Hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh cần có những giấy tờ cụ thể nào?

Theo dõi tuyendung3s tại

Thanh Hoa  

Ngày đăng: 20/05/2024

Là người trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp nên vị trí nhân viên kinh doanh đặc biệt được chú trọng. Ngay từ khâu tuyển dụng, các doanh nghiệp đã đưa ra những yêu cầu khắt khe đảm bảo tuyển dụng đúng người đúng việc. Nếu yêu thích việc làm này, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo là điều cần thiết. Bí quyết chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh dưới đây sẽ giúp bạn, cùng theo dõi nhé.

1. Tầm quan trọng của hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Hiện nay, nhân viên kinh doanh là vị trí vô cùng HOT và được nhiều người theo đuổi. Chính vì thế, doanh nghiệp buộc phải đưa ra những yêu cầu khắt khe nhằm tìm được đúng người tài năng, giúp họ tạo ra sự đột phá trong tương lai. Và hồ sơ ứng tuyển chính là một trong những yêu cầu khắt khe mà ứng viên buộc phải đáp ứng mới có cơ hội trúng tuyển vào vòng sau.

Đối với ứng viên mà nói, nếu như không có hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh thì bạn sẽ không có gì để kết nối tới nhà tuyển dụng, đương nhiên phía doanh nghiệp cũng chẳng có cơ sở nào để xem xét hay tìm hiểu thông tin cũng như trao cho bạn một cơ hội nhất định.

Tầm quan trọng của hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh
Tầm quan trọng của hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Không chỉ đóng vai trò là thành phần bắt buộc, nhân viên kinh doanh thông qua bộ hồ sơ còn thể hiện được giá trị của bản thân cùng với những ưu điểm về trình độ, học vấn, kinh nghiệm hay kỹ năng phù hợp. Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó mà đưa ra những lựa chọn phù hợp về vị trí mà họ đang tuyển.

Chính vì vai trò quan trọng này, tất cả ứng viên khi xin việc làm nhân viên kinh doanh phải chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ ứng tuyển hoàn hảo nhất. Tuyệt đối không chuẩn bị sơ sài làm ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng. Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy tham khảo những bí quyết chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh mà tuyendung3s.com chia sẻ dưới đây.

2. Cách chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh chuẩn nhất

Thông thường, 1 bộ hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh sẽ có rất nhiều giấy tờ khác nhau, tuy nhiên bạn có biết chúng bao gồm những gì và cách chuẩn bị ra sao?

2.1. Cách viết Sơ yếu lý lịch tự thuật cho ứng viên kinh doanh

Hầu hết, các ứng viên đều cho rằng Sơ yếu lý lịch không quá quan trọng nên trình bày khá đơn sơ và thiếu sự tập trung. Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy, đây được coi là giấy tờ quan trọng, làm rõ lý lịch của ứng viên. Nhà tuyển dụng hay doanh nghiệp đều mong muốn ứng viên của họ là những người có lý lịch trong sạch, không liên quan tới những lao lý pháp luật.

Cách viết Sơ yếu lý lịch tự thuật cho ứng viên kinh doanh
Cách viết Sơ yếu lý lịch tự thuật cho ứng viên kinh doanh

Mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật là giấy tờ nhiều thông tin nhất trong số những giấy tờ khác có trong hồ sơ. Tuy nhiên mỗi thông tin lại yêu cầu trình bày hay kê khai một cách ngắn gọn, súc tích đến mức tối đa bởi diện tích dành cho chúng là rất hạn chế.

Trong Sơ yếu lý lịch, ứng viên kinh doanh phải làm rõ 2 thông tin lớn đó là thông tin về chính bản thân ứng viên và thông tin về gia đình của ứng viên. Hầu hết những thông tin đưa ra đều khá đơn giản, duy chỉ có phần lịch sử của cha mẹ, ông bà nếu không rõ thì bạn có thể hỏi trực tiếp họ để có thông tin chính xác.

2.2. Cách tạo CV xin việc ấn tượng

Mẫu CV xin việc nói chung và CV dành cho nhân viên kinh doanh có giống nhau? Rất nhiều người thắc mắc về điều này và họ luôn mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng nhất từ tuyendung3s.com.

Nếu đã từng đi xin việc ở những vị trí khác, bạn sẽ thấy phần bố cục của các mẫu CV khá giống nhau, trong đó có cả mẫu CV dành cho nhân viên kinh doanh. Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh thường không giới hạn về thành phần tham gia, tuy nhiên bạn cũng nên hạn chế bởi viết quá nhiều sẽ dẫn đến sự lan man.

Cách tạo CV xin việc ấn tượng
Cách tạo CV xin việc ấn tượng

Để làm nổi bật được vai trò của bản thân, mẫu CV nhân viên kinh doanh phải làm nổi bật được một số nội dung sau đây:

- Làm rõ trình độ học vấn

- Trình bày mục tiêu nghề hay định hướng trong tương lai

- Nêu rõ kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp với việc làm kinh doanh

- Ngoài ra, ứng viên có thể cho vào một số thông tin khác như Sở trường, Hoạt động cộng đồng từng tham gia, Những thành tích xuất sắc đạt được trong quá trình đi học và đi làm nếu có,...

2.3. Chi tiết cách trình bày Đơn xin việc nhân viên kinh doanh

Hiện nay, nhà tuyển dụng thường có xu hướng tham khảo đơn xin việc trước tiên khi nhận được hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh. Chính vì thế bạn tuyệt đối không được bỏ qua cơ hội này mà chuẩn bị cho mình lá đơn xin việc thật hoàn hảo nhé.

Chi tiết cách trình bày Đơn xin việc nhân viên kinh doanh
Chi tiết cách trình bày Đơn xin việc nhân viên kinh doanh

Nội dung đơn xin việc nhân viên kinh doanh không quá nhiều, chủ yếu là diễn đạt nguyện vọng, điểm mạnh của ứng viên để chứng minh họ phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.

Viết đơn xin việc nhân viên kinh doanh cần chú ý tới những điều sau đây:

- Không trình bày lan man, dài dòng hay sử dụng câu từ khó hiểu bởi chúng sẽ gây sự khó chịu đối với người đọc.

- Đơn xin việc nhân viên kinh doanh phải súc tích, ngắn gọn và trình bày ý tứ mạch lạc, rõ ràng.

- Mọi thứ đưa ra phải hướng đến việc làm nhân viên kinh doanh, tránh trường hợp râu ông nọ cắm cằm bà kia, điều này làm cho ứng viên bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.

2.4. Chuẩn bị Giấy khám sức khỏe theo quy định Bộ Y tế

Giấy khám sức khỏe là giấy tờ không thể thiếu trong bất kỳ bộ hồ sơ nào, tất nhiên hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh cũng không ngoại lệ. Do đó, nếu bạn quan tâm tới việc làm này, ngoài việc chuẩn bị những giấy tờ nêu trên thì hãy chủ động đi khám sức khỏe lấy kết quả để gửi kèm hồ sơ xin việc nhé.

Chuẩn bị Giấy khám sức khỏe theo quy định Bộ Y tế
Chuẩn bị Giấy khám sức khỏe theo quy định Bộ Y tế

Thông qua giấy khám sức khỏe, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí nhân viên kinh doanh mà họ đang tuyển hay không. Những ứng viên không đảm bảo sức khỏe, mắc các bệnh nan y hay hiểm nghèo thường sẽ không được tuyển dụng.

Mẫu giấy khám sức khỏe phần lớn sẽ do bác sĩ điền kết quả sau khám bệnh, thế nhưng vẫn có mục yêu cầu ứng viên phải điền vào thì quá trình khám mới diễn ra bình thường. Vậy bạn có biết danh mục đó là gì?

Đó chính là mục Thông tin dành cho người khám và Tiểu sử bệnh lý của các thành viên trong gia đình người khám sức khỏe. Nội dung khá ngắn gọn bao gồm Họ và tên, Địa chỉ thường trú, Năm sinh, Giới tính, Quốc tịch, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,...

Mẫu giấy khám sức khoẻ này cần phải có chữ ký đầy đủ của bác sĩ chuyên khoa đồng thời phải có xác nhận của Giám đốc cơ sở y tế nơi khám kèm theo dấu đỏ mới được tính là hợp lệ.

2.5. Một số giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị khác

Một số giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị khác
Một số giấy tờ quan trọng cần chuẩn bị khác

Hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh cần những giấy tờ nào khác? Đáp án chính là văn bằng chứng chỉ liên quan; Bản sao giấy khai sinh, Bản sao sổ hộ khẩu, Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;...

Tất cả những giấy tờ này đều không thể thiếu mặc dù chúng không cần kê khai, đó là những căn cứ quan trọng để làm minh bạch thông tin của ứng viên đồng thời cũng chính là những thứ mà nhà tuyển dụng có nhu cầu khai thác.

Một điều quan trọng mà bạn nên nhớ khi chuẩn bị những giấy tờ này đó là xin dấu công chứng từ cơ quan chính quyền địa phương, bất kể giấy tờ nào không có dấu đỏ đều không được công nhận nhé.

3. Các điều cần ghi nhớ khi chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh

Những lưu ý cần nhớ khi làm hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh
Những lưu ý cần nhớ khi làm hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh

Làm hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh, bạn tuyệt đối đừng bỏ qua những lưu ý sau đây:

- Chuẩn bị ảnh đại diện thật đẹp dán vào bìa hồ sơ và những giấy tờ có yêu cầu dán ảnh. Kích thước ảnh thường là 4x6 và nên chuẩn bị dư ra khoảng 1 - 2 cái kèm theo bộ hồ sơ xin việc của mình nhé.

- Chú ý lỗi trình bày trong văn bản thường mắc phải như sai chính tả, dùng 2 màu mực trong cùng 1 văn bản, viết thông tin khó hiểu,...

- Không sử dụng từ địa phương, từ hay câu ẩn dụ, từ tối nghĩa hay trình bày vấn đề quá xa với công việc hiện tại.

Hồ sơ ứng tuyển nhân viên kinh doanh và cách chuẩn bị đã được chia sẻ chi tiết thông qua bài viết vừa rồi. Hy vọng tất cả những ứng viên quan tâm tới việc làm này đều sẽ đạt được mục tiêu phấn đấu của mình, chúc tất cả các bạn thành công.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :