Ngày đăng: 07/05/2024
Quản lý nhà hàng hiện đang là một công việc vô cùng ‘hot’ trong thời buổi các nhà hàng mọc lên san sát. Vậy bạn đã biết cách viết đơn xin việc quản lý nhà hàng thu hút nhà tuyển dụng nhất chưa. Hãy cùng tuyendung3s.com tìm hiểu nhé.
Cấp quản lý là một vị trí đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm cao, quản lý nhà hàng cũng không phải ngoại lệ. Người quản lý nhà hàng là người chịu trách nhiệm về tất cả nhân viên cũng như công việc kinh doanh của cả nhà hàng đó. Đặc thù công việc của quản lý nhà hàng là phải làm cùng lúc rất nhiều các công việc chuyên môn. Quản lý còn là người luôn phải đảm bảo lợi ích hài hòa giữa ba bên Nhà hàng - Nhân viên và Khách hàng. Chính vì vậy khâu tuyển chọn quản lý nhà hàng thường vô cùng khắt khe và chuyên nghiệp. Đặc biệt là những nhà hàng 4,5 sao.
Trên hết, muốn ứng tuyển vào vị trí này, ứng viên phải có năng lực chuyên môn thực sự, kinh nghiệm làm việc dày dặn. Một bước quan trọng không thể thiếu trong các bước ứng tuyển đó chính là viết đơn xin việc. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tác phong làm việc của ứng viên ngay từ bước nộp đơn xin việc. Một quản lý nhà hàng tất nhiên phải là người chỉnh chu từ cách ứng tuyển cho đến phỏng vấn nên việc viết đơn xin việc là điểm không thể bỏ qua khi muốn ứng tuyển vị trí quản lý nhà hàng.
Xem thêm: Việc làm quản lý điều hành
- Hãy bắt đầu bằng việc để cho lá thư có địa chỉ người nhận rõ ràng, nghĩa là đối tượng bạn muốn gửi đến là ai? Bạn cần phải viết rõ tên Nhà hàng cũng như bộ phận Tuyển dụng của nhà hàng đó. Hãy cố gắng tìm hiểu về nhà hàng, tên đăng kí kinh doanh của nhà hàng qua website hay cổng thông tin chính thức của nhà hàng đó. Ví dụ:
‘’ Kính gửi: - Công ty TNHH Món ngon Hà Thành
- Bà Lê Thùy Dương – Trưởng bộ phận Tuyển dụng công ty ‘’
- Sau người nhận, bước tiếp theo ứng viên sẽ có nhiệm vụ điền thông tin đầy đủ của người gửi. Thông tin bao gồm tên, tuổi, địa chỉ hiện tại và số điện thoại liên hệ khi cần. Các dữ liệu đưa ra cần chính xác và đầy đủ để đảm rằng khi công ty cần liên hệ lại với bạn sẽ không có bất cứ sai sót nào.
- Bên cạnh đó bạn cũng cần bổ sung lý do viết đơn xin việc của bạn là gì? Bạn được biết các thông tin tuyển dụng từ đâu? Hay đây là lời đề nghị làm việc từ bộ phận Tuyển dụng của công ty. Hãy trình bày một cách đơn giản, ngắn gọn nhưng vẫn cho thấy sự chuyên nghiệp trong câu chữ của bạn
Xem thêm: Việc làm Nhà hàng - Khách sạn
Với vị trí quản lý nhà hàng, việc bạn cần là phải nắm chắc các yêu cầu của công ty đối với công việc của bạn. Từ đó, bạn cần nêu ra định hướng ngắn hạn cũng như dài hạn trong thời gian bạn làm việc tại công ty. Với một quản lý, bạn cần có tầm nhìn bao quát và chắc chắn với vị trí bạn đảm nhận. Hãy để cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã hoàn toàn có chuẩn bị cho việc đảm nhận vị trí này. Việc bạn tìm hiểu thêm về số lượng nhân sự cũng như doanh số kinh doanh gần nhất của nhà hàng cũng sẽ khiến cho nhà tuyển dụng chắc chắn hơn rất nhiều về khả năng cũng như tầm nhìn của bạn.
Ở phần này sẽ cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quát về năng lực và kinh nghiệm của bạn. Thường với vị trí quản lý, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu nhất 2-3 năm kinh nghiệm tại vị trí làm việc tương đương. Vậy nên bên cạnh việc liệt kê các công việc bạn đã làm, hãy đưa vào cả các mốc thời gian đối với từng công việc của bạn.
Bạn cần nhấn mạnh các kỹ năng cũng như kết quả làm việc của bạn ở những công việc cũ. Việc đưa vào các dẫn chứng cụ thể như số lượng nhân viên bạn quản lý nhiều nhất là bao nhiêu?, doanh số nhà hàng cao nhất đã từng đạt được là bao nhiêu?, cách mà bạn đã cải thiện hay thúc đẩy doanh số của nhà hàng như thế nào? sẽ giúp cho nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được năng lực của bạn nhất.
Bên cạnh đó bằng, bằng cấp hay các chứng chỉ liên quan cũng là một thế mạnh nếu như bạn có. Giả dụ ngành học của bạn liên quan đến quản lý nhà hàng hay trong thời gian trước, bạn đã từng theo học các chứng chỉ để nâng cao nghiệp vụ của bản thân, đó cũng là điểm mạnh giúp bạn đánh bật được các ứng viên có cùng kinh nghiệm khác.
Xem thêm: Bật mí sức hút của CV quản lý nhà hàng và cách viết đơn giản
Bất cứ một văn bản nào có mở đầu thì cũng phải đoạn kết. Kết lại đơn xin việc bạn nên bắt đầu bằng việc khẳng định lại một lần nữa quyết tâm làm việc của bạn. Bên cạnh đó là lời cảm ơn chân thành vì họ đã dành thời gian cân nhắc hồ sơ của bạn cùng với lời nhắc khéo léo nhà tuyển dụng thông báo cho bạn thông tin về buổi hẹn phỏng vấn sớm nhất.
- Check lại các yêu cầu về hình thức của đơn xin việc
Sau khi công ty đưa ra thông báo tuyển dụng, ứng viên cần xác định rõ ràng các quy định về gửi đơn xin việc, gửi qua mail hay trực tiếp, đánh máy hay viết tay để tránh không xảy ra nhầm lẫn khi đơn xin việc đã được gửi đi. Bên cạnh đó cách trình bày cũng cần thật trau chuốt, tránh hoàn toàn việc sai sót về lỗi chính tả. Vậy là bạn đã giành được nửa phần cơ hội được nhà tuyển dụng lựa chọn đó.
- Đính kèm cùng cv Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp
Thường với những vị trí từ trưởng phòng hay quản lý, các ứng viên cũng đều là những người đã có kinh nghiệm lâu năm, các kỹ năng viết cv đạt đủ tiêu chuẩn. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể đính kèm cv của bản thân cùng với đơn xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó một cv hoàn chỉnh, đầy đủ nhất về kinh nghiệm cũng như kỹ năng sẽ giúp cho công ty dễ dàng đánh giá được tổng thể và đưa ra lựa chọn sớm nhất.
- Thể hiện năng lực một cách khiêm tốn, chân thành
Dẫu biết để ứng tuyển vào vị trí quản lý nhà hàng, bạn hoàn toàn phải là người có năng lực. Song, khi đặt vào vị trí là một ứng viên đi xin việc, bạn cần thể hiện được sự khiêm tốn, chân thành trước nhà tuyển dụng. Hãy thành thật với những kinh nghiệm cũng như thành tích bạn đã có việc trong thời gian đi làm của bạn. Một kinh nghiệm khiêm tốn nhưng nếu bạn thể hiện được năng lực và sự quyết tâm không ngừng thì không lý gì nhà tuyển dụng lại không cho bạn một cơ hội để chứng tỏ bản thân cả.
Trên đây là những kinh nghiệm tuyendung3s.com đưa ra để giúp bạn hoàn thành một đơn xin việc quản lý nhà hàng hiệu quả nhất. Hy vọng với những kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn thuận lợi có được công việc như mong muốn.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :