Ngày đăng: 22/03/2024
Sự xuất hiện của những thiên thần nhỏ luôn là điều tuyệt vời với mỗi gia đình. Để sẵn sàng chào đón niềm hạnh phúc này cũng như chăm sóc đứa trẻ khi mới chào đời thì mẹ bầu cần được nghỉ thai sản. đơn xin nghỉ thai sản điều cần thiết để mẹ bầu thông báo cho người sử dụng lao động nắm được khoảng thời gian nghỉ thai sản của mình. Dưới đây là một số thông tin cần thiết giúp mẹ thoát khỏi sự bỡ ngỡ và nhanh chóng hoàn thành đơn xin nghỉ thai sản với đầy đủ thông tin cần thiết.
Đơn xin nghỉ thai sản là một trong các thủ tục mà mẹ bầu cùng chồng quan tâm, để có thể hoàn tất giấy tờ chuẩn bị cho kỳ nghỉ dài để sinh và chăm sóc em bé.
Nói về vai trò của đơn xin nghỉ thai sản, có thể thấy đây là một loại giấy tờ giúp cho bản thân các thai phụ cũng như các đơn vị sử dụng lao động có thể nắm rõ những mốc thời gian, khoảng thời gian thai phụ bắt đầu nghỉ thai sản và thời gian mẹ sẽ đi làm trở lại. đơn xin nghỉ thai sản cũng chính là căn cứ để thực hiện việc thanh toán cho mẹ bầu những khoản trợ cấp về thai sản theo chế độ bảo hiểm xã hội.
Không chỉ có vai trò với thai phụ, đơn xin nghỉ thai sản còn có vai trò với đơn vị tuyển dụng nắm bắt được tình hình công việc mà thai phụ đang phụ trách. dựa trên thông tin về thời gian mà thai phụ nghỉ thai sản, có kế hoạch sắp xếp người thay thế vị trí trong khoảng thời gian trống và bàn giao công việc một cách hợp lý đó để đảm bảo công việc và hoạt động của đơn vị diễn ra bình thường.
Về cơ bản, để viết đơn xin nghỉ thai sản không hề khó và bạn có hai cách để thực hiện: một là có thể tự làm đơn hoặc điển vào những form mẫu có sẵn của công ty hay Nhà nước ban hành. Ngày nay, đa số chúng ta đều sử dụng các mẫu đơn xin nghỉ thai sản có sẵn trên trang web chỉ cần download mẫu về máy vi tính và điền thông tin cá nhân vào đơn. Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp việc hoàn thiện đơn nghỉ thai sản được tiện lợi và đảm bảo đúng chuẩn quy định. Nhưng dù là tự viết hay điền vào form mẫu thì cách viết đơn nghỉ thai sản cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Kính gửi: Tên cơ quan, công ty mà thai phụ đang làm việc.
- Tôi tên là: Họ tên đầy đủ của thai phụ.
- Sinh ngày: Ngày tháng năm sinh của thai phụ.
- Chức vụ: Đó là vị trí mà thai phụ đang giữ trong một tổ chức hoặc công ty. Ví dụ: nhân viên, kế toán, ...
- Vị trí công tác: Nơi mà thai phụ đó làm việc. Ví dụ: phòng tài chính, phòng nhân sự….
- Những thông tin chứng minh thư (thẻ căn cước công dân) của thai phụ gồm số chứng minh thư, ngày cấp, nơi cấp (thông tin này đươc đề cập phía sau chứng minh thư có cả ngày cấp và nơi cấp).
- Địa chỉ hiện tại: Ghi rõ địa chỉ nơi thai phụ đang sinh sống và làm việc để công ty, cơ quan có thể liên hệ khi cần thiết hoặc có vấn đề phát sinh.
- Thời gian xin nghỉ: cần ghi rõ ngày tháng năm, ghi rõ khoảng thời gian mà thai phụ dự kiến nghỉ để đề xuất lên quý cơ quan.
- Nội dung bàn giao công việc trong quá trình nghỉ thai sản: cần ghi rõ những công việc đã hoàn thành, đang làm và những công việc chưa làm nhưng có trong kế hoạch sắp tới.
Những công việc này cần ghi rõ để lại cho ai (ghi đầy đủ họ tên), nơi công tác của người được bàn giao và vị trí đang công tác của người đồng nghiệp sẽ đảm nhận công việc trong thời gian nghỉ thai sản của thai phụ.
- Ghi rõ ngày tháng năm viết đơn. Kí và ghi rõ họ tên. Sau đó trình lên Giám đốc để được phê duyệt.
Về cơ bản, đơn xin nghỉ thai sản theo ngành nghề vẫn phải đảm bảo các nội dung quan trọng của đơn. Tuy nhiên do đặc thù công việc khác nhau và đơn vị quản lý người lao động khác nhau nên có một số thông tin cần quy định riêng.
- Viết Tên cơ quan làm việc
- Quốc hiệu tiêu ngữ:
- Tên đơn: ĐƠN XIN NGHỈ CHẾ ĐỘ THAI SẢN
- Đơn gửi đến ai?
- Nội dung: bạn ghi rõ các thông tin bao gồm:
+ Họ và tên đầy đủ
+ Năm sinh
+ Chức vụ/ Vị trí công tác
+ Số chứng minh thư nhân dân: ngày cấp và nơi cấp
+ Địa chỉ hiện tại
+ Nêu lý do viết đơn: các bạn có thể viết tương tự ví dụ sau:
Hiện nay, tôi đang mang thai … tháng. Để đảm bảo tốt nhất về sức khỏe thì tôi viết đơn này mong Ban lãnh đạo Công ty để phê duyệt cho tôi được nghỉ chế độ thai sản theo đúng quy định của Nhà nước.
Thời gian nghỉ chế độ thai sản từ:…/…/20… đến ngày …/…/20…
Trong thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản, tôi sẽ bàn giao lại toàn bộ công việc của mình cho……. hiện nay đang công tác tại vị trí…..
Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc theo đúng thời gian đã nêu trên, đồng thời chấp hành đầy đủ mọi nọi quy mà công ty yêu cầu
Kính mong Ban Lãnh đạo công ty xem xét và tạo điền kiện cho tôi.
(Lời cảm ơn!)
…., ngày…./tháng…./năm….
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn
Việc làm thư ký - Trợ lý
Cũng tương tự với các yêu cầu đối với mẫu đơn dành cho dân văn phòng, công chức nhà nước ở trên, bạn phải nêu đầy đủ các thông tin cần thiết. Chú ý những đặc điểm khác biệt như sau:
- Nơi kính gửi là Phòng Giáo dục và đào tạo của nơi bạn đang làm việc hoặc kính gửi đến Ban giám hiệu của ngôi trường bạn công tác.
- Ghi rõ tên trường, nơi công tác là lớp nào.
- Nội dung bạn cần trình bày có thể dựa theo gợi ý dưới đây:
Hiện nay tôi đang mang thai và sắp đến thời gian sinh con. Tôi viết đơn này xin phép Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo (ghi rõ tại huyện/tỉnh thành nào)…. Và Ban giám hiệu trường…. để được nghỉ chế độ thai sản theo đúng quy định của Nhà nước.
Thời gian nghỉ: từ …./…/20…. Đến ngày …./…./20…
+ Lời cam kết, kính mong
+ Lời cảm ơn
+ Ghi rõ thời gian, địa điểm làm đơn
+ Ký và ghi rõ họ tên
Xem thêm: Đơn xin nghỉ việc không lương. Tại sao lại phải xin nghỉ việc không lương
Theo luật bảo hiểm xã hội, mẹ bầu – là người lao động được nghỉ thai sản 6 tháng, có thể là nghỉ trước, đúng thời gian hoặc sau thời gian sinh con. Trong đó mẹ được nghỉ trước sinh không quá 2 tháng và sau sinh là 4 tháng nhằm đảm bảo thời kỳ sinh sản được diễn ra an toàn cho cả người mẹ và em bé. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mẹ bầu có thể sắp xếp để làm việc lại sớm hơn nếu sức khỏe cho phép và đi làm muộn hơn nếu mẹ hoặc bé không đảm bảo sức khỏe.
Đặc biệt với các mẹ bầu đa thai, tính từ bé thứ 2 trở đi, mẹ sẽ được cộng thêm một tháng vào thời gian nghỉ. Nếu trong các trường hợp đặc biệt hoặc sức khỏe mẹ không được đảm bảo, mẹ có thể thỏa thuận để xin nghỉ không lương với công ty.
Trong vòng 30 ngày làm việc đầu tiên trở lại làm việc kể từ sau chế độ nghỉ thai sản, người lao động vẫn có thể xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe. Số ngày nghỉ thêm này là 5 ngày/ năm khi sinh thường, 7 ngày/ năm khi sinh mổ và 10 ngày/ năm nếu mẹ mang đa thai. Đối với việc xin nghỉ thêm, người mẹ sẽ được nhận 30% lương cơ sở.
Chúng tôi đã chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về đơn xin nghỉ thai sản và cách viết đơn xin nghỉ thai sản đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn áp dụng kiến thức để bảo vệ quyền lợi và chế độ của mình.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :