Ngày đăng: 28/05/2024
Mùa tuyển sinh đại học đang đến rất gần, các bạn học sinh không chỉ hoàn thành phiếu đăng ký dự thi mà còn phải làm hồ sơ xét tuyển đại học để được xét duyệt. Chính vì vậy, bài viết này được tạo ra để giúp các bạn hoàn thành cách làm hồ sơ xét tuyển sao cho chỉn chu và chính xác nhất.
Hồ sơ xét tuyển đại học là tập hợp những giấy tờ quan trọng trong việc xét tuyển đại học dựa theo quy định tuyển sinh của các trường đại học. Sau khi hoàn tất hồ sơ sẽ nộp cho nhà trường để tiến hành đối chiếu, xác thực thông tin mà thí sinh đưa ra trong phiếu đăng ký xét tuyển.
Đồng thời bộ hồ sơ cũng sẽ được nhà trường lưu trữ làm hồ sơ sinh viên nếu thí sinh trúng tuyển. Tùy thuộc theo quy định từng trường mà sẽ đưa ra các yêu cầu riêng về hồ sơ xét tuyển. Tuy nhiên, bộ hồ sơ đều bao gồm các giấy tờ cần thiết như: Giấy chứng nhận tốt nghiệp, sổ hộ khẩu, ảnh 4x6, chứng minh nhân dân bản photo, …
- Bản chính bằng tốt nghiệp THCS: 1 bản
- Phiếu đăng ký dự thi xét tuyển đại học: 2 bản
- Bản photo giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân 2 mặt (có công chứng): 1 bản
- Ảnh 4×6 ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh ra sau ảnh, đựng trong phong bì : 4 bản
- Phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh: 2 bản
- Giấy chứng nhận hoàn cảnh bản thân để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có), giấy chứng nhận thành tích học tập.
- Phiếu đăng ký dự thi xét tuyển đại học: 2 bản
- Ảnh 4×6 ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh ra sau ảnh, đựng trong phong bì : 4 bản
- Bản photo giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân 2 mặt (có công chứng): 1 bản
- Phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh: 2 bản
- Giấy chứng nhận hoàn cảnh bản thân để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có), giấy chứng nhận thành tích học tập.
- Học bạ THPT hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức Giáo dục thường xuyên bản photo công chứng: 1 bản
- Bản chính bằng tốt nghiệp THCS hoặc bản sao bằng Trung cấp: 1 bản
- Giấy xác nhận điểm bảo lưu được cấp bởi Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước: 1 bản
- Phiếu đăng ký dự thi xét tuyển đại học: 2 bản
- Bản chính bằng tốt nghiệp THPT hoặc bản sao bằng Trung cấp: 1 bản
- Hình 4×6 phải ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh ở phía sau hình, và đặt trong phong bì: 4 bản
- Phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại của thí sinh: 2 bản
Xét tuyển học bạ là phương thức xét tuyển dựa trên điểm số của quá trình học tập ở bậc THPT của thí sinh. Như vậy, một bộ hồ sơ xét tuyển học bạ bao gồm:
- Đơn đăng ký xét tuyển học bạ: thí sinh làm theo mẫu của nhà trường
- Bản photo bằng tốt nghiệp THPT (có công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời
- Bản photo học bạ THPT(đã được công chứng)
- Bản photo CMND/CCCD (đã được công chứng)
- Phong bì bao gồm địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh, có dán tem
- Giấy chứng nhận cho đối tượng ưu tiên (nếu có)
- 04 ảnh 3×4
Thí sinh bắt buộc phải hoàn thành đúng đủ các thông tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, email, số điện thoại, nơi sinh, dân tộc, số CMND/CCCD, hộ khẩu thường trú, địa chỉ trường học THPT, …
Đối với mục hộ khẩu thường trú, những thí sinh được hưởng chế độ ưu tiên xét tốt nghiệp hoặc xét tuyển đại học theo hộ khẩu thường trú tại các xã/phường đặc biệt khó khăn cần khai thông tin mã xã, phường chính xác.
Bao gồm: mục đích đăng ký dự thi, cụm thi, nơi đăng ký dự thi, bài thi đăng ký dự thi. Thí sinh điền thông tin bằng cách đánh dấu [X] vào ô trống.
Mục 9: Thí sinh có mong muốn lấy kết quả dự thi để xét tuyển đại học với khối ngành đào tạo giáo viên, sư phạm thì đánh dấu [X] vào ô trống.
Mục 10: Thí sinh bắt buộc đánh dấu [X] vào một trong 2 ô để thể hiện quá trình đào tạo tại chương trình THPT hay chương trình GDTX.
Mục 11: Đối với thí sinh tự do, đánh dấu [X] vào 1 trong 2 ô để phân biệt thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT hay đã tốt nghiệp THPT.
Mục 12: Thí sinh đăng ký dự thi tại cụm thi nào thì ghi tên và mã cụm thi vào vị trí tương ứng theo quy định của bộ GD&ĐT.
Mục 13: Thí sinh đang học lớp 12 tại trường THPT nào thì nộp đăng ký dự thi tại trường đó.
Mục 14: Đối với thí sinh đang là học sinh lớp 12 phải đăng ký bài thi tại điểm “a” và không được phép chọn các môn thi thành phần ở điểm “b”.
Mục 15: Đối với thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ sẽ đủ điều kiện miễn thi ngoại ngữ hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia hoặc ghi rõ thành tích.
Mục 16: Đối với thí sinh chương trình GDTX có thể chọn môn thi ngoại ngữ nếu có nguyện vọng sử dụng môn ngoại ngữ trong tổ hợp môn xét tuyển đại học, cao đẳng.
Thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT bỏ qua phần này, còn với thí sinh THPT hoặc thí sinh chưa tốt nghiệp THPT thì điền thông tin vào các mục này.
Mục 17: Nếu thuộc đối tượng ưu tiên thí sinh cần ghi đúng ký hiệu theo quy định của quy chế tuyển sinh.
Mục 18: Khu vực tuyển sinh, thí sinh thuộc khu vực nào thì khoanh tròn vào ký hiệu của khu vực đó.
Mục 19: Thí sinh ghi đủ 4 số của năm tốt nghiệp vào ô trống.
Mục 20: Trường hợp thí sinh xét tuyển học liên thông vào đại học hoặc đã tốt nghiệp thì tích vào ô tương ứng.
Mục 21: Thí sinh đăng ký nguyện vọng dựa theo số thứ tự nguyện vọng xét tuyển.
Cuối cùng, để hoàn tất hồ sơ xét tuyển đại học, thí sinh cần ghi rõ ngày tháng năm làm hồ sơ, ký tên, dán ảnh 4×6 có xác nhận của trường.
Mọi người thường nghĩ, thực hiện hồ sơ xét tuyển đại học chỉ cần điền là xong, tưởng chừng rất đơn giản nhưng chớ nên chủ quan. Hãy dành ra vài phút để đọc những chú ý sau đây để tránh ghi sai sót thông tin không đáng có trong hồ sơ xét tuyển đại học của mình nhé.
- Học bạ không hợp lệ: thường là những trường hợp học bạ không đầy đủ thông tin của cả ba năm học 10,11,12. Học bạ bị thiếu trang, thiếu chữ ký và dấu đỏ của ban giám hiệu nhà trường,…
- Phiếu đăng ký xét tuyển học bạ điền sai/ thiếu các thông tin như: sai số căn cước công dân, sai số điện thoại, sai địa chỉ người liên hệ, điền sai tổ hợp môn xét tuyển vào ngành, …
Trên đây là những thông tin liên quan đến làm hồ sơ xét tuyển đại học. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc biết cách hoàn thành hồ sơ sao cho đúng nhất và đỗ vào trường đại học mơ ước.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :