Ngày đăng: 03/04/2024
Chỉ định thầu là gì? Những thông tin liên quan đến chỉ định thầu giúp các bạn làm trong lĩnh vực xây dựng và thực hiện các dự án xây dựng. Cùng tìm hiểu về chỉ định thầu.
Chỉ định thầu (tiếng Anh: Direct Appointment of Contractor) là một hình thức lựa chọn nhà thầu. Chỉ định thầu là một danh từ trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ tiếng Anh “Direct Appointment of Contractor”
Theo định nghĩa trong giáo trình Đấu thầu của Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân thì chúng ta có thể định nghĩa chỉ định thầu như sau:
“Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu dựa trên việc bên mời thầu xác định cụ thể một nhà thầu để tham gia đấu thầu và thực hiện hợp đồng. Trong quá trình tổ chức đấu thầu, hoàn toàn không có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu”.
Như vậy, với những phân tích trên đây và dịch nghĩa từ cụm từ tiếng Anh thì chúng ta đã
hiểu thế nào là chỉ định thầu rồi. Hiểu chỉ định thầu là gì sẽ giúp các bạn theo ngành xây dựng có thể dễ dàng đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề sâu hơn của ngành xây dựng và những vấn đề có liên quan.
Chỉ định đấu thầu là một trong 07 hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. Thủ tục lựa chọn nhà thầu mang tính chất đơn giản, thời gian ngắn và đó là hình thức được áp dụng cũng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp bất khả kháng thì các dự án mới được phép chỉ định thầu. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định thầu.
Là những gói thầu mang tính rủi ro cao, có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng của người thực hiện, nên rất ít các tổ chức, doanh nghiệp được phép và mong muốn hoạt động trong lĩnh vực này.
Là những gói thầu có tính cơ yếu, bảo mật cao trong lĩnh vực an ninh quốc phòng của các quốc gia bao giờ cũng áp dụng hình thức này. Các dự án đầu tư xây dựng căn cứ quân sự, xây dựng các trung tâm huấn luyện quân đội hay các gói thầu mua sắm, trang bị vũ khí luôn được đặt trong tình trạng tuyệt đối bí mật nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.
Thông tin về các dự án nói chung và các gói thầu nói riêng gần như không được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc này chỉ có thể tiến hành được thông qua áp dụng chỉ định thầu nhằm ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu về tính bảo mật.
Chính vì đặc thù của lĩnh vực nên theo Tổ chức minh bạch quốc tế, đây là lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng rất cao ở các quốc gia.
Chỉ định thầu được áp dụng với những gói thầu có điều kiện thực hiện rất khó khăn, lợi nhuận mang lại cho các nhà thầu thấp, thậm chí không mang lại lợi nhuận nên rất khó thu hút sự tham gia tự nguyện của các nhà thầu.
Chỉ định thầu được áp dụng với những gói thầu có quy mô rất nhỏ và yêu cầu kỹ thuật rất đơn giản đến mức bên mời thầu cho rằng áp dụng các hình thức khác không những không thu hút được sự quan tâm của các nhà thầu do lợi nhuận quá ít, mà còn khiến bên mời thầu tốn kém thời gian cũng như chi phí để tổ chức đấu thầu.
Hình thức chỉ định thầu phải được giám sát chặt chẽ từ khâu chuẩn bị lập kế hoạch đấu thầu đến khi kết thúc hợp đồng. Việc này nhằm tránh tình trạng nhà thầu và bên mời thầu/ chủ đầu tư có hành vi thông đồng, làm tăng chi phí thực hiện hoặc giảm chất lượng gói thầu.
Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước…
Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định…
Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;
Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thấu có giá trị gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định, cụ thể:
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu không vượt quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không vượt quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công. Đối với gói thầu thuộc dự án mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 100 triệu. (Điều 54 Nghị định 63/2024/NĐ-CP).
Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện; chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn; nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định, cụ thể: (Khoản 4 Điều 22 Luật Đấu thầu 2024).
Có báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP) hoặc đề xuất dự án (đối với dự án PPP nhóm C) được phê duyệt; nhà đầu tư đề xuất giá dịch vụ hoặc vốn góp của Nhà nước hoặc lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước hợp lý; đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo. (Điểm c khoản 3 Điều 9 Nghị định 30/2024/NĐ-CP).
Quy trình cũng như các điều kiện, các bước chỉ định thầu hiện nay ra sao? Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề tìm hiểu về quy trình chỉ định thầu thì các bạn hãy tham khảo các thông tin quan trọng dưới đây về quy trình và điều kiện để được chỉ định thầu.
Hiện nay, quy trình chỉ định thầu được tiến hành thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật. Theo Điều 56 của Nghị định 63/2024/NĐ-CP và Điều 17 của Thông tư 58/2024/TT-BTC có các vấn đề cần chú ý như sau:
Thứ nhất, đối với những gói thầu đã được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu có quy định như sau: Chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định các gói thầu và giao gói thầu đó cho nhà thầu có năng lực cũng như là kinh nghiệm để tiến hành thực hiện gói thầu đó. Thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày gói thầu được giao thì bên phụ trách sẽ chịu trách nhiệm hoàn thiện các thủ tục chỉ định thầu. Thủ tục hoàn thiện bao gồm:
Thứ hai, đối với các gói thầu tại Điều 54 trong Nghị định 63/2024/NĐ-CP có quy định như sau: Bên mời thầu, căn cứ vào các mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được phê duyệt, gửi dự thảo hợp đồng đến với các nhà thầu và được chủ đầu tư xác định năng lực và kinh nghiệm của gói thầu đó.
Thứ ba, tiến hành thực hiện ký kết hợp đồng, bản hợp đồng này được soạn thảo một cách kỹ lưỡng, cần phải phù hợp với các quyết định đã được phê duyệt và nhà thầu có thể đáp ứng được, cùng với đó là bản thương thảo, tài liệu có liên quan để có thể đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên.
Điều kiện để được chỉ định thầu được quy định theo Khoản 3 của Điều 15, Thông tư số 58/2024/TT-BTC:
Đó là những điều kiện để được chỉ định thầu. Các gói thầu, nhà thầu cần đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện đó thì mới có thể được phép chỉ định thầu.
Xem thêm: Bảo lãnh đối ứng là gì? Bạn cần biết gì về bảo lãnh đối ứng
Bên cạnh những điểm mạnh thì chỉ định thầu cũng có những mặt trái mà các cơ quan, cá nhân có liên quan cần nắm rõ. Chỉ định thầu tiềm ẩn những nguy cơ, những mặt tiêu cực và hậu quả khó lường từ tình trạng chỉ định thầu thiếu tính minh bạch, không tuân thủ đúng với pháp luật.
Hình thức chỉ định thầu vẫn mang tính chất chi phối đấu thầu cạnh tranh, cho dù đấu thầu cạnh tranh đã từng chứng minh được lợi ích của chỉ định thầu, tuy nhiên sự chi phối thì vẫn hiển hiện rõ ràng. Bên cạnh đó, các công trình được chỉ định thầu nếu như không được thẩm định một cách chặt chẽ thì rất dễ gây ra các vấn đề nan giải như: Gia trị gói thầu bị báo sai với giá trị thực, các nhà thầu sẽ dựa vào sự lơ là đó mà nâng cao hơn giá trị của dự án gây ra nhiều quan ngại cho xã hội.
Việc chỉ định thầu đối với các dự án có thể làm giảm đi tính hiệu quả của các gói thầu bởi vì không thể đảm bảo sự cạnh tranh một cách công bằng và minh bạch, làm chậm trễ tiến độ của các dự án. Đặc biệt, với tình hình phát triển nền kinh tế Việt Nam, có lưu ý việc đầu tư hiện nay đang bị dàn trải ở quá nhiều dự án, dẫn đến phân bổ hàng năm bị manh mún, chỉ đảm bảo cho một phần nhu cầu đầu tư của dự án, gây chậm tiến độ, đội vốn và nợ đọng.
Hàng chục ngàn dự án nhỏ lẻ được phê duyệt mỗi năm. Dự án được phê duyệt nhiều khi không tính đến khả năng đảm bảo về vốn. Hệ quả là số phân bổ hàng năm cho các dự án quá thấp. Các địa phương cũng rơi vào tình trạng nợ đọng nhà thầu xây dựng, khiến cho các nhà thầu không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ xấu trong khu vực ngân hàng tăng lên ở địa phương.
Việc nâng cao hiệu suất chi tiêu cũng đòi hỏi phải có các biện pháp quan trọng trong lĩnh vực đấu thầu mua sắm và quản lý dự án. Hiện đã có những nỗ lực lớn về cải cách đấu thầu mua sắm trong khu vực công, nhưng hầu hết các thành tưu đạt được đến nay chủ yếu nhằm hình thành khung pháp lý. Công tác triển khai vẫn là một thách thức. Chỉ định thầu vẫn là hình thức chi phối mặc dù đấu thầu cạnh tranh đã chứng minh được lợi ích của nó.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :