Ngày đăng: 28/03/2024
An ninh trật tự đô thị là gì? Vấn đề an ninh xã hội của nước ta là một vấn đề không có gì mới, tuy nhiên nó lại là một vấn đề khá nhức nhối trong xã hội từ trước đến nay, nhất là về vấn đề an ninh trật tự tại đô thị.Và ANTT đô thị là góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân; đập tan mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; phòng chống những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội; bảo đảm trật tự bình thường cho mọi hoạt động xã hội ở đô thị trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ pháp luật.
An ninh trật tự là xã hội sẽ có những luật pháp đề ra để đi vào quy củ đúng chuẩn, tốt đẹp, con người không làm những điều sai trái, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn… như vậy sẽ được gọi là an ninh xã hội. Một quốc gia có nền an ninh xã hội càng tốt thì quốc gia ấy sẽ phát triển càng lớn mạnh.
An ninh, trật tự đô thị là sự tác động tổ chức, mang tính quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó tới các các mặt của đời sống đô thị nhằm điều chỉnh các hoạt động của cá nhân, tổ chức ở đô thị theo một trật tự nhất định, hướng tới thực hiện những mục tiêu đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn đô thị.
Về an ninh trật tự đô thị thì sẽ bao gồm cả những lĩnh vực cơ bản sau: Quản lý nhà nước về an ninh chính trị; an ninh kinh tế; an ninh văn hóa, tư tưởng; về xuất, nhập cảnh; phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy và tệ nạn xã hội; quản lý nhà nước về cư trú; quản lý căn cước công dân và các loại giấy tờ chứng nhận khác; quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, con dấu; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; quản lý các dịch vụ bảo vệ; quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông; quản lý nhà nước về giáo dục và cải tạo phạm nhân, người có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, quản lý tại địa bàn cơ sở; quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường...
Hoạt động QLNN về ANTT đô thị trước hết là nhằm phục vụ công tác quản lý xã hội của Nhà nước, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của của dân cư đô thị. Ngoài những đặc điểm chung của QLNN về ANTT như: QLNN về ANTT là một lĩnh vực QLNN đa ngành, đa lĩnh vực, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước; mang tính sáng tạo cao, được thực hiện trên cơ sở các hoạt động QLNN khác; QLNN về ANTT vừa công khai, vừa bí mật... QLNN về ANTT đô thị còn có một số đặc điểm riêng:
Khách thể của công tác quản lý nói chung là trật tự quản lý 42 mà chủ thể quản lý muốn thiết lập để đạt được các mục tiêu quản lý. Theo đó, khách thể của QLNN về ANTT đô thị là sự ổn định, an ninh, an toàn tuyệt đối của hệ thống chính trị, thể chế nhà nước ở đô thị; là trạng thái xã hội bình yên ở đô thị mà nhân dân được sinh sống, lao động, học tập yên ổn trên cơ sở các quy định của Hiến pháp và pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức xác định ở phạm vi đô thị. Nói một cách khác, vai trò của Quản lý Nhà nước về An ninh trật tự đô thị chính là việc sử dụng quyền lực của nhà nước để đảm bảo An ninh trật tự thông qua việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi của con người. Khách thể của QLNN về ANTT đô thị là loại khách thể đặc biệt quan trọng, quan hệ trực tiếp đến sự tồn vong và phát triển bền vững của chế độ, là lợi ích quốc gia, lợi ích của Nhà nước và Đảng cầm quyền; lợi ích của hệ thống chính trị, lợi ích bảo vệ con người, quyền công dân và trật tự tiến bộ xã hội, ổn định và phát triển.
Sự ổn định về chính trị luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển đất nước. Không có sự ổn định về chính trị thì sự phát triển kinh tế - xã hội không thể bền vững. Do đó, phải coi trọng giữ vững ANTT là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Quá trình tổ chức QLNN về ANTT đô thị của cơ quan có thẩm quyền không chỉ tập trung xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ANTT mà quan trọng hơn là phải tạo ra những nền tảng xã hội vững chắc, phòng ngừa, ngăn chặn không cho các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra. QLNN về ANTT đô thị vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung của QLNN về ANTT, đồng thời phải quán triệt những nguyên tắc đặc thù, phải có sự tính toán kỹ lưỡng trong việc sử dụng những hình thức, biện pháp quản lý phù hợp.
Xem thêm: Cảnh sát cơ động là gì? Những trường hợp người điều khiển xe máy sẽ bị cảnh sát giao thông phạt?
Đối tượng quản lý ANTT đô thị là các cá nhân (người nước ngoài, người không có quốc tịch, công dân nước sở tại, sinh sống, lao động, học tập trên địa bàn đô thị), cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn đô thị, trực tiếp hay gián tiếp chịu sự quản lý của chính quyền đô thị ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào địa vị pháp lý của cơ quan, tổ chức đó. Các cơ quan, 43 tổ chức, cá nhân này là đối tượng của QLNN về ANTT đô thị khi tham gia vào các hoạt động có liên quan đến ANTT đô thị điển hình như:
Hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về ANTT; đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ; tạm trú, tạm vắng… Để chủ động thực hiện có hiệu quả bảo đảm ANTT đô thị, mọi hành vi của tổ chức, cá nhân có liên quan đến ANTT đô thị đều phải được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước mà trực tiếp là cơ quan QLNN về ANTT đô thị.
Do hành vi có liên quan đến ANTT của tổ chức, cá nhân không phải là bất biến mà thay đổi thường xuyên theo thực tiễn của xã hội trong từng giai đoạn, nên yêu cầu QLNN về ANTT cũng phải thay đổi theo, điều quan trọng đặt ra ở đây là cơ quan QLNN về ANTT đô thị phải xác định được trong các hành vi của tổ chức, cá nhân thì những hành vi nào có liên quan đến việc đảm bảo ANTT và đặt nó dưới sự quản lý của cơ quan QLNN về ANTT đô thị. Xác định đúng đắn vấn đề này là đảm bảo tính chủ động và triệt để trong hoạt động quản lý, tránh được việc bỏ lọt những hành vi có thể phương hại cho ANTT đô thị hoặc can thiệp quá sâu, không cần thiết vào hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức. Đô thị là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao, gồm nhiều thành phần sống đan xen có lối sống khác nhau, tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội đa dạng nên việc quản lý dân cư đô thị có nhiều phức tạp hơn so với nông thôn.
Đô thị hóa cũng tạo ra sự khác biệt về lối sống giữa các nhóm cư dân đô thị, đặc biệt giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, nhóm dân cư đô thị cũ với nhóm dân cư đô thị mới, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội, tội phạm và các hiện tượng làm mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo nên sự phức tạp trong mạng lưới các quan hệ xã hội ở đô thị. Đô thị thường là nơi có nhiều trụ sở cơ quan hành chính, nơi diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như đại hội Đảng, bầu cử quốc hội, hội nghị cấp cao các nước ASEAN… Tại đây, thường tập trung đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Đảng, Nhà nước; tập trung các tổ chức quốc tế… Các thế lực thù 44 địch đã coi các đô thị là địa bàn trọng điểm để tiến hành mọi hoạt động chống phá Nhà nước ta về nhiều mặt, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” tăng cường thâm nhập vào nội bộ nhằm phá ta từ bên trong, tiến tới bạo loạn lật đổ chế độ ta.
An ninh trật tự xã hội đô thị vận dụng linh hoạt nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Ngành ở đây được hiểu là hệ thống các đơn vị cơ sở cùng chung mục đích và có quan hệ gắn bó với nhau. Nếu xét về chức năng QLNN về ANTT mà lực lượng Công an là chủ thể tiến hành thì ngành được hiểu là tất cả các đơn vị của lực lượng CAND trong cả nước thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT.
Còn lãnh thổ được hiểu là nơi hoạt động của lực lượng CAND được đặt trong tổng thể các mặt hoạt động khác. Hiện nay, trong quá trình đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước, các Bộ thực hiện nhiệm vụ cơ bản mang tính chiến lược ở tầm vĩ mô nhằm đảm bảo hoạt động QLNN được tiến hành một cách tập trung, thống nhất trong cả nước đối với ngành theo sự phân công hợp lý để thực hiện nhiệm vụ chung là quản lý nhà nước.
Là cơ quan QLNN trực thuộc Chính phủ, Bộ Công an có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện QLNN về ANTT. Do vị trí, tính chất đặc biệt của nhiệm vụ bảo vệ ANTT nên ngoài những vấn đề chung của QLNN trên lĩnh vực này, hoạt động QLNN do Bộ Công an thực hiện còn có những đặc điểm và phương pháp mang tính đặc thù. Ở địa bàn cấp tỉnh, Công an tỉnh, thành phố không chỉ làm nhiệm vụ QLNN về ANTT như các sở, ngành khác mà còn tổ chức lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ ANTT ở địa phương.
Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để đất nước ổn định và phát triển. Điều này đã được xác định trong Nghi ̣quyết Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ đất nước; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” Xây dựng đầy đủ các luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ANTT ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích cơ bản của tổ chức, cá nhân theo quy định của Hiến pháp, năm 2024; kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và biện pháp thi hành các bộ luật, luật, pháp lệnh liên quan đến ANTT khi các bộ luật, luật, pháp lệnh này có hiệu lực thi hành; hoàn thiện pháp luật quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền đô thị, của CAND; cải tiến lề lối, phương pháp làm việc của bộ máy và cán bộ, công chức để phục vụ tốt các yêu cầu chính trị, đối ngoại, nghiệp vụ trong bối cảnh hội nhập quốc tế ...
Bên viết trên của tuyendung3s.com, hi vọng qua bài viết này, sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc về khái niệm An ninh trật tự là gì? Từ đó sẽ tích lũy nhiều hơn những kiến thức cho mình. Chúc các bạn đọc bài vui vẻ!
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :