Ngày đăng: 28/03/2024
Trên thị trường việc làm ngày càng rộng mở, không chỉ đối với những người đi làm và có kinh nghiệm lâu năm mà còn là cơ hội cho những bạn sinh viên tiếp xúc với thực tế. Ngoài việc học những kiến thức trên trường thì những kiến thức ngoài xã hội cũng là một trong những công cụ quan trọng để cho các bạn bổ sung các kỹ năng cho bản thân. Ngoài ra, đó còn là cách cho bạn bổ sung nguồn thu nhập cho chính mình để đỡ đần bố mẹ. Nhưng đôi khi đứng trước những cơ hội bạn lại luôn băn khoăn rằng làm sao để thiết kế được một CV đơn giản dành cho sinh viên hay CV xin việc làm thêm cho sinh viên chưa có kinh nghiệm là như thế nào? Có cách nào để chọn được mẫu CV xin việc cho sinh viên phù hợp nhất? Bài toán khó nhằn này sẽ được Vieclam24h.net.vn giải quyết giúp bạn ngay bây giờ đây. Đừng rời khỏi màn hình và tìm hiểu cùng chúng tớ nhé.
CV viết tắt của Curriculum Vitae, lầ một bản sơ yếu lý lịch nêu lên những thông tin , kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân và những lý do bạn muốn có được vị trí mà bạn ứng tuyển,… ngắn gọn và súc tích.
Chỉ qua một bản CV mà nhà tuyển dụng cũng đã có cái nhìn sâu sắc cũng như khách quan để biết rằng ứng viên có phải một tiềm năng lớn và thực sự phù hợp với công việc hay không.
Chưa có bất kỳ một bài mẫu chuẩn hay những quy định nào cho cách viết CV. Ngoài lối viết truyền thống bằng cách tự viết tay ra thì hiện nay, mọi người luôn tìm tòi để tạo CV online free ấn tượng nhất gây sức hút mạnh mẽ cho nhà tuyển dụng ngay khi họ xem. Tuy nhiên để có được những sáng tạo thành công thì chúng ta cũng không thể viết một cách không có khoa học hay quá khoa trương. Vì vậy, để có một mẫu CV hoàn thiện bạn cũng cần có những bố cục rõ ràng. Về tổng quan chung, CV cho sinh viên bao gồm các phần dưới đây:
- Vị trí công việc bạn đang ứng tuyển
- Thông tin cá nhân
- Trình độ học vấn
- Kinh nghiệm làm việc
- Hoạt động ngoại khóa
- Kỹ năng làm việc
- Sở thích
- Thông tin tham khảo
Bây giờ, chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết mỗi mục nhé.
Bạn nên ghi rõ vị trí mà mình muốn ứng tuyển phía dưới họ tên của mình. Bởi vì, nếu tại một công ty họ đang cần nhiều nhân lực ở những vị trí khác nhau, nhưng trong khi bạn lại không biết vị trí mà mình ứng tuyển là gì. Không có nhà tuyển dụng nào có thể dành hết thời gian của mình lọc ra các kỹ năng của ứng viên để sắp xếp công việc cho bạn đâu. Vì vậy, hãy nhớ lưu ý và cân nhắc vị trí mình thực sự muốn theo đuổi rồi sau đó viết vào CV xin việc. Ví dụ bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nhân viên nhân sự thì hãy điên vào mẫu CV nhân sự của mình vị trí mà bạn mong muốn.
Ở phần này, hãy cung cấp họ tên, ngày tháng năm sinh của bạn, thông tin liên hệ (số điện thoại, email) để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng liên lạc lại với bạn khi bạn đã nằm trong vùng khoanh tròn tiềm năng của họ. Nhớ đừng để sai sót không bạn sẽ để lỡ cơ hội đấy. Hãy ghi số điện thoại mà bạn đang sử dụng nha. (Lưu ý: Nếu trong quá trình đợi kết quả sơ tuyển, bạn có vô tình bị mất số điện thoại hay có vấn đề gì đó thì trong mục số điện thoại bạn có thể ghi thêm thêm một số phụ nữa nhé).
Bạn chỉ cần nêu tên cơ sở mà bạn đang học, chuyên ngành học hoặc cũng có thể là mức điểm trung bình bạn đã đạt được đến thời điểm hiện tại. Đừng nên đưa cả quá trình học từ nhỏ đến lớn của mình vào trong CV xin việc làm cho sinh viên. Nhà tuyển dụng họ sẽ chẳng quan tâm đâu. Cái cốt yếu là họ muốn tìm thấy được khả năng làm việc cũng như những thích ứng của bạn với môi trường mới mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể nêu thêm những đề tài nghiên cứu, công trình khoa học hay những dự án mà bạn đã từng tham gia. Tuy nhiên, hãy lựa chọn thật khôn khéo những gì sát nhất với công việc bạn đang ứng tuyển.
- Đối với những bạn sinh viên năm nhất và chưa có kinh nghiệm: Nếu bạn mới chỉ bỡ ngỡ bước chân vào công việc lần đầu tiên thì cũng không phải là quá khó nhằn khi bạn muốn có được vị trí mong muốn. Trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm gì thì hãy nêu bật rõ những kỹ năng, hoạt động mà mình tham gia. Cho nhà tuyển dụng thấy được rằng dù bạn chưa đi làm, nhưng bạn vẫn có đủ những tố chất, sự nhiệt huyết của sức trẻ để cống hiến, giúp cho công ty phát triển. (Tham khảo ở mục 2.5 và 2.6 nhé).
- Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm nhiều công việc trước đó: Bạn nên liệt kê các công việc mà mình đã từng làm theo thời gian tuần tự. Từ lâu nhất đến gần nhất. Bạn cũng nên nêu rõ vị trí, trách nhiệm, những thành tích bạn đã đạt được khi bạn làm công việc đó.
Để theo một cách chuẩn xác nhất mà cũng không bị thừa thì bạn nên lựa chọn những công việc liên quan tới vị trí mà bạn đag ứng tuyển. Nó chính là sự kết nối lớn giúp cho nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của bạn.
Lưu ý là không nên liệt kê những công việc bạn đã làm nhưng có thời gian quá ngắn, như dưới 6 tháng. Ngoại trừ những khóa học kiến tập, thực tập…
Trong bản CV xin việc làm thêm cho sinh viên, bạn chỉ cần đưa ra những thông tin tình nguyện, hay các hoạt động mà bạn đã từng tham gia ở các câu lạc bộ trên trường hay bất kỳ tổ chức nào. Để tăng thêm tính xác thực cho những điều này, bạn có thể đính kèm những loại giấy tờ như giấy khen, bằng khen mà bạn đã nhận được khi đã tham gia các hoạt động này. Tuy nhiên, nếu sinh viên chưa tham gia các hoạt động này thì bạn có thể bỏ qua không đề cập đến.
“HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
- Từng làm trưởng nhóm trong các bài tập lớn trên lớp
- Tham gia tổ chức ABC trong ban hậu cần
+ Phụ trách việc đi xem xét địa điểm tổ chức hoạt động của ABC
+ Giúp đỡ các trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa
- Tham gia dự án chạy bộ để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường với vai trò là thành viên tham gia trực tiếp.
Những hoạt động tình nguyện không chỉ giúp bạn có thêm được những kỹ năng cũng như những trải nghiệm mới mẻ mà cũng là một cách ghi điểm để cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất tích cực trong các phong trào cũng như tính cách của bạn. Không cần liệt kê tất cả mọi hoạt động bạn tham gia vì nó cũng chỉ là một yếu tố nhỏ để nhà tuyển dụng có cái nhìn thiện cảm hơn với bạn. Đồng thời, bạn cũng nên giới hạn những ý kiến phù hợp với mục tiêu học tập của bạn.
Hầu hết sinh viên đều chưa thực sự biết thể hiện như thế nào là đúng các kỹ năng trong CV để ghi điểm. Cho nên đôi khi, bạn lại nói sai sự thật những kỹ năng mà bạn có. Hãy lưu ý, tính trung thực cũng là một điểm cộng “ngầm” dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng đấy. Chỉ lấy những kỹ năng mà thực sự liên quan tới công việc mà bạn ứng tuyển. Chẳng hạn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng,...
Thông qua mục này, nhà tuyển dụng cũng có cơ hội nhìn nhận rõ ràng hơn về cá tính, phẩm chất của bản thân bạn có phù hợp với môi trường làm việc của họ hay là không. Ví dụ, nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí content, hãy nêu những sở thích của mình là thích viết lách, đọc sách,... Chắc chắn bạn sẽ có lợi thế hơn so với các ứng viên còn lại.
Với những bạn sinh viên đã có kinh nghiệm, một cách để gây dựng sự tin tưởng với nhà tuyển dụng là cung cấp thêm thông tin liên lạc cũng như người hướng dẫn của bạn ở các công việc trước đây. Đây là một cách để các doanh nghiệp tuyển dụng có thể lấy làm căn cứ cũng như có thể đối chiếu, kiểm tra mức độ tin cậy và chính xác trong các mục mà bạn đã nêu. Còn với những bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm thì bạn có thể bỏ qua mục này trong CV xin việc làm của mình. Anh/chị có thể xem cách viết người tham chiếu để biết cần ghi những thông tin gì.
Ngoài ra, bạn có thể tìm được những mẫu CV cho sinh viên chưa có kinh nghiệm tại Vieclam24h.net.vn với rất nhiều thiết kế đẹp, chuyên nghiệp và hot nhất hiện nay cho tất cả mọi người.
Trong quá trình viết CV không phải lúc nào cũng có thể suôn sẻ mà vẫn gặp một số sai sót. Vì vậy, hãy lưu ý những điều dưới đây để có bản CV hoàn chỉnh nhất.
- Về cơ bản CV tiếng Việt hay mẫu CV tiếng Trung cần tuân thủ những nguyên tắc của một bản CV chuẩn như: độ dài thường từ 1 đến 2 trang giấy A4, cỡ chữ và phông chữ phải đồng nhất với nhau. Phần danh mục tiêu đề bao giờ cũng nên có kích cỡ lớn hơn phần nội dung (hoặc in đậm)
- Không mắc lỗi chính tả. Và xem xét thật kỹ phần thông tin cá nhân và liên hệ
- Không nên thiết kế màu mè, đơn giản nhưng dễ nhìn
- Bố cục trình bày khoa học, câu cú có sự liên kết với nhau
- Cần trung thực và có sự đầu tư nghiêm túc trong CV xin việc làm cho sinh viên
- Nội dung không dài dòng, lan man, không đúng với trọng tâm mà nhà tuyển dụng muốn hướng tới.
- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, trang nhã, không phù hợp với, chú ý không viết tắt
- Nói ngắn gọn dêc hiểu để cho nhà tuyển dụng dễ tiếp nhận thông tin.
Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã nắm rõ những kiến thức để có được một CV xin việc cho sinh viên ấn tượng gây thiện cảm với nhà tuyển dụng. Chúc các bạn thành công và có được một việc làm thêm phù hợp với bản thân.
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ :