Bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay và thường gặp nhất

Theo dõi tuyendung3s tại

Phương Nga  

Ngày đăng: 02/05/2024

Mặc dù thực tập sinh không phải là một lực lượng gắn bó ổn định với công ty. Thế những tuyển dụng thực tập sinh mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp. Do đó, họ thường thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh chuẩn chỉnh để chọn ra những ứng viên tài năng nhất. Đó là những câu hỏi nào? Cùng tuyendung3s.com khám phá bộ câu hỏi dành cho thực tập sinh qua bài viết nhé!

1. Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp nhất ở mọi ngành

Mặc dù thực tập sinh là vị trí có ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Sự khác biệt của từng vị trí đôi khi dẫn đến bộ câu hỏi phỏng vấn cũng không giống nhau. Thế nhưng, đa phần ở vị trí thực tập sinh cho lĩnh vực nào, ứng viên cũng thường xuyên phải đối mặt với các câu hỏi phổ biến sau đây:

Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp nhất ở mọi ngành
Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp nhất ở mọi ngành

1.1. Câu hỏi 1: Giới thiệu đôi nét về bản thân của bạn?

Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này thường với mục đích làm quen, tạo cảm giác gần gũi để ứng viên thoải mái hơn ở những câu hỏi sau. Thế nhưng thông qua câu hỏi này, họ cũng mong muốn được nhìn thấy khả năng giao tiếp cơ bản của bạn - một trong những kỹ năng mà bất kỳ công việc nào cũng phải có.

- Gợi ý trả lời: Quan trọng vẫn là thái độ bạn biểu hiện ra bên ngoài khi giới thiệu bản thân. Hãy tập trung vào người phỏng vấn, nói với họ bạn là ai, đến từ đâu, bạn tốt nghiệp hoặc đang theo đuổi chuyên ngành gì, bạn ứng tuyển ở vị trí nào? Ứng viên không nên giới thiệu bản thân quá dài dòng, hoặc quá ngắn gọn cũng không tốt.

1.2. Câu hỏi 2: Tại sao bạn chọn ngành học/lĩnh vực học này?

Với câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn chọn ngành học là do niềm đam mê của bản thân hay đơn giản đó là ngành học đang hot hay chỉ chọn học theo cảm tính mà không có mục đích rõ ràng cụ thể.

Tại sao bạn chọn ngành học/lĩnh vực học này?
Tại sao bạn chọn ngành học/lĩnh vực học này?

- Gợi ý trả lời: Đừng trả lời một cách thực dụng, đừng nói rằng bạn chọn chúng bởi chúng mang lại cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, mức lương cao, hay không vì một lý do nào cả. Hãy cố gắng chỉ ra một vài điểm đặc biệt của ngành học phù hợp với những giá trị tương lai mà bạn đang hướng đến. Chẳng hạn như bạn yêu thích những biến đổi thú vị và vai trò của Marketing trong đời sống hiện đại. Hay bạn mong muốn trở thành một người đa ngôn ngữ nên chọn ngành ngôn ngữ Anh,...

Xem thêm: Việc làm sinh viên mới tốt nghiệp, thực tập

1.3. Câu hỏi 3: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Làm thế nào bạn đạt được mục tiêu đó?

Với vị trí thực tập sinh, đa phần nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thái độ sống, phản ứng thực tiễn của ứng viên nhiều hơn là trình độ hay chuyên môn. Bởi về cơ bản, khi làm việc dưới vai trò này, bạn cũng không được giao cho quá nhiều nhiệm vụ trọng trách. Một trong những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh dễ dàng đánh giá được thái độ của ứng viên đó chính là câu hỏi về mục tiêu.

- Gợi ý trả lời: Ứng viên nên thể hiện rõ mục tiêu cụ thể của mình trong con đường xây dựng sự nghiệp tương lai. Bạn mong muốn trở thành một hình tượng như thế nào? Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu thành các giai đoạn như 2 năm, 3 năm, 5 năm,.... Điều quan trọng là mục tiêu cần thể hiện được sự ham học hỏi, có tham vọng nhưng vừa phải, đủ sức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đang có kế hoạch cụ thể nào để đạt được mục tiêu gần nhất.

1.4. Bạn muốn được đối xử và hưởng mức lương như thế nào trong chế độ làm việc?

Mong muốn của bạn về chế độ đãi ngộ và mức lương như thế nào?
Mong muốn của bạn về chế độ đãi ngộ và mức lương như thế nào?

Thực tập sinh ngày nay là một vị trí khá phổ biến trong các doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Vị trí này cũng nhận được mức lương và chế độ rõ ràng. Hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên có mong muốn và nhu cầu cụ thể ra sao đối với vị trí.

- Gợi ý trả lời: Thực tập sinh có thể là công việc đầu tiên mà bạn có được sau khi mới ra trường. Thế nên trong khi trả lời câu hỏi này, đừng quá thẳng thắn về mức lương và chế độ. Điều đó cho thấy bạn là người khá thực dụng, làm việc chỉ vì tiền chứ không vì một giá trị nào khác. Hãy nhấn mạnh những mong muốn về cơ hội phát triển bản thân, chẳng hạn như đó là một cơ hội để bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức, tiếp cận được với thị trường, trau dồi kỹ năng và nhiều hơn thế nữa.

1.5. Câu hỏi 5: Bạn mong chờ điều gì ở vị trí thực tập này?

Bạn mong chờ điều gì ở vị trí thực tập này?
Bạn mong chờ điều gì ở vị trí thực tập này?

Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh này nhằm hình dung rõ hơn về mong muốn và nguyện vọng của ứng viên. Trên cơ sở đó, có thể tìm kiếm thành công những ứng viên tiềm năng, xuất sắc để đảm nhiệm vị trí thực tập sinh trong doanh nghiệp.

- Gợi ý trả lời: Chính vì vậy, ứng viên có thể đề cập đến vấn đề mong muốn được công ty hỗ trợ nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn của mình lên. Hoặc thể hiện mong muốn của bạn rằng bạn muốn được công ty giữ lại để xem xét tuyển dụng vào vị trí chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập sinh.

Xem thêm: Những mẹo tạo ấn tượng đắc lực khi viết CV xin thực tập

2. Một số câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh khác

2.1. Tại sao bạn chọn thực tập tại công ty chúng tôi?

Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh này nhằm mục đích kiểm tra động cơ mà ứng viên ứng tuyển thực sự là gì? Họ cũng muốn biết công ty có sự hấp dẫn đặc biệt nào mà bạn để ý tới, hay điều đó xuất phát từ những lý do cá nhân.

Tại sao bạn chọn thực tập tại công ty chúng tôi?
Tại sao bạn chọn thực tập tại công ty chúng tôi?

- Gợi ý trả lời: Bất kể bạn đưa ra lý do nào, đừng bao giờ nói rằng bạn xin vào công ty bởi thấy chế độ và mức lương rất cao. Nếu nói như vậy, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ có cơ sở để nghĩ rằng, nếu bạn đến với công ty vì lương thưởng thì bạn sẽ sẵn sàng nhảy việc khi có một công ty khác đưa ra mức lương thưởng khá hơn.

2.2. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Đây mặc dù là một câu hỏi “bẫy” từ các công ty khi tuyển dụng ứng viên. Thế nhưng suy cho cùng, mục đích của câu hỏi này là xem xét ứng viên có thực sự đầu tư và quan tâm đến công việc đang tuyển dụng hay không?

- Gợi ý trả lời: Bạn không nên để bản thân rối rắm khi đối mặt với câu hỏi như vậy. Để trả lời một cách thuận lợi, ứng viên nên có những nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể về công việc cũng như công ty. Với vị trí thực tập sinh, ứng viên nên đưa ra những câu hỏi liên quan đến khía cạnh công việc, điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình, vừa thể hiện sự quan tâm đối với công việc.

2.3. Tại sao chúng tôi nên chọn bạn mà không phải người khác?

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn mà không phải người khác?
Tại sao chúng tôi nên chọn bạn mà không phải người khác?

Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh này có thể là một điểm chốt hạ của nhà tuyển dụng. Khi họ thực sự thử thách tài giao tiếp và sự thông minh của bạn.

- Gợi ý trả lời: Đây là một cơ hội tốt để bạn có thể chứng minh mức độ tiềm năng của mình đối với vị trí. Hãy đưa ra một số giá trị cá nhân mà bạn đang sở hữu. Tùy vào yêu cầu công việc, hãy đánh giá xem yêu cầu cao nhất đối với vị trí này mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ở ứng viên là gì. Bạn có thể nói đến thành tích học tập, lòng đam mê, sự nhiệt huyết, tinh thần học hỏi không ngại khó, có trách nhiệm, có kỹ năng và biết phấn đấu.

Xem thêm: Viết CV thực tập sinh nhân sự chuẩn, gia tăng cơ hội tuyển dụng

3. Phỏng vấn thực tập sinh - ứng viên cần trang bị những gì?

3.1. Kiến thức chuyên ngành

Kiến thức chuyên ngành
Kiến thức chuyên ngành

Bạn có thể ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh nhân sự, thực tập sinh Marketing, thực tập sinh IT, thực tập sinh kế toán,.... Điều quan trọng ở đây không phải là sự tự tin thái quá mà bạn mang theo. Hãy chuẩn bị hệ thống kiến thức với lĩnh vực mà bạn sắp sửa làm thực tập sinh. Chắc chắn, trong số các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một vài câu hỏi mang tính chuyên môn.

Các công ty tuyển dụng thực tập sinh không phải là “cứu vớt” những ứng viên không biết gì, chỉ có lòng đam mê. Họ cần những người thực sự hiểu công việc, có nền tảng căn bản và thực sự tiềm năng trong tương lai.

3.2. Thái độ và phong cách

Thái độ và phong cách
Thái độ và phong cách

Những ứng viên cậy mình có nhiều kiến thức, chuyên môn cao nhưng đi kèm với đó là thái độ hống hách, tự tin thái quá và đề cao bản thân một cách lố bịch luôn là những ứng viên bị loại sớm nhất. Bạn đã từng nghe chứ, thái độ đôi khi có thể quyết định cả trình độ. Khi phỏng vấn thực tập sinh, trong mắt nhà tuyển dụng, bạn vẫn chỉ là một ứng viên thuộc đối tượng chưa có kinh nghiệm, còn cần học hỏi nhiều. Thế nên, hãy cố gắng thể hiện thái độ lịch sự, lễ phép, không ngừng cầu tiến nhé.

Hy vọng thông tin về bộ câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh trên đây sẽ giúp bạn sớm vượt qua được vòng thử thách quyết định này! 

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :