Cách “tân trang” mẫu CV cho vị trí quản lý để giành chiến thắng

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Nga  

Ngày đăng: 03/05/2024

Mẫu CV cho vị trí quản lý chắc chắn sẽ phải được đầu tư hơn so với những mẫu CV ở các vị trí thông thường. Một mẫu CV cho vị trí quản lý đẹp và ấn tượng sẽ mang lại tấm vé giúp bạn bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp, hạ gục các đối thủ khác và là người chiến thắng sau cùng. Theo dõi bài viết sau để biết cách làm nổi bật mẫu CV cho vị trí quản lý của bạn nhé!

1. Mẫu CV cho vị trí quản lý khác gì so với mẫu CV thông thường?

Thông thường, các mẫu CV sẽ được viết theo kiểu truyền thống, đó là kiểu liệt kê các thành tích cá nhân. Chẳng hạn như bạn đã thực hiện các nhiệm vụ và cống hiến những gì cho công ty cũ, sản lượng kinh doanh tăng trưởng như thế nào, các ý tưởng,...

Mẫu CV cho vị trí quản lý khác gì so với mẫu CV thông thường?
Mẫu CV cho vị trí quản lý khác gì so với mẫu CV thông thường?

Thế nhưng, với một mẫu CV cho vị trí quản lý lại xuất hiện những điểm khác biệt. Thay vì chỉ liệt kê một cách khô cứng về mặt thành tích, bạn còn phải làm cách nào để nhà tuyển dụng thấy được năng lực lãnh đạo, điều hành của bạn để đạt đến mục tiêu nhất định nào đó. Mặc dù sẽ khá khó khăn để minh chứng được năng lực trên giấy tờ. Thế nhưng việc chỉ dừng lại bằng cách liệt kê đôi khi không đủ để mẫu CV của bạn trông thật tiềm năng trước mắt nhà tuyển dụng.

Các vị trí quản lý bao giờ cũng có một tác động và tầm ảnh hưởng nhất định đến tổ chức. Nhà tuyển dụng cần biết rõ định hướng, năng lực, tư duy cũng như tầm nhìn lãnh đạo của bạn. Họ phải thấy được sự khác biệt mang tính tiềm năng của bạn so với các ứng viên còn lại. Do đó, để thuyết phục họ tại sao phải chọn bạn cho vị trí quản lý đó, mẫu CV cho vị trí quản lý lúc này nên được đầu tư một cách nghiêm túc nhất.

Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành

2. Chuẩn bị trước khi bắt tay vào viết mẫu CV cho vị trí quản lý

Bao giờ cũng vậy, sự chuẩn bị luôn làm cho chúng ta tự tin hơn khi bắt đầu một điều gì đó. Trước khi bắt đầu viết nội dung cho công cụ marketing của bản thân - mẫu CV cho vị trí quản lý, ứng viên nên nắm vững những lưu ý sau đây:

Chuẩn bị trước khi bắt tay vào viết mẫu CV cho vị trí quản lý
Chuẩn bị trước khi bắt tay vào viết mẫu CV cho vị trí quản lý

2.1. Tìm hiểu vị trí quản lý mà bạn đang ứng tuyển

Đừng bao giờ gửi một mẫu CV quản lý kinh doanh cho vị trí quản lý nhà hàng, khách sạn,... Những thứ chung chung và dễ gây nhầm lẫn luôn khiến nhà tuyển dụng chán ghét. Đặt vào cương vị của những người đang đi tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp của họ, bạn sẽ hiểu được tại sao họ lại khá khó tính và gay gắt với những ứng viên không cẩn trọng khi ứng tuyển đến vậy.

Trước khi bắt đầu, hãy chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu vị trí quản lý mà mình đang ứng tuyển là gì? Đó có thể là một vị trí quản lý trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, có thể là quản lý của một cửa hàng, quản lý của một bộ phận kho,... Khi hiểu và xác định được vị trí ứng tuyển, bạn sẽ biết cách làm thế nào để điều hướng nội dung trong CV thật hợp lý, không lệch khỏi quỹ đạo mà nhà tuyển dụng mong muốn.

2.2. Xác định những giá trị tiềm năng của bạn

Sai lầm lớn nhất của các ứng viên là không biết giá trị của mình nằm ở chỗ nào, có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không? Nhiều nhà tuyển dụng lắc đầu ngao ngán khi nhận phải những mẫu CV cho vị trí quản lý nhưng không có một giá trị đi kèm nào phù hợp, thậm chí là vượt xa so với tưởng tượng của họ. Những mẫu CV như thế có thể bị loại bỏ ngay lập tức.

 Xác định những giá trị tiềm năng của bạn
 Xác định những giá trị tiềm năng của bạn

Do đó, trước khi thực sự đầu tư cho mẫu CV cho vị trí quản lý, hãy tìm hiểu công việc ứng tuyển. Đặc biệt đọc kỹ yêu cầu công việc đối với vị trí quản lý đó. Đối chiếu những giá trị mà bạn đang sở hữu có thực sự phù hợp hay đáp ứng được các yêu cầu đó hay không? Nếu có hoặc ít nhất là đáp ứng khoảng 80% thì mới quyết định ứng tuyển vào vị trí đó bạn nhé.

Xem thêm: Bỏ túi cách viết đơn xin việc quản lý nhà hàng chuyên nghiệp

3. Các thông tin cần làm nổi bật trong bản sơ yếu lý lịch cho vị trí quản lý

Được xem là công cụ giao tiếp đầu tiên giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, mẫu CV luôn cho phép bạn quáng bá thương hiệu của bản thân một cách thông minh và khoa học nhất. Mẫu CV cho vị trí quản lý làm toát lên năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm mà bạn đang sở hữu. Chúng quyết định xem bạn có được tấm vé vào vòng phỏng vấn hay không? Do đó, phải thật sự đầu tư, thật sự cẩn trọng khi tạo nội dung cho mẫu CV này.

3.1. Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là danh mục đầu tiên đi vào tầm mắt của nhà tuyển dụng. Đó cũng là một nội dung bắt buộc ở hầu hết mọi CV xin việc. Đó cũng là một nội dung không cần bỏ ra quá nhiều chất xám và tâm trí để làm chúng thật nổi bật. Nhưng thông tin bao gồm ở mục này cần đảm bảo hai yếu tố, một là ngắn gọn, hai là đầy đủ và chính xác.

Thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân thường bao gồm: Họ tên đầy đủ của ứng viên, năm sinh, quê quán, địa chỉ hiện tại, thông tin liên hệ bằng các cách thức như: Số điện thoại, email, địa chỉ website hoặc mạng xã hội,... Hãy đảm bảo mọi thứ chuyên nghiệp đến từng chi tiết, từ tên địa chỉ email, đến số điện thoại bạn nhé.

Ở mục này, bạn cũng có thể bao gồm ảnh chân dung của mình. Một quản lý trong tương lai cần có một diện mạo của một nhà lãnh đạo, nghiêm túc, đĩnh đạc, toát lên sự tự tin nhé.

3.2. Trình độ học vấn

Sau thông tin cá nhân, học vấn cũng là một tiêu chí quan trọng để chọn ra những nhà lãnh đạo quản lý ở tương lai. Mỗi vị trí quản lý đa phần sẽ có yêu cầu riêng về học vấn. Cần đảm bảo bạn đã tìm hiểu, xác định rõ yêu cầu này rồi mới ứng tuyển nhé. Tránh mẫu CV cho vị trí quản lý của bạn trông lạc lõng trước một rừng CV khác chỉ vì chuyên môn của bạn chẳng có chút liên quan nào đến vị trí ứng tuyển.

Trình độ học vấn
Trình độ học vấn

Khi trình bày học vấn, hãy đề cập đến chuyên ngành của bạn, trường đã đào tạo chuyên ngành đó. Ngoài bằng cấp chính, bạn cũng có thể bao gồm thông tin về những chứng chỉ, những khóa học cấp cao về quản lý mà bạn đã từng có được hoặc từng tham gia. Chẳng hạn như các chứng chỉ chuyên ngành, chứng chỉ ngoại ngữ,....

Xem thêm: Mẹo trả lời những câu hỏi phỏng vấn quản lý chất lượng thường gặp

3.3. Mục tiêu nghề nghiệp

Một nhà quản lý tương lai phải sở hữu tư duy, tầm nhìn khác biệt hơn những người bình thường. Do đó, mục tiêu nghề nghiệp chính là một cơ hội, một khoảng trống để bạn có thể thỏa sức gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Một trong những nguyên tắc khi viết mục tiêu nghề nghiệp đó chính là sự rõ ràng. Mục tiêu rõ ràng, cụ thể sẽ cho thấy bạn là người quyết đoán.

Tốt nhất, hãy chia làm hai phần khi viết nội dung này trong mẫu CV cho vị trí quản lý. Trước hết là mục tiêu ngắn hạn, đó là điều mà bạn mong muốn trong khoảng thời gian đầu khi được tiếp nhận vào vai trò quản lý. Sau đó là mục tiêu dài hạn, là những mục tiêu thể hiện khát vọng, hoài bão lớn hơn của bạn. Chẳng hạn như, bạn mong muốn phấn đấu lên vị trí giám đốc marketing sau 5 năm,...

Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, đừng tập trung quá nhiều vào khát vọng của bản thân mà quên mất đi bạn đang là thành viên của một tập thể. Bạn cần có trách nhiệm với sự phát triển của cả công ty, hãy thể hiện điều này trong danh mục ấy.

3.4. Kinh nghiệm làm việc

Đây là một nội dung đặc biệt được chú ý và quan trọng trong mẫu CV cho vị trí quản lý. Kinh nghiệm luôn là yêu cầu bắt buộc đối với các vị trí quản lý. Do đó, khi viết mục này, ứng viên cần thể hiện những công việc liên quan mà bạn đã từng đảm nhiệm. Bao gồm thông tin công ty mà bạn đã hoặc đang làm việc, thời gian làm việc, chức danh vai trò và cụ thể công việc bạn làm là gì?

Lưu ý, cần có sự chọn lọc khi liệt kê các thông tin này, tránh dài dòng, lan man nhưng không đúng trọng tâm. Đặc biệt, những công việc dưới 6 tháng không nên liệt kê vào mục này. Hãy trình bày kinh nghiệm theo trình tự thời gian đảo ngược. Cố gắng hiểu tâm lý của nhà tuyển dụng, nhấn mạnh vào những gì cần nhấn mạnh để họ biết rằng bạn thực sự tiềm năng với vị trí quản lý nhé.

3.5. Kỹ năng nghề nghiệp

 Kỹ năng nghề nghiệp
 Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng là một nội dung cần thiết trong mẫu CV cho vị trí quản lý, nhà tuyển dụng dựa trên cơ sở này để đánh giá năng lực cốt lõi của ứng viên. Tùy vào ngành nghề, lĩnh vực mà bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý, cũng như yêu cầu cụ thể của công ty ở tin tuyển dụng. Hãy liệt kê những kỹ năng phù hợp, phục vụ và liên quan đến công việc đang ứng tuyển.

Đa phần, vị trí quản lý nào cũng cần những kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng hướng dẫn, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng đào tạo, kỹ năng giao tiếp,...

3.6. Giải thưởng

Thông qua hệ thống các giải thưởng mà bạn đã đạt được, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được thực lực và khả năng của bạn. Do đó, nếu có, hãy liệt kê hệ thống giải thưởng mà bạn đã từng đạt được qua quá trình học tập và quá trình làm việc của bạn. Tương tự như những nội dung khác, chỉ nên liệt kê các giải thưởng mà bạn cho rằng chúng thực sự phục vụ cho mục đích chinh phục vị trí mà bạn đang ứng tuyển mà thôi.

Ngoài ra, trong các mẫu CV cho vị trí quản lý, cần có thông tin người tham chiếu. Đó là mục nội dung để nhà tuyển dụng căn cứ mà kiểm tra tính xác thực những gì bạn đã kê khai trong mẫu CV. Hãy bao gồm thông tin về tên gọi, chức danh, số điện thoại hoặc email liên hệ của một cá nhân là lãnh đạo, quản lý hoặc cấp trên của bạn hiện tại nhé.

 Giải thưởng
 Giải thưởng

Hy vọng những thông tin được đề cập trên đây của tuyendung3s.com sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu một mẫu CV cho vị trí quản lý hoàn chỉnh, ấn tượng nhất!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :