Hướng dẫn chi tiết viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

Theo dõi tuyendung3s tại

Nguyễn Thủy  

Ngày đăng: 31/05/2024

Một CV hoàn chỉnh tất nhiên không thể thiếu mục tiêu nghề nghiệp. Mỗi vị trí công việc sẽ ứng với những yêu cầu đòi hỏi bạn phải xây dựng được mục tiêu phù hợp. Đến với bài viết của tuyendung3s.com để tạo cho mình mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng nếu bạn đang tạo một CV cho công việc kỹ sư xây dựng nhé!

1. Tìm hiểu về Kỹ sư xây dựng

1.1. Kỹ sư xây dựng là gì?

Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là gì?

Xây dựng là một trong những ngành cơ bản và quan trọng trong xã hội hiện nay. Hiếm có một quốc gia nào phát triển mà không có sự phát triển của cơ sở hạ tầng đi kèm. Chính nhân lực làm trong ngành xây dựng là những người tạo ra nền móng và cơ sở vật chất để phát triển xã hội.

Kỹ sư xây dựng là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo dựng một công trình kiến trúc nào đó. Họ đảm nhận những công việc thiết kế, quản lý, giám sát nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng của công trình. Đa số, những kỹ sư xây dựng đều được đào tạo và tốt nghiệp từ các chuyên ngành thuộc lĩnh vực xây dựng.

1.2. Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng

Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng
Mô tả công việc của kỹ sư xây dựng

Công việc của một người kỹ sư xây dựng bao gồm: 

- Kết hợp với bên thiết kế để điều chỉnh các thông số cho công trình

- Phân tích các bản báo cáo điều tra, các vấn đề liên quan đến khu vực thi công để lên kế hoạch cho dự án xây dựng.

- Đánh giá giá trị xây dựng, dự đoán và xác lập và mức độ rủi ro của công trình

- Tiến hành theo dõi và giám sát quy trình xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng

- Kiểm tra chất lượng của vật liệu xây dựng được sử dụng khi thi công công trình

-  Quản lý, điều hành trực tiếp những công việc tại công trường như: đo đạc, sửa chữa. bảo trì, thay thế…

1.3. Cơ hội việc làm của kỹ sư xây dựng

Đất nước càng phát triển, cơ sở hạ tầng càng phải đi lên. Do đó càng cần nhiều hơn những kỹ sư xây dựng có trình độ chuyên môn. Tuy nhiên, hiện nay nhân lực trong ngành xây dựng vẫn còn một phần lớn là những người chưa qua đào tạo nên cơ hội việc làm đối với các kỹ sư có chuyên môn về xây dựng còn rất nhiều. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu được xã hội hiện đại đồng nghĩa với việc cơ sở hạ tầng cũng phải đi lên. Điều này đặt ra yêu cầu cho một kỹ sư xây dựng phải luôn nâng cao trình độ của mình, cập nhật những kiến thức mới về xây dựng và học hỏi thêm kiến thức thực tế và kiến thức từ những nước phát triển đặc biệt về cơ sở hạ tầng.

Cơ hội việc làm của kỹ sư xây dựng
Cơ hội việc làm của kỹ sư xây dựng

2. Bí kíp viết mục tiêu nghề nghiệp của Kỹ sư xây dựng

2.1. Tại sao kỹ sư xây dựng cần có mục tiêu nghề nghiệp?

Tại sao kỹ sư xây dựng cần có mục tiêu nghề nghiệp
Tại sao kỹ sư xây dựng cần có mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng là mục tiêu về sự phát triển, thăng tiến và thành công trong sự nghiệp xây dựng. Mục tiêu này sẽ trả lời cho câu hỏi bạn muốn là ai, bạn muốn làm được những gì. Tuy nhiên giống như bao công việc khác thì mục tiêu của kỹ sư xây dựng cũng cần phải được xây dựng trên sự trung thực và thiện chí. 

2.2. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư xây dựng

Mỗi người có một cách xác định mục tiêu nghề nghiệp riêng của mình. Nhưng sự thực là vẫn có những người ngoài kia đang mông lung, chưa thể xác định được mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân mình. Nếu bạn là một kỹ sư xây dựng và đang chuẩn bị cho mình một CV để ứng tuyển vị trí kỹ sư xây dựng thì hãy tham khảo những điều dưới đây để xác định mục tiêu cho mình.

- Xác định nguyên nhân cá nhân: Tại sao anh/chị đã quyết định theo học ngành xây dựng?

- Liệt kê những điều bạn muốn đạt được trong ngành xây dựng này: cơ hội nghề nghiệp, mức lương, cơ hội phát triển, sự thăng tiến…

- Những gì bạn tự tin sẽ làm được trong tương lai gần, tương lai xa

- Bạn đã có sẵn những yếu tố nào để có thể phát triển xa hơn trong ngành: bằng cấp, giấy phép hành nghề, khả năng thiết kế xây dựng…

- Những kiến thức và kỹ năng mà bạn còn thiếu, giúp bạn xác định rõ mình phải cố gắng từ đâu.

Nếu chuẩn bị được câu trả lời cho những câu trên, chắc chắn bạn đã có cái nhìn rõ ràng về công việc của kỹ sư xây dựng và yêu cầu đặt ra cho bản thân mình. Điều này cũng sẽ giúp bạn nhất quán trong xây dựng mục tiêu và trả lời câu hỏi của người phỏng vấn.

Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng
Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

Trong một bản CV hoàn chỉnh không thể thiếu đi mục tiêu nghề nghiệp. Tuy nhiên để xây dựng cho mình mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu thì không phải ai cũng làm được. Cùng tuyendung3s.com tìm hiểu về những lưu ý cần thiết khi xây dựng mục tiêu nghề nghiệp trong CV của kỹ sư xây dựng.

2.3. Những điều cần chú ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

2.3.1. Hướng đến bản mô tả và yêu cầu của công việc

Khi chưa được hợp tác với nhau thì chắc chắn nhà tuyển dụng chưa có những đánh giá về khả năng của bạn. Do đó dù bạn có viết hay đến đâu nhưng lại không phù hợp với yêu cầu đặt ra trong vị trí đó thì nhà tuyển dụng cũng khó lòng đánh giá cao tiềm năng CV của bạn. Mục tiêu bạn khi được viết ra cũng nên đi theo hướng mà công việc yêu cầu. Mỗi một yêu cầu được đặt ra, bạn hãy đưa ra những gì mình đã có để có thể đáp ứng được yêu cầu này. Mục tiêu của bạn nên trở thành mục tiêu song hành cùng sự phát triển của công ty.

Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng
Lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng

2.3.2. Giá trị bạn có thể mang lại cho công ty

Sẽ không có một công ty nào bỏ tiền, công sức và thời gian ra để đào tạo một nhân lực theo kiểu cho không và miễn phí. Mỗi công ty khi tuyển một vị trí nào đó cũng sẽ cân nhắc liệu giá trị họ mang lại cho công ty có nhiều hay không? Bạn nên cân nhắc điều chỉnh mục tiêu của mình sao cho phù hợp định hướng của công ty và cho họ thấy bạn có thể làm được gì hay mang lại những gì cho công ty ngoài việc hứa suông “tôi sẽ cố gắng…”

2.3.3. Thể hiện tính cách bản thân

Tuy CV về mặt hình thức chỉ là văn bản nhưng văn phong sẽ được sử dụng trong CV, đặc biệt là phần mục tiêu nghề nghiệp sẽ là nơi bạn có thể thể hiện cá tính. Tất nhiên ở đây bạn không thể nào có thể viết một đoạn văn bản thật là dài và nói cho họ nghe về phong cách và quan điểm nghề nghiệp của bạn. Nếu là một kỹ sư xây dựng, bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp thật rõ ràng, mạch lạc và ngắn gọn như thể hiện sự rắn rỏi của một kỹ sư.

2.3.4. Linh động cho từng vị trí

Tùy vào nhu cầu và sự tổ chức của mỗi công ty, kỹ sư xây dựng có thể chia thành những nhóm công việc nhỏ. Thêm vào đó, khi chuẩn bị CV bạn nên thay đổi một chút, biến đổi linh hoạt về từ ngữ để phù hợp với từng vị trí ở từng công ty, tránh trường hợp mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu của công ty này nhưng lại không phù hợp với công ty kia.

Hy vọng bài chia sẻ trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng hoàn chỉnh mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư xây dựng. Tuyendung3s.com chúc bạn sẽ tìm được vị trí phù hợp với mình. Nếu muốn tìm thêm những công việc liên quan đến kỹ sư xây dựng, bạn có thể tham khảo ngay trên trang web của chúng tôi.

Bài Viết Liên Quan

BÌNH LUẬN

TRẢ LỜI BÌNH LUẬN
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Thông Báo

Thoát

Bạn có tin nhắn mới từ :