Những câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ bạn đừng nên bỏ qua

Theo dõi tuyendung3s tại

Hải Minh  

Ngày đăng: 14/05/2024

Rất nhiều bạn trẻ ra trường có nhu cầu và mong muốn được làm ở một vị trí kế toán nội bộ trong doanh nghiệp, tuy nhiên apply thành công là một việc không hề dễ dàng. Dưới đây là bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ kinh điển mà bạn không nên bỏ qua, hãy đọc và tham khảo để có những câu trả lời thật chuyên nghiệp “đốn tim” nhà tuyển dụng nhé!

1. Tầm quan trọng của việc biết câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ

Kế toán nói chung và kế toán nội bộ nói riêng là một nhóm ngành khá hot với cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, đây cũng là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, chính vì thế, tình trạng dư cung nhưng thiếu cầu là rất cao.

Để apply thành công vào một vị trí kế toán nội bộ đòi hỏi bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Chuyên nghiệp từ CV cho đến vòng phỏng vấn, sẽ giúp bạn ghi điểm rất cao trong mắt nhà tuyển dụng.

Tầm quan trọng của việc biết câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ
Tầm quan trọng của việc biết câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ

Và để ghi điểm thật tốt trong vòng phỏng vấn, không gì khác ngoài trả lời một cách thật thông minh và chuyên nghiệp. Muốn làm được điều đấy thì việc tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ là một việc vô cùng cần thiết. Hãy cùng Tuyendung3s.com tham khảo các câu hỏi phỏng vấn dưới đây để có bước chuẩn bị thật tốt, cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên sáng giá nhất phù hợp với vị trí kế toán nội của công ty nhé!

2. Những câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ
2.1. "Giới thiệu về bản thân bạn"

Đây là câu hỏi không thể thiếu trong bất cứ một buổi phỏng vấn nào. Mục đích của nhà tuyển dụng là muốn xác nhận một lần nữa những điều bạn viết trong CV. Hoặc cũng có thể người nhận CV của bạn ở phòng nhân sự, nhưng người phỏng vấn lại là người có chuyên môn hơn bạn và ở vị trí cao hơn.

Giới thiệu về bản thân bạn
Giới thiệu về bản thân bạn

Lúc này, phần giới thiệu bản thân khá quan trọng, giúp người phỏng vấn có thể nắm sơ lược thông tin về bạn và phần nào thấy được bạn có phù hợp với vị trí kế toán nội bộ hay không. Hãy trả lời một cách chính xác, rõ ràng, tập trung nêu những kinh nghiệm, kỹ năng và điểm mạnh của bản thân, tránh lan man quá nhiều sang sở thích hay những thứ thuộc về cá nhân.

2.2. “Bạn hãy cho biết kỹ năng cần thiết của một kế toán giỏi?”

Điều này là một câu hỏi về sự chuẩn bị của quý vị với các kỹ năng cho công việc sắp tới. Bạn không cần trả lời một cách quá rập khuôn, hãy khéo léo đưa những kỹ năng mà công ty bạn ứng tuyển ưu tiên trong công việc kế toán nội bộ.

Kỹ năng của một kế toán giỏi
Kỹ năng của một kế toán giỏi

Có thể đưa những kỹ năng chung mà một nhân viên kế toán cần có như: kỹ năng làm việc với những con số nhanh nhạy, chính xác, kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng viết báo cáo tài chính, khả năng sử dụng tin học văn phòng, kỹ năng thuyết trình, teamwork,…

2.3. “Bạn biết sử dụng những phần mềm tính toán nào?”

Phần mềm tính toán là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Điều này yêu cầu ứng viên phải có khả năng và kinh nghiệm trong việc sử dụng thành thạo các kỹ năng này.

Bạn biết sử dụng những phần mềm tính toán nào
Bạn biết sử dụng những phần mềm tính toán nào

Đây là lúc nhà tuyển dụng test kỹ năng thực hành và những kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn. Nếu đã có kinh nghiệm, hãy khéo léo so sánh ưu nhược điểm của những phần mềm bạn đã từng sử dụng, đánh giá mức độ hữu ích của chúng để cho người phỏng vấn thấy sự thành thạo của bạn. Còn nếu như bạn chưa có kinh nghiệm, hãy đưa ra những kỹ năng làm việc với Office như word hay excel để người phỏng vấn thấy bạn cũng có khả năng làm việc với vị trí kế toán, vì ở vị trí này excel cũng vô cùng quan trọng.

2.4. “Bạn đã từng làm những Báo cáo kế toán, Báo cáo tài chính nào?”

Đây là câu hỏi liên quan nhiều đến nghiệp vụ, chính vì vậy, hãy thật trung thực khi trả lời nhé. Nếu đã từng làm thì hãy ưu tiên đưa ra những báo cáo mà bạn rõ nhất để phòng khi nhà tuyển dụng hỏi sâu. Còn nếu chưa có kinh nghiệm thì cũng trung thực và đưa ra cam kết sẽ học hỏi và phát huy, để nhà tuyển dụng thấy được sự cầu tiến của bạn trong công việc. Tuyệt đối không được trả lời gian dối với loại câu hỏi này, vì nó sẽ phản tác dụng và khiến nhà tuyển dụng đánh giá sai năng lực bản thân bạn, giao cho bạn những công việc quá sức, khó đảm nhiệm.

2.5. “Theo bạn khó khăn của công việc kế toán nội bộ là gì và khắc phục chúng như thế nào?”

Mục đích của câu hỏi này là thăm dò xem bạn đang gặp khó khăn gì ở vị trí công ty đang tuyển dụng. Khó khăn ấy có ảnh hưởng nhiều đến vị trí công việc hay không

Hãy đưa 1-2 khó khăn mà bạn, đồng nghiệp hay số đông trong ngành gặp phải, tránh đưa hàng loạt những khó khăn vì chẳng ai lại muốn tuyển dụng một nhân viên suốt ngày gặp khó khăn cả.

Khó khăn của công việc kế toán nội bộ
Khó khăn của công việc kế toán nội bộ

Câu hỏi này mục đích chính nhà tuyển dụng muốn biết về cách bạn khắc phục khó khăn trong công việc, vì không có công việc nào là không có khó khăn cả. Về cách khắc phục, hãy dựa vào những kinh nghiệm của bản thân, đưa ra cách giải quyết thật hiểu quả. Tốt nhất bạn nên đưa chính những khó khăn mình gặp phải và cách bạn đã giải quyết chúng trong quá khứ, và đừng quên đưa kết quả công việc sau khi khắc phục. Cố gắng ghi điểm thật tốt với nhà tuyển dụng ở phần này nhé!

2.6. “Đưa ra lý do để chúng tôi chọn bạn vào vị trí kế toán nội bộ”

Đây là lúc tốt nhất để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng và cho họ thấy bạn thực sự phù hợp với vị trí mà công ty họ đang cần.

Hãy đưa ra những kỹ năng của bản thân phù hợp với yêu cầu mà công ty đăng tuyển, bên cạnh đó, lồng ghép những kinh nghiệm và thành tích của bản thân đã đạt được. Đừng quên đưa ra những lời cam kết dành cho công việc, cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có chí tiến thủ, sẵn sàng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình làm việc

2.7. “Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ”

Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn thăm dò xem điều gì khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ và điều đấy có nguy cơ lặp lại với công ty họ không.

Để trả lời câu hỏi này, tuyệt đối không đưa ra những lý do như công ty chèn ép, đồng nghiệp quá đáng, chế độ lương không phù hợp với năng lực bản thân,… Việc nói xấu công ty cũ là một điều tối kị, sẽ khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao bạn đâu.

Lý do nghỉ việc ở công ty cũ
Lý do nghỉ việc ở công ty cũ

Thay vào đấy, hãy nêu lên những lý do nghe cực hợp lý như: muốn làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp hơn, có cơ hội phát triển hơn,… Sự khen ngầm này sẽ khiến là tuyển dụng “mát lòng” và bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt hơn trong lòng họ đấy!

Trên đây là top câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ không thể thiếu mà bạn đừng nên bỏ qua. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ hỏi thêm những câu hỏi khác, hãy tiếp tục tham khảo để có một sự chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn sắp tới nhé!

3. Các câu hỏi phỏng vấn kế toán nội bộ khác

Câu 1: Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Câu 2: Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì? Bạn khắc phục điểm yếu như thế nào?

Câu 3: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Bạn có gắn bó lâu dài với công việc kế toán nội bộ không?

Câu 4: Những thành tích mà bạn đã đạt được trong thời gian đi làm?

Câu 5: Bạn quản lý cấp dưới như thế nào?

Câu 6: Nếu trúng tuyển vào vị trí kế toán nội bộ của công ty, bạn sẽ làm gì để hoàn thành thật tốt công việc?

Các câu hỏi khác mà Tuyendung3s.com đề cập trên đây đều liên quan đến những câu hỏi trước. Hãy vận dụng và trả lời sao cho thật thông minh và chuyên nghiệp, để nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự phù hợp với vị trí mà công ty họ đang đăng tuyển nhé!

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :