Ngày đăng: 11/05/2024
Bạn đang có ý định xin vào một công ty hay doanh nghiệp nào đấy về lĩnh vực bảo trì điện và bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết các câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện gồm những câu hỏi gì? Hãy cùng tuyendung3s.com tìm hiểu nhé!
Hầu như đi phỏng vấn ở bất kỳ ngành nghề nào nhà tuyển dụng cũng sẽ hỏi bạn câu hỏi này. Mục đích là để hiểu rõ hơn về thông tin cá nhân của bạn, biết được ngành nghề và ngôi trường bạn đã từng học, biết kinh nghiệm làm việc của bạn.
Bạn hãy giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, ngành nghề mà bạn đã từng theo học, kinh nghiệm làm việc nếu có và khả năng làm việc của bạn. Câu trả lời này giúp bạn khoe khéo ra được thế mạnh của bạn thân về ngành này và có cơ hội gây điểm với nhà tuyển dụng.
Gợi ý trả lời: “Tôi tên là Nguyễn Văn A, hiện tại 24 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. tôi học ngành Kỹ sư cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm về ngành nghề của tôi, nhưng tôi đã từng đi thực tập tại nhà máy ABC và thế mạnh của tôi là về bảo trì các thiết bị điện.”
Xem thêm: Hướng dẫn viết CV ngành điện tử viễn thông chuẩn nhất
Ở hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết kiến thức của bạn về lĩnh vực bảo trì điện, từ đó biết được có nên tuyển bạn hay không. Để trở thành nhân viên bảo trì điện thì bạn phải hiểu rõ về công việc chủ yếu của bảo trì điện bao gồm những gì? Và nhiệm vụ chính của bạn trong công việc này là gì?
Gợi ý trả lời: “Bảo trì điện là những người chịu trách nhiệm bảo trì, sửa chữa về hệ thống thiết bị điện của nơi làm việc. Công việc chủ yếu của người bảo trì điện là lên lịch bảo dưỡng, bảo trì máy móc; hỗ trợ lắp các thiết bị tiện ích, thiết bị điện, sửa chữa các bộ máy hỏng hóc; thường xuyên kiểm tra các bộ máy, kỹ thuật điện để sớm phát hiện hỏng hóc; tìm hiểu các nguyên nhân gây ra sự cố để tìm ra được giải pháp xử lý dứt điểm, tránh tính trạng hỏng hóc xảy ra nhiều lần; đảm bảo cho các thiết bị điện và máy móc tại công ty, doanh nghiệp, nhà máy đạt được hiệu quả hoạt động tốt.”
Bạn phải trả lời cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn chịu được áp lực cao trong công việc, bạn có thể giải quyết mọi việc khi tình hình trở nên khó khăn và hiệu quả làm việc của bạn không bị giảm sút dưới áp lực công việc.
Bạn có thể kể một số ví dụ mà bạn đã gặp áp lực công việc trong quá khứ và cách bạn vượt qua nó như thế nào? Hãy trình bày ngắn gọn và tự tin nhất có thể nhé.
Gợi ý trả lời: “Khi tôi đi làm việc ở doanh nghiệp B, tôi đã phải làm việc gấp 3 lần mọi khi vào những ngày cuối năm. Mặc dù mấy buổi đầu tôi có hơi căng thẳng, nhưng tôi cũng dần quen với guồng quay của công việc nên đối với tôi, áp lực công việc không phải vấn đề lớn. Áp lực đôi khi cũng chính là động lực thúc đẩy tôi làm việc”.
Xem thêm: Khám phá các mẫu CV xin việc kỹ thuật điện thu hút nhất hiện nay
Nhà tuyển dụng muốn biết lý do bạn học ngành này là gì và có yêu thích công việc này hay không? Bạn hãy trả lời niềm đam mê yêu thích về điện cho nhà tuyển dụng thấy, chứ không phải là bố mẹ ép học hay lý do cá nhân nào khác.
Gợi ý trả lời: “Từ lúc học cấp 3, tôi đã có niềm đam mê đối với các thiết bị và máy móc về điện. Ti vi, tủ lạnh hỏng hóc tôi đều nghiên cứu cách sửa, từ đó tôi nhận thấy mình có năng khiếu trong lĩnh vực về bảo trì điện và tôi quyết tâm thi vào ngành này.”
Bạn hãy nêu ra các thế mạnh của bản thân mình. Đây cũng chính là cơ hội để bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được các thế mạnh của bản thân bạn. Các lý do bạn không nên đưa ra là vì tôi cần tiền nên mới làm ở đây, hay do chưa tìm được công việc nào nên tôi xin bừa,… Ôi không, trả lời như vậy bạn sẽ bị nhà tuyển dụng loại trừ khỏi danh sách đấy.
Hãy nói về phẩm chất của bản thân, các kỹ năng mềm, niềm đam mê với công việc, các kinh nghiệm của bạn để nhà tuyển dụng thấy được bạn có năng lực làm việc phù hợp với công ty và doanh nghiệp.
Câu hỏi này hầu hết các nhà tuyển dụng đều hỏi câu này bởi lẽ đây là kỹ năng đơn giản để bạn bước vào ngành này.
Bạn có thể nêu một số lưu ý của ngành điện như: phải đảm bảo được nguyên tắc về an toàn lao động; cần mặc áo bảo hộ khi làm nhiệm vụ; hiểu và kiểm tra kỹ lưỡng về cách vận hành và hoạt động của các động cơ điện.
Nắm được các tố chất về ngành bảo trì điện sẽ giúp bạn cho nhà tuyển dụng thấy bạn có phù hợp với ngành nghề này hay không? Khi phỏng vấn câu này thì nhà tuyển dụng khá quan tâm đến tố chất chất làm việc của bạn có phù hợp với yêu cầu làm việc của công ty, doanh nghiệp họ hay không.
Hãy chỉ ra đặc điểm cần có của một nhân viên bảo trì khi bạn trả lời câu hỏi này. Ví dụ như: Bạn cần phải am hiểu về cách vận hành của các thiết bị điện; cẩn thận, tỉ mỉ, thích mày mò, coi trọng sự chính xác; có tư duy logic và sáng tạo, yêu thích máy móc và đam mê công nghệ; có tinh thần hợp tác và khả năng làm việc theo nhóm.
Đây là cơ hội để bạn phô ra được tất cả các thế mạnh của mình, các thế mạnh phục vụ cho ngành bảo trì điện. Bạn cần trả lời các thế mạnh phù hợp với vị trí ứng tuyển của công ty, doanh nghiệp.
Hãy đề cập đến các thế mạnh của bản thân cho nhà tuyển dụng thấy được những động lực làm việc và cách giải quyết vấn đề của bạn, chịu được áp lực cao trong công việc, đảm bảo các nguyên tắc an toàn lao động và thái độ cầu tiến trong công việc.
Xem thêm: Việc làm Điện - Điện tử
Khi đến phỏng vấn, bạn cần có thái độ hòa nhã. Chào hỏi và cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội cho bạn tham gia phỏng vấn. Bạn không nên quá kiêu ngạo hay quá rụt rè, hãy trả lời các câu hỏi một cách tự tin.
Khi đến phỏng vấn, nên mặc trang phục lịch sự, tránh mặc đồ hở hang hay trang điểm lòe loẹt, ăn mặc lôi thôi. Bạn nên đến sớm 10-15 phút trước khi tham gia buổi phỏng vấn để chuẩn bị.
Một số công ty, doanh nghiệp sẽ hỏi bạn thông tin về nơi bạn tham gia phỏng vấn, muốn biết bạn có tìm hiểu trước thông tin về công ty hay doanh nghiệp của họ hay không. Trong thời đại 4.0, việc tìm hiểu một thông tin về một nơi nào đấy trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi tìm hiểu về công ty đó, bạn có thể quyết định xem có nên tham gia phỏng vấn hay không và nếu đỗ phỏng vấn thì bạn có nên đi làm hay không.
Bạn cần nắm được một điểm cơ bản của công ty như các tầm nhìn, sứ mệnh, con người, vị trí mà bạn ứng tuyển,… Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn có niềm đam mê yêu thích với công việc này và muốn vào làm công ty của họ.
Khi đi làm ở bất kỳ đâu, bạn cũng cần phải có kiến thức vững vàng về nghề nghiệp của bạn và bảo trì điện cũng vậy. Bạn cần nắm rõ được những lưu ý, nguy cơ tiềm ẩn và những tố chất của ngành bảo trì điện,…
Khi vững vàng các kiến thức, bạn sẽ tự tin trả lời các câu hỏi và nhà tuyển dụng đưa ra và trả lời một cách ngắn gọn, không vòng vo, tránh trả lời các câu hỏi không liên quan.
Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn bảo trì điện mà nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn. Những câu hỏi được nêu trên đây khá chi tiết và là các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hướng tới. Hãy nghiên cứu kỹ các câu trả lời để bạn có thể thông qua buổi phỏng vấn một cách dễ dàng. Chúc bạn thành công.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :