàn toàn sẽ được thưởng nóng.

Thúc đẩy doanh số
Thúc đẩy doanh số

- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh một cách hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nói chung cần đảm bảo tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và không để xảy ra tình trạng thua lỗ.

2.4. Tạo mối quan hệ bền vững cùng khách hàng

- Kinh doanh chỉ có thể mang lại thành công khi người làm kinh doanh có kỹ năng giao tiếp tốt và biết phát triển nhiều mối quan hệ. Chính vì vậy, việc tạo mối quan hệ tốt với khách hàng và đáp ứng mong muốn của khách hàng giúp bạn thấu hiểu được họ và từ đó lựa chọn sản phẩm, dịch vụ để tư vấn khách hàng.

- Thường xuyên cập nhật các thông tin của khách hàng trong dữ liệu. Đồng thời tiến hành chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi hoàn tất giao dịch một cách chu đáo và nhiệt tình nhất.

2.5. Đào tạo đội ngũ nhân sự trong nhóm/đội

- Ngoại trừ vị trí nhân viên giám sát thì đối với các vị trí cấp quản lý giám sát bán hàng thì chắc chắn họ sẽ phải đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo nhân sự một cách bài bản.

- Liên tục tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới. Đồng thời đưa ra các mục tiêu về doanh số cho đội/nhóm theo tuần, theo tháng hoặc theo quý, sau đó tổng hợp lại và đưa ra những đánh giá cụ thể về từng nhân viên.

3. Hướng dẫn cụ thể cách trình bày mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng

3.1. Tham khảo một vài mẫu mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng cho ứng viên

3.1.1. Mục tiêu nghề nghiệp cho ứng viên mới ra trường

- Tôi là sinh viên vừa tốt nghiệp chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế. Bằng tính cách hướng ngoại và kỹ năng giao tiếp tốt, tính cách năng động của mình tôi tự tin có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên Giám sát bán hàng tại doanh nghiệp.

Ứng viên mới ra trường
Ứng viên mới ra trường

Tôi mong rằng sẽ được Công ty tuyển dụng tôi vào làm việc để được cống hiến trực tiếp. Đồng thời được thể hiện khả năng tư duy thực tế trong chiến dịch kinh doanh cũng như đóng góp thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tôi chọn Công ty vì tin rằng đây sẽ là môi trường làm việc năng động để tôi phát triển bản thân với vị trí Giám sát bán hàng trong 3 năm làm việc.

3.1.2. Mục tiêu nghề nghiệp cho ứng viên đã có kinh nghiệm

- Trong 3 năm trước, tôi đã tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân loại Xuất sắc chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Ngoài ra, kể từ thời gian sau khi tốt nghiệp đến nay tôi đã có 3 năm kinh nghiệp đối với vị trí Nhân viên Kinh doanh. Thời gian công tác tôi đã học hỏi và trau dồi được rất nhiều các kỹ năng nghiệp vụ và chuyên môn để hoàn thành tốt vị trí của mình.

Ứng viên đã có kinh nghiệm
Ứng viên đã có kinh nghiệm

Cùng với tính cách nhiệt tình, thích giao tiếp và vui vẻ hoạt bát tôi tin rằng mình đủ khả năng, năng lực để trở thành một phần của Công ty. Hy vọng với những kinh nghiệm và kiến thức mà tôi có được, doanh nghiệp sẽ tuyển dụng tôi vào làm việc chính thức với vị trí nhân viên Giám sát bán hàng. Tôi xin cam kết sẽ cố gắng bằng hết khả năng của mình để cống hiến cho công ty có doanh thu tốt nhất trong tương lai.

3.2. Một số lưu ý trong cách viết mục tiêu nghề nghiệp giám sát bán hàng

3.2.1. Tối ưu nội dung súc tích, ngắn gọn

Phần mục tiêu nghề nghiệp là đề mục quan trọng, do vậy ứng viên cần trình bày chi tiết. Tuy nhiên không nên trình bày quá dài và bị lan man dẫn đến sự nhàm chán cho người đọc.

Thông thường, bộ phận nhân sự tại doanh nghiệp sẽ không dành quá nhiều thời gian để nhìn ngắm CV của bạn, thậm chí họ chỉ đọc lướt trong vài giây do nên ứng viên cần đi vào trọng tâm ý chính trong phần mục tiêu nghề nghiệp nhé.

3.2.2. Trình bày mục tiêu đóng góp lợi ích về doanh số cho doanh nghiệp

Đối với phần mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng, ứng viên cần trình bày các thông tin liên quan và đáp ứng được các tiêu chí trong bài tuyển dụng mà nhà tuyển dụng đăng lên. Tránh trường hợp ứng viên trình bày các mục tiêu không liên quan đến yêu cầu vị trí Giám sát bán hàng.

Lưu ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Lưu ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp

Góp ý nhỏ đó là ứng viên cần trình bày mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng một cách chuyên nghiệp khi thiên về đóng góp những lợi ích về doanh số cho doanh nghiệp. Không nên quá chú trọng vào mong muốn của bản thân có thể làm cho bạn bị loại khỏi vòng tuyển dụng.

Hơn nữa, hãy thể hiện bạn có thể đồng hành và gắn bó cùng công ty lâu dài. Cho nên hãy viết CV một cách khoa học và tinh tế bạn nhé.

Trên đây là những thông tin cụ thể về mục tiêu nghề nghiệp của giám sát bán hàng, hy vọng những thông tin và bí kíp chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này sẽ mang lại nhiều giá trị kiến thức bổ ích cho ứng viên.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :