Ngày đăng: 29/05/2024
Nếu như bạn đã từng làm hồ sơ xin việc có loại giấy lại giấy tờ này chắc các bạn cũng nắm được quy trình làm mẫu xác nhận không phạm tội trong hồ sơ xin việc rồi. Còn nếu bạn vẫn chưa rõ hoặc chưa nắm được thì tiếp tục cùng tuyendung3s.com tìm hiểu quy trình chung nhé.
Mẫu xác nhận không phạm tội trong hồ sơ xin việc là một trong những thủ tục hành chính, là giấy tờ được cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền xác nhận, chứng minh công dân không vi phạm quy định, tuân thủ theo đúng pháp luật nhà nước. Mẫu xác nhận vấn đề này được gọi là phiếu lý lịch tư pháp được cấp bởi sở tư pháp nơi người làm mẫu thường trú hoặc cư trú.
Căn cứ vào Điều 41 Luật lý lịch tư pháp 2024, phiếu lý lịch tư pháp được chia thành 2 mẫu cụ thể dưới đây:
Đây được gọi mẫu phiếu được cấp cho những mục tiêu, cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân theo quy định dựa vào khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của bộ Luật lý lịch tư pháp 2024. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 thường được sử dụng phổ biến hơn phiếu lý lịch tư pháp số 2 để cấp cho các cá nhân, cơ quan tổ chức.
Phía này để cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật lý Lịch tư pháp 2024. Ngoài ra, mẫu phiếu số 2 còn được cấp cho những cá nhân trong trường hợp người đó có yêu cầu riêng được về lý lịch tư pháp của chính mình.
Những yêu cầu về thông tin cơ bản của cá nhân làm phiếu lý lịch tư pháp gồm một số nội dung cơ bản như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nơi tạm trú hoặc thường trú, số chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Trên mẫu xác nhận có để những trường hợp cho người điền phiếu có thể ghi vào. Với trường hợp không án tích nào thì bạn chắc chắn sẽ ghi “không có án tích”. Nếu trường hợp bị kết án mà chưa đủ điều kiện xóa án thì ghi “có án tích, tất nhiên đối với trường hợp này cần ghi rõ tội danh cũng hình phạt kèm theo. Có bị kết án nhưng đã được xóa tích và nếu được đại xá thì thông tin cũng được cập nhật trong phiếu là “không có án tích”
Quy trình của thủ tục này gồm có 4 bước.
Bước 1: Người có yêu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì điền vào mẫu đơn, sau đó nộp tờ khai theo quy định kèm theo các giấy tờ được yêu cầu: Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người yêu cầu cấp, bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 2: Sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên, người làm phiếu sẽ đến nộp tại các cơ quan tổ chức có thẩm quyền: Sở Tư pháp nơi thường trú, nếu tại nơi thường trú không có Sở Tư pháp có thể nộp tại nơi tạm trú. Đối với trường hợp cư trú ở nước ngoài thì người yêu cầu phiếu cần nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh. Đối với người nước ngoài có cư trú tại Việt Nam sẽ nộp phiếu tại Sở Tư pháp nơi cư trú, với trường hợp đã rời khỏi Việt Nam, nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Bước 3: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của người yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền xét duyệt trong thời gian không quá 10 ngày kể từ khi nhận đơn theo đúng thể lệ quy định. Trong trường hợp nếu như phải xác minh phải xác minh những người có án tích và đã được xóa án thì thời hạn xét duyệt không quá 15 ngày.
Bước 4: Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và thông qua, người có yêu cầu sẽ đến nhận phiếu lý lịch tư pháp trực tiếp tại những nơi cấp hoặc thông qua đường bưu điện.
Đối với cơ quan tố tụng cần thực hiện các nhiệm vụ cơ bản như sau để làm phiếu lý lịch tư pháp: gửi văn bản yêu cầu phiếu lý lịch đến Sở Tư pháp của nơi người làm yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thường trú/tạm trú.
Trong trường hợp không thể xác định nơi thường trú/tạm trú của cá nhân làm yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp hoặc là người nước ngoài đã và đang cư trú tại Việt Nam thì văn bản yêu cầu cần được gửi đến địa chỉ Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Cũng tương tự như phiếu lý lịch tư pháp số 1, văn bản yêu cầu cần ghi rõ thông tin của cá nhân đó bao gồm: Họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi đang cư trú hoặc tạm tạm trú, số chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Đối với những trường hợp khẩn cấp thì thời hạn sẽ không quá 24 giờ tính từ thời điểm nhận được yêu cầu để đảm bảo được quyền lợi cho cơ quan tố tụng.
Bước 1: Cá nhân yêu cầu phiếu lý lịch cần phải chuẩn bị hồ sơ để nộp báo gồm các giấy tờ: Tờ khai yêu cầu cấp lý lịch tư pháp, bản sao giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú/ tạm trú của người yêu cầu. Tuy nhiên từ ngày 1/7/2024, người yêu cần không cần nộp bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú, tạm trú nữa.
Bước 2: Sau khi hoàn thành công tác làm đơn, chuẩn bị giấy tờ theo yêu cầu, nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp tại nơi thường trú; nếu trường hợp không có nơi thường trú cần nộp phiếu tại Sở Tư pháp tại nơi tạm trú; nếu cứ trú ở nước ngoài thì giấy tờ phải được nộp trước khi xuất cảnh; người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nộp giấy tờ tại nơi cư trú; nếu đã rời khỏi Việt Nam, yêu cầu nộp tại Trung tâm lý lịch quốc gia theo quy định.
Bước 3: Người yêu cầu sẽ phải đóng phí cấp phiếu, sau khi nộp đủ khoản phí này, người yêu cầu cấp phiếu sẽ nhận được giấy hẹn đến để nhận kết qua. Dựa vào tờ giấy hẹn này, người yêu cầu sẽ biết và chủ động sắp xếp thời gian đến nhận phiếu. Cũng tương tự như các thủ tục trên, sau không quá 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận và duyệt yêu cầu.
Với những trường hợp có án tích, việc đã được xóa án và được xác nhận là điều rất quan trọng ảnh hưởng đến nhìn nhận của các đơn vị tuyển dụng. Công việc này cũng tạo điều kiện cho các cá nhân có án tích được tái hòa nhập và đặc biệt là có cơ hội việc làm của một người công dân.
Ngoại trừ chức năng đó, mẫu đơn này sẽ là dữ liệu để tạo tiền đề quản lý nhân sự, công tác quản lý, hoạt động đăng ký kinh doanh của quản lý doanh nghiệp hay hợp tác xã được thuận lợi hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến mẫu xác nhận không phạm tội trong hồ sơ xin việc. Hy vọng tuyendung3s.com đã giúp bạn tháo gỡ được nhiều thắc mắc của bạn.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :