Ngày đăng: 03/04/2024
Theo bạn hiểu thì Corporate là gì? Tại sao Corporate lại thu hút sự quan tâm của nhiều người? Hãy đọc bài viết của tuyendung3s.com để giải đáp băn khoăn nhé.
Đất nước đang bước vào giai đoạn mở cửa và hội nhập. Nhiều cụm từ lạ đã bắt đầu xuất hiện, trong đó có Corporate. Vậy theo bạn hiểu thì Corporate nghĩa là gì? Tại sao Corporate lại nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều người đến vậy? Hãy đọc bài viết này để tìm được các câu giải đáp thỏa mãn nhất nhé.
Trong từ điển Tiếng Anh, cụm từ Corporate được dịch ra là hợp nhất hoặc liên hiệp công ty. Ở giai đoạn kinh tế phát triển hiện nay, Corporate có nghĩa là công ty. Công ty này là một tổ chức có mạng lưới hoạt động rộng lớn, thậm chí phủ khắp toàn cầu, hay nói cách khác là công ty xuyên quốc gia.
Chỉ cần đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần thiết đã đặt ra, một cá nhân hoặc một nhóm từ 2 tới 3 người trở lên có thể thành lập được Corporate dưới sự cấp phép của Nhà nước và được pháp luật công nhận, bảo hộ pháp lý. Với sự sở hữu này, họ có thể thoải mái thực hiện các hoạt động sau: tự do ký kết các bản hợp đồng cam kết hoặc hợp tác, vay vốn, kiện tụng, tuyển dụng nhân sự, đầu tư, tài trợ, mua vật liệu, tích trữ tài sản, nộp thuế,... Các Corporate nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam hiện nay có thể kể đến các công ty, doanh nghiệp như Grab, Amazon, Microsoft, Cocacola, Shopee,Ahamove...
Để không bị nhầm lẫn với các hoạt động kinh tế tương tự khác, hãy tìm xem Corporate có những đặc điểm nổi bật nào dễ nhận biết để định dạng không nhé.
Trước hết, Corporate do một nhóm nhiều cổ đông (điều hành các công ty con) nắm giữ cổ phiếu chung để theo đuổi cùng một mục tiêu có lợi cho tất cả các bên. Corporate chủ yếu được lập ra với mục đích đem lại nguồn thu nhập to lớn cùng nhiều khoản lợi nhuận khổng lồ cho các cổ đông đã đầu tư ban đầu. Những người này sẽ mang tư cách là chủ sở hữu Corporate nhưng chỉ giữ một vài tỷ lệ phần trăm của công ty và có nhiệm vụ giải quyết, thanh toán số cổ phiếu của mình khi Corporate cần phát hành.
Trong Corporate, số lượng cổ đông không hề bị giới hạn, có thể là một cổ đông, hoặc nhiều cổ đông gộp lại với nhau. Những Corporate nào hoạt động giao dịch công khai sẽ thường thu hút được sự tham gia của hàng nghìn cổ đông. Giữa các cổ đông này, một phiếu bầu sẽ được phân cho họ.
Qua mỗi năm, Tổng Giám đốc sẽ được chọn ra để điều hành và quản lý, giám sát mọi hoạt động của Corporate và tuân thủ theo đúng các quy tắc được ban hành trong đạo luật thuế. Còn từ kế hoạch hay chiến lược kinh doanh mà tập đoàn đã vạch ra trước đó, Hội đồng quản trị sẽ nỗ lực bằng mọi giá để biến chúng khả thi trong thực tế. Tuy các khoản nợ của Corporate không được gán trách nhiệm cho những thành viên thuộc Hội đồng quản trị nhưng họ vẫn có nghĩa vụ phải phát triển, quan tâm và chăm sóc công ty. Nếu không thực hiện các nhiệm vụ trên hoặc bỏ bê công việc, họ sẽ bị quy chụp trách nhiệm và chịu những biện pháp, hình phạt xử lý nhất định.
Thông thường, Corporate sẽ được tổ chức theo mô hình sau
- Kết hợp và phân chia nhiều bộ phận như nhân sự, kế toán, tài chính, truyền thông, tiếp thị, nhân sự, công nghệ thông tin, kỹ thuật, kinh doanh, khảo sát, marketing,... Trong đó, bộ phận marketing giữ vai trò thu hút khách hàng, quảng bá sản phẩm, doanh số có tăng hay không đều phụ thuộc vào bộ phận marketing. Sang bộ phận ngân hàng, nhiệm vụ của họ là kê khai tài sản, kiểm soát tài chính, tính toán tiền lương, tiền bảo hiểm,... Bộ phận nhân sự thì đăng tin tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới,... Còn bộ phận tài chính phụ trách mua lại vốn đã được sử dụng trong quá trình điều hành một tổ chức. Ngoài những bộ phận kể trên, Corporate còn bao gồm nhiều phòng, ban bé hơn ở các dạng tự động hoặc phân khúc chính.
- Các bộ phận khi hoạt động sẽ tách rời riêng biệt nhưng khi chịu trách nhiệm về mặt pháp lý liên quan đến vấn đề pháp luật hay thanh toán các khoản nợ của từng bộ phận thì đó lại là việc của Corporate.
- Với Corporate có quy mô hoạt động lớn, các Corporate con khác nhau sẽ thay phiên hỗ trợ và phụ trách từng bộ phận, thậm chí một bộ phận kinh doanh có thể nhận sự chỉ đạo của một hoặc nhiều công ty con. Ví dụ: trong Corporate của Google sẽ có Google Video, Youtube, LLC,... vẫn là một Corporate con vì chúng đã thuộc về tay ông chủ lớn Google.
Nhìn chung, các bộ phận tuy khác nhau về tính chất công việc nhưng đều có sứ mệnh chung là phục vụ và đóng góp, tích cực phát triển Corporate vì một hướng đi nhất định và mục tiêu ngày càng hưng thịnh, vươn lên mạnh mẽ.
Các cổ đông của Corporate ngày nay không phải là quan hệ đối tác hay nắm quyền sở hữu duy nhất nữa. Những cổ đông này sẽ có trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và phải thực hiện nghĩa vụ với Corporate. Cho nên, khoản lỗ của họ chắc chắn sẽ không thể lớn hơn số tiền đã góp vốn dưới dạng thanh toán hoặc chi phí cổ phiếu cho Corporate. Do đó, các Corporate có thể thực hiện xã hội hóa chi phí để quảng bá mình đến xã hội. Corporate được phép ẩn danh cổ phiếu khi giao dịch và loại bỏ chủ nợ. Chủ nợ cũng sẽ không bán bất kỳ cổ phần nào nếu không có trách nhiệm hữu hạn vì nghi ngờ sự tin cậy.
Đồng thời, trách nhiệm hữu hạn có ưu điểm là làm giảm thiệt hại về số tiền mà một cổ đông có thể bị mất trong công ty. Chính điều này đã giúp các Corporate huy động được một nguồn tài chính lớn cho công ty bằng cách gom các vốn từ nhiều cổ đông. Từ đó, thu hút sự đầu tư của nhiều chủ sở hữu lớn cùng sự gia tăng về số cổ phiếu mà họ sẵn sàng bỏ ra.
Một cơ hội nữa có thể nhận được khi thành lập Corporate là các tài sản và mô hình tổ chức của Corporate có thể sẽ vượt hơn vòng đời của cổ đông và trái chủ.
Xem thêm: Associate là gì? Nằm lòng từ A - Z các khái niềm về Associate
Ở một vài quốc gia trên thế giới, doanh nghiệp sẽ bị đánh thuế lợi nhuận ở mức khá cao, kể cả cổ tức phải trả cho các cổ đông cũng bị tính thuế riêng. Đó là loại hệ thống thuế hai lần. Không những thế, khi quyền sở hữu bắt đầu được tách ra khỏi quản lý thì các Corporate dễ mắc vào sai lầm thờ ơ với lợi ích của người khác và gây ra sự rối loạn chức năng trong công ty. Nếu Corporate chỉ mới hình thành thì nguồn tài chính thấp cũng sẽ là một rào cản khi phải chi lệ phí lớn cho yếu tố pháp lý để thành lập công ty.
Tuy các Corporate đều có hình thức tổ chức, mô hình kinh doanh và phương thức hoạt động, mục tiêu khác nhau nhưng tổng kết lại, giữa chúng vẫn có các yếu tố chung giúp quyết định khả năng thành công như sau:
- Tập trung, kiên trì theo đuổi mục tiêu: muốn thành công bất cứ việc gì, chắc chắn phải có mục tiêu. Đồng thời, khi xác định được mục tiêu rồi, các nhà sáng lập sẽ dễ hình dung được hướng đi sắp tới của mình và biết phải chuẩn bị những gì cho công việc sau này. Ngoài ra, kiên trì với mục tiêu cũng là yếu tố có vai trò quyết định rất lớn. Thay đổi là điều cần thiết nhưng đừng quá lạm dụng nó mà hãy dựa vào mục tiêu trước mắt và đừng bỏ cuộc.
- Lấy khách hàng làm trọng tâm: cố gắng vì lợi ích của công ty chỉ là một phần nhỏ, cái chính là phải học cách lấy khách hàng làm gốc, là trọng tâm then chốt vì họ là những người đem lại lợi nhuận chính cho Corporate. Các sản phẩm, dịch vụ được quan tâm, đầu tư và nâng cấp thì khách hàng mới hài lòng, khách hàng hài lòng thì giá trị của Corporate cũng được tăng lên. Ngược lại, chỉ cần một sai lầm nhỏ là những người này có thể kiện cáo Corporate ra tòa và gây mất uy tín, hình ảnh bấy lâu nay xây dựng.
- Quan tâm đến nhân viên: nhân viên chính là nguồn lực then chốt tạo ra lợi nhuận cho công ty. Các Corporate phải có các chính sách, đãi ngộ thật tốt để thu hút, níu giữ những nhân tài giỏi và chăm sóc họ thật tốt để họ hài lòng, vui vẻ cống hiến cho công việc.
- Liên tục đổi mới: thế giới luôn không ngừng phát triển, Corporate cũng phải tự thay đổi, sáng tạo nếu không muốn bị lỗi thời, bỏ quên do sự nhàm chán. Nhiều Corporate mới sẽ lại được thành lập và trở thành đối thủ đáng gờm cực kì.
- Áp dụng thành công các phát minh khoa học hiện đại: mặc dù chi phí hơi cao nhưng những công nghệ mới sẽ giúp Corporate của bạn tiết kiệm nhân sự, thời gian và công sức để tạo ra các sản phẩm mới tốt hơn, chất lượng cũng được cải thiện, bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Corporate governance là tên gọi tiếng Anh của chức vụ Quản trị công ty - một tổ hợp các chính sách, kế hoạch, chiến lược, luật lệ, quy định và điều hướng, vận hành, giám sát toàn bộ công ty, doanh nghiệp. Hiểu theo cách khác, đây là một hệ thống hoặc thủ tục kiểm tra được triển khai nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo đảm lợi ích của các cổ đông trong Corporate khi thực hiện quản trị doanh nghiệp. Corporate governance sẽ giữ vai trò điều hòa, cân bằng các mối quan hệ và giải quyết xung đột, tranh chấp giữa các nhà đầu tư - những nhóm đối tượng được hưởng lợi một cách minh bạch, công khai để vừa bảo vệ quyền lợi của Corporate, vừa tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Các Corporate governance phải lành mạnh, chính trực thì Hội đồng quản trị, các cổ đông và những bên liên quan mới hoạt động thành công được. Ngoài ra, cụm từ này vẫn khá mới trong tiếng Việt nên nhiều người thường gặp nhầm lẫn rằng quản trị công ty là việc quản lí, quản trị doanh nghiệp, nhưng thực tế không phải như vậy, nhiệm vụ của mỗi cách là khác nhau.
Vậy là chúng ta đã vừa đi tìm hiểu xong các vấn đề quan trọng xoay quanh Corporate và khám phá được thêm công việc của Corporate governance - một thử thách thú vị rất đáng thử sức. Hi vọng sau khi đọc bài viết trên đây, bạn đã rút ra được những kiến thức và kinh nghiệm cơ bản để thành lập Corporate, từ đó áp dụng chúng thành công trong cuộc sống. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết cung cấp thông tin bổ ích tương tự lần sau trên tuyendung3s.com.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :