Tips trả lời trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch

Theo dõi tuyendung3s tại

Phạm Hồng  

Ngày đăng: 06/05/2024

Trong xu thế hội nhập quốc tế, du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển và thu hút thêm nhiều du khách trong và ngoài nước. Với những ưu thế riêng, ngành du lịch luôn thu hút nhiều nhân sự đến với lĩnh vực này. Dưới đây là trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch kèm theo các gợi ý trả mà Vieclam24h.net.vn đã tổng hợp lại cho các bạn muốn làm việc trong ngành này.

1. Các câu hỏi chung thường gặp trong ngành du lịch

1.1. Câu hỏi giới thiệu bản thân?

Đây là câu hỏi mà không chỉ ngành du lịch mà bất kì ngành nào cũng sẽ gặp phải để nhà tuyển dụng tìm hiểu những thông tin đầu tiên từ bạn. Thực chất, họ không muốn nghe quá nhiều thông tin cơ bản bởi điều đó đã được ghi trong hồ sơ của bạn mà điều họ muốn là tìm xem bạn có mối liên hệ hay công việc, đặc điểm nào liên quan đến nghề này hay không.

Bạn có phải là một người yêu thích du lịch?
Bạn có phải là một người yêu thích du lịch?

Gợi ý cách trả lời: Khi bạn đang trả lời, hãy cố gắng kết hợp thông tin về kỹ năng và kinh nghiệm trước đây của bạn, cùng với những tính cách và hoạt động mà bạn thích. Tạo sự liên kết từ quá trình làm việc trước đó đến với vai trò mà bạn đang ứng tuyển, vì điều này chính là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn nghe. Ví dụ như, khi còn là sinh viên, bạn có tham gia các công tác tổ chức hoạt động đoàn hội, tổ chức các chuyến đi du lịch; hay đã từng đi làm công việc trong khách sạn, nhà hàng; dẫn tour tình nguyện,…

Xem thêm: Top mẫu CV xin việc đẹp nhất - tạo và tải miễn phí

1.2. Đánh giá của bạn về ngành du lịch Việt Nam?

Đây là một câu hỏi khá rộng nhưng lại là tiêu chí cốt lõi để đánh giá bạn là người có am hiểu và yêu thích ngành nghề này không. Nếu có, đương nhiên sẽ có những hiểu biết về du lịch rồi phải không nào? Một ứng viên nói rằng họ có niềm yêu thích đối với du lịch nhưng lại không có sự hiểu biết gì về nền du lịch liệu có thuyết phục được nhà tuyển dụng hay không?

Gợi ý: Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên có những cập nhật mới nhất về ngành du lịch cũng như tìm hiểu về xu hướng phát triển các hình thức, hay khu du lịch mới nào hay ho không. Đây chính là một điểm cộng cho bạn đó. Bên cạnh đó, bạn có thể nhắc tới một số yếu điểm của ngành du lịch Việt Nam kèm theo giải pháp hợp lý, sáng tạo thì nhà tuyển dụng sẽ bị thuyết phục ngay lập tức.

Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển
Du lịch Việt Nam đang ngày càng phát triển

Ví dụ: “Bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, ngành du lịch Việt Nam đang phát triển đến gần hơn du khách trong nước và quốc tế. Nhiều hình thức du lịch độc đáo được mở ra như du lịch sinh thái, du lịch thể thao, làng nghề văn hóa,… Trong các 3 năm gần đây, lượng du khách đến của thị trường du lịch Việt Nam đã tăng x% và chủ yếu ở các hình thức …… . Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam vẫn tồn tại những thiếu sót …… . Là một người làm trong ngành du lịch, chúng ta cần có những thay đổi để đem lại một trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng ….. .”

1.3. Bạn biết gì về công ty? Ưu và nhược điểm của công ty là gì?

Trước khi vào làm trong một môi trường nhất định, sự tìm hiểu về công ty trước khi ứng tuyển là điều cần thiết. Bởi khi có sự tìm hiểu, tức là bạn đã có những hiểu biết về công ty cũng như công việc hay một số điều cơ bản về chính sách và đãi ngộ của công ty. Nó tạo sự đồng thuận đầu tiên trong bạn và nhà tuyển dụng để tránh khỏi các vấn đề khúc mắc về sau. Và khi hiểu rõ về công ty, bạn cũng có thể bắt đầu công việc một cách dễ dàng hơn.Tuy nhiên điều đó chỉ nằm ở phần đầu câu hỏi, còn trọng tâm thì lại đặt ở phía sau. Đây là một ý hỏi khá ‘đau não’ đối với các ứng viên khi mà không biết mình có nên chỉ ra các nhược điểm công ty không.

Gợi ý: Lời khuyên cho bạn là có nhưng mà bạn cần chú ý đến các trả lời của mình sao cho khéo léo cũng như lồng ghép vai trò của bản thân trong vấn đề giải quyết các nhược điểm đó. Bạn nên đóng vai trò như một khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty để đánh giá, từ đó cũng thể hiện được sự hiểu biết của bạn về mong muốn của họ.

Ví dụ: “ Qua những tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy ưu điểm của công ty là đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành du lịch cũng như phát triển khá đa dạng các hình thức du lịch, được rất nhiều khách hàng quan tâm. Hiện tại, công ty đang là một trong những công ty top đầu trong ngành du lịch và chiếm được lòng tin của đa số các khách hàng. Bên cạnh những ưu điểm đó thì vẫn tồn tại một số nhược điểm như khách hàng chủ yếu của công ty chủ yếu ở độ tuổi 30 trở lên mà lại ít khách hàng trẻ ở độ tuổi 24-30, một độ tuổi rất mê xê dịch, khám phá. Tôi nghĩ công ty nên phát triển thêm một số hình thức du lịch mới, độc đáo, đẩy mạnh truyền thông để thu hút được nhóm khách hàng tiềm năng này.”

1.4. Lý do khi lựa chọn ngành du lịch và mục tiêu trong những năm tới?

Khi có niềm yêu thích cùng với mục tiêu cụ thể, ta sẽ có động lực để phấn đấu hơn. Bạn cần phải tạo được thiện cảm và niềm tin cho nhà tuyển dụng để họ tin rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc này và có thể yên tâm giao vị trí đó cho bạn.

Gợi ý: Hãy chỉ ra những điểm tích cực về công việc hoặc câu chuyện khiến bạn yêu thích ngành du lịch. Vạch rõ lộ trình mà bản thân đặt ra cho vài năm tới để nhà tuyển dụng biết được mức độ nghiêm túc của bạn đối với công việc. Ngoài ra bạn cũng cần nhận định được khả năng của bản thân và xây dựng hướng đi phù hợp cho riêng mình cũng như cải thiện các yếu điểm.

Mục tiêu để bạn bước đi trong ngành du lịch
Mục tiêu để bạn bước đi trong ngành du lịch

Ví dụ: “ Là một người có niềm yêu thích xê dịch, khám phá, tìm hiểu văn hóa vùng miền, du lịch chính là ngành học yêu thích của tôi. Bởi khi làm du lịch, tôi không chỉ có cơ hội đi nhiều nơi học hỏi, tìm hiểu nền văn hóa Việt Nam mà còn có thể truyền tải những điều đó đến với mọi người. Về định hướng của bản thân, tôi đặt mục tiêu trong 1 năm sẽ đang ở vị trí điều hành tour, và trong 3 năm có thể lên được vị trí quản lý tour, tổ chức tour. Bên cạnh đó, ngành du lịch là ngành luôn thay đổi theo thị trường và nhu cầu khách hàng, nên bản thân tôi vẫn luôn học hỏi và nắm bắt xu hướng thị trường để luôn đem đến sự đổi mới cho khách hàng.

1.5. Theo bạn, du lịch tự túc hay du lịch theo tour đem lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng?

Đây là một câu hỏi khá ‘khoai’ khi mà mỗi hình thức tự túc hay theo tour đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, bạn trên đứng ở phương diện lợi ích của một công ty du lịch để đánh giá.

Gợi ý: Bạn nên chỉ ra các ưu điểm của hình thức du lịch theo tour mà du lịch tự túc không có được cũng như những vấn đề gặp phải trong du lịch tự túc khiến du khách cảm thấy khó chịu mà du lịch theo tour có thể giải quyết được. Bạn cũng có thể đề xuất thêm một số dịch vụ mà công ty có thể kiếm lời từ đó để phát triển du lịch theo tour.

Phát triển hình thức du lịch theo tour
Phát triển hình thức du lịch theo tour

Ví dụ: “Trên phương diện một người làm trong ngành du lịch, du lịch theo tour có những ưu điểm mà du lịch tự túc không có được như một kế hoạch lộ trình rõ ràng cho cho từng tour trong khi du lịch tự túc gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức chuyến đi do không có thông tin cụ thể, rõ ràng,…”

Xem thêm: Việc làm du lịch

2. Các câu hỏi thường gặp cho một số công việc cụ thể

Ngoài một số câu hỏi chung thường gặp trong phỏng vấn trong ngành du lịch, thì mỗi công việc lại có những đặc thù riêng và có những câu hỏi riêng cho công việc đó. Dưới đây là một số cụ thể câu hỏi của từng công việc mà Vieclam24.net.vn đã tổng hợp lại:

2.1. Nhóm nhân viên dẫn tour

- Hiểu biết của bạn về các văn hóa du lịch tại Việt Nam?

- Câu hỏi ứng xử trong tình huống cụ thể? Ví dụ như gặp một vị khách khó chiều.

- Bạn có tự tin giao tiếp với đám đông hay không?

- Bạn có biết những bước cấp cứu sơ bộ hay cách xử lý trong các tình huống khẩn cấp?

2.2 Nhân viên kinh doanh tour

- Những lợi thế và bất cập trong dịch vụ của chúng tôi?

- Khi tư vấn tour cho khách, bạn cần dựa trên những yếu tố nào?

- Bạn đã từng trải nghiệm dịch vụ đặt tour của công ty chưa? Cảm nhận của bạn về dịch vụ tư vấn tour của chúng tôi như thế nào?

- Yếu tố khách hàng quan tâm khi đặt tour là gì?

Hướng dẫn viên du lịch sẽ cần những kỹ năng gì?
Hướng dẫn viên du lịch sẽ cần những kỹ năng gì?

2.3. Nhân viên điều phối, quản lý tour

- Giải pháp cho vấn đề tối ưu nguồn lực trong quản lý tour du lịch là gì?

- Cách thức bạn quản lý tour để hiệu quả?

Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai mà bạn nên biết

3. Một số câu hỏi ứng viên có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng

- Trong quá trình làm việc tại công ty, tôi có những quyền lợi gì?

- Tôi có thể phát triển thêm những kỹ năng gì khi vào làm việc tại công ty?

- Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần có trong công việc là gì?

- Anh/chị có thể nói rõ hơn về định hướng phát triển của công ty được không?

- Anh/chị có thể nói thêm về các đãi ngộ trong công ty đối với nhân viên không?

Trên đây là bản tổng hợp trọn bộ các câu hỏi phỏng vấn ngành du lịch cho các bạn trong ngành tham khảo. Còn chần chờ gì nữa mà không vào ngay Tuyendung3s.com để ứng tuyển ngay vào vị trí mình yêu thích để có cơ hội vận dụng các mẹo trả lời này nào? Chúc bạn mau chóng tìm được một vị trí phù hợp với bản thân!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :