Ngày đăng: 04/04/2024
Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại 2 một hình công ty, đó là công ty cổ phần và công ty TNHH. Trong bài trước, chúng ta đã cùng nhau đi khám phá mô hình công ty cổ phần và môi trường làm việc rất tuyệt vời của nó. Ngày hôm nay, hãy tiếp tục cùng Vieclam24h.net.vn đi tìm hiểu mô hình công ty TNHH là gì và môi trường làm việc của nó có điều gì đặc biệt, hấp dẫn và phù hợp với xu thế kinh doanh hiện nay nhé.
Cụm từ công ty TNHH làm một thuật ngữ thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều đến mức mà tất cả chúng ta đều thuộc làu làu cái tên đó để nói đến điều gì. Tuy nhiên, khi được cần phải giải thích thuật ngữ “công ty TNHH là gì?” một cách chính xác và rõ ràng thì rất nhiều người lại không thể trả lời được, nó thực sự là gì.
Công ty TNHH là mô hình công ty có thể thành lập và quản lý bởi các cá nhân hay tổ chức nào đó. Theo luật doanh nghiệp hiện nay quy định, công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những các nhân sở hữu nó.
Công ty TNHH có số lượng nhân viên khá khiêm tốn, không vượt quá năm mươi người.
Có 2 loại hình công ty TNHH là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH có từ 2 thành viên tham gia trở lên.
- Công ty TNHH một thành viên là một hình thức rất đặc biệt của loại hình công ty TNHH. Theo quy định của Luật doanh nghiệp quy định, công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hay một các nhân là chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
- Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên là hình thức doanh nghiệp có từ 2 thành viên tham gia công ty trở lên và cùng chịu trách nghiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết quyên góp vào công ty. Thành viên của công ty TNHH có 2 thành viên trở nên có thể là các cá nhân, tổ chức với số lượng từ hai đến năm mươi thành viên.
Tư cách pháp nhân của Công ty TNHH sẽ được công nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam từ thời điểm công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty TNHH sẽ không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn theo quy định của pháp luất của nhà nước Việt Nam (điều này trái ngược lại với công ty cổ phần).
Về cơ cấu tổ chức, công ty TNHH có từ hai thành viên tham gia trở lên phải có vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc. Còn nếu công ty TNHH có nhiều hơn hai mươi thành viên thì phải có Ban kiểm soát.
Tìm hiểu về công ty TNHH là gì, không chỉ nên dừng lại ở phần giải thích khái niệm của nó đơn thuần. Khi tìm hiểu về một loại hình doanh nghiệp, dù với mục đích gì thì một điều không thể không quan tâm đến, đó là những vấn đề liên quan đến tính pháp lý của công ty được Luật doanh nghiệp quy định. Dưới đây là những thông tin pháp lý về công ty TNHH cơ bản, bạn cần biết mà vietlam24h.vn đã chọn lọc.
- Công ty TNHH có tính pháp lý kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt và độc lập. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với các quyền sở hữu của công ty đã được quy định.
- Mọi thành viên của công ty TNHH sẽ cùng phải có trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp theo những quy đinh có sẵn của pháp luật hiện hành.
- Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam. (Điều này trái ngược với hình thức công ty cổ phần)
- Công ty TNHH mang bản chất đóng nên việc chuyển nhượng vốn góp vào công ty bị hạn chế và các thành viên khi muốn chuyển nhượng vốn trước hết phải ưu tiên cho các thành viên khác trong công ty.
- Trên các bảng hiệu hóa đơn chứng từ và các giấy tờ giao dịch khác của công ty phải ghi rõ tên công ty kèm theo.
Ở bất kỳ một sự vật - hiện tượng nào cùng đều tồn tại 2 mặt tích cực và tiêu cực của chính nó, đối với loại hình công ty TNHH cũng không ngoại lệ. Từ những đặc điểm về tính pháp lý của công ty TNHH mà chúng ta vừa kể ra ở trên, bạn đọc hãy tiếp tục cùng tuyendung3s.com đi tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm của công ty TNHH là gì nhé. Điều này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan và chi tiết nhất về loại hình công ty này
Hiện nay, công ty TNHH đang là loại hình công ty phổ biến nhất ở Việt Nam, bởi hình thức vận hành của nó mang đến nhiều lợi ích và phù hợp với mô hình kinh doanh của các công ty vừa và nhỏ.
Các thành viên trong mô hình công ty TNHH cùng chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đóng góp vào công ty nên ít gây ra rủi ro cho người góp vốn.
Số lượng thành viên tham gia công ty bị giới hạn (không quá 50 người) và đa phần các thành viên trong công ty thường là những người quen biết nhau, nên độ tin cậy hay xử lý các công việc sẽ dễ dàng hơn.
Chế độ chuyển nhượng vốn được kiểm định chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được sự thay đổi của các thành viên.
Xem thêm: Doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
Do những đặc điểm của loại hình công ty TNHH không tạo được mức độ uy tín cao nên rất khó khăn khi ký hợp động và gây được sự tin tưởng của đối tác.
Về mặt pháp luật, công ty TNHH lại chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn các doanh ty tư nhân và công ty hợp doanh.
Một hạn chế đặc biệt của loại hình công ty TNHH trước những mô hình công ty khác là nó không được quyền phát hành cổ phiếu để kêu gọi vốn. Điều này là một nhược điểm rất lớn của loại hình công ty TNHH.
Để hiểu chi tiết và tổng quan hơn về công ty TNHH và xác định được xu hướng đầu tư phù hợp, tuyendung3s.com sẽ tiếp tục cùng bạn đọc tìm hiểu loại hình kinh tế của công ty TNHH là gì?
Luật pháp của Nhà nước Việt Nam quy định công ty TNHH là một loại hình kinh tế trong các loại hình kinh tế đang tồn tại hiện hành ( đó là những loại hình kinh tế như: công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước) và được luật phát công nhận chính thức (hợp pháp).
Công ty TNHH được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá là loại hình kinh tế phổ biến và phát triển mạnh nhất ở Việt Nam về nhiều ngành nghề, lĩnh vực vực kinh doanh và quy mô hoạt động đa dạng, điều này được quy định do những ưu thế mà chúng ta đang tìm hiểu ở những phần trên.
Để giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng thể và có sự đối chiếu giữa 2 loại hình công ty tại Việt Nam hiện nay, tuyendung3s.com đã có so sánh 2 loại hình công ty này với nhau một cách có chọn lọc và dễ hình dung nhất.
Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều là doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp năm 2024
Cả hai đều có tư cách pháp nhân
Đều có chủ sở hữu
Các thành viên phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty.
Số vốn góp không đủ và không đúng hạn được coi là các khoản nợ đối với công ty
Số lượng:
- Công ty TNHH quy định số lượng thành viên tối đa là 50 người
- Công ty cổ phần quy định số thành viên tối thiểu là 3 người và không giới hạn số người tham gia
Cấu trúc vốn:
- Công ty TNHH quy định vốn điều lệ không chia thành các phần bằng nhau
- Công ty cổ phần quy định vốn điều lệ chia thành các phần bằng nhau và được ghi nhận bằng cổ phiếu
Góp vốn:
- Công ty TNHH quy định góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chỉ được góp bằng tài sản khác nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại.
- Công ty cổ phần cũng quy định mọi thành viên của công ty phải góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn tối đa là 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất là 20% tổng số cổ phần phổ thông được trao quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
Huy động vốn:
- Công ty TNHH không có quyền được phát hành cổ phiếu
- Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu
Chuyển nhượng vốn:
- Công ty TNHH bị giới hạn quyền chuyển nhượng vốn và phải ưu tiên chuyển nhượng vốn cho các thành viên trong công ty trước tiên.
- Công ty cổ phần có được sự dễ dàng và tự do chuyển nhượng vốn hơn.
Cơ cấu tổ chức:
- Công ty TNHH có mô hình gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát
- Công ty cổ phần có mô hình gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Từ những thông tin so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy 2 loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần có nhiều điểm không giống nhau và mỗi loại hình lại có một thế mạnh riêng của mình. Việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp nào sẽ là bạn đọc tự tích và quyết định để chọn lựa được loại hình công ty phù hợp với xu hướng khởi nghiệp của mình nhất.
Đến đây thì tất cả bạn đọc đã hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng nhất về khái niệm công ty TNHH là gì rồi phải không. Hơn nữa, tuyendung3s.com cũng tin chắc rằng với sự so sánh cụ thể và có chọn lọc của bài viết thì bạn đọc đều đã xác định được cho mình xu hướng loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với mình để có sự khởi nghiệp thành công nhất. Mong bạn sẽ có những sự lựa chọn phù hợp và start-up thành công!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :